Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra giữa học kì I - Đề số 1 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Chiều thu quê hương
Chiều thu trong, lá trúc vờn đẹp quá.
Lá mía xanh nhung quạt vào mái rạ
Tiếng lao xao như ai ngả nón chào.
Hoa mướp cuối mùa vàng rực như sao,
Giếng trong lẻo, trời xanh in thăm thẳm.
Chiều thu quê hương sao mà đằm thắm!
Tôi bước giữa vườn, bạn với hàng cau
Hút nắng tơ vàng như những đài cao
Đứng lồng lộng, thu tiếng chiều vàng rợi.
Vồng khoai lang xoè lá ra nằm sưởi
Cùng với gà mẹ xoè cánh ấp con.
Ở trước sân hà mấy đống gạch son,
Hố vôi trắng nằm đợi ngày xây dựng.
Trời thu trong em bé cười má ửng;
Như cây sai mẹ đứng giữa chùm con.
Chiều thu vàng vàng rực cả tâm hồn
Của đất nước đang bồi da thắm thịt.
Gió biển mặn thổi về đây tha thiết;
Những con chim phơi phới cánh, chiều thu
Náo nức như triều, êm ả như ru...
(Huy Cận)
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
Hai dòng thơ sau được gieo vần gì?
Đứng lồng lộng, thu tiếng chiều vàng rợi
Vồng khoai lang xoè lá ra nằm sưởi
Chiều thu hiện lên với những hình ảnh nào?
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau?
Đứng lồng lộng, thu tiếng chiều vàng rợi
Vồng khoai lang xoè lá ra nằm sưởi
Hình ảnh quê hương, đất nước hiện lên trong đoạn thơ sau như thế nào?
Chiều thu vàng vàng rực cả tâm hồn
Của đất nước đang bồi da thắm thịt.
Gió biển mặn thổi về đây tha thiết;
Những con chim phơi phới cánh, chiều thu
Náo nức như triều, êm ả như ru...
Đề tài của bài thơ là gì?
Nội dung chính của bài thơ là gì?
Hai dòng thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa.
(Tố Hữu)
Biện pháp điệp vần trong hai dòng thơ sau có tác dụng gì?
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa.
(Tố Hữu)
Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi:
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh - một người con xa quê đã lâu lựa chọn đề tài trên để viết ra những tâm tình của mình. Bài thơ “Quê hương” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp của ông, qua đó ta thấy được phong cách giản dị, thấm đượm tình cảm thiết tha. Cả bài thơ là bức tranh làng quê miền biển và khung cảnh lao động của người dân chài. Qua đó, nỗi nhớ da diết, tình cảm thắm thiết của tác giả đối với quê hương được thể hiện sâu sắc. Với thể thơ tám chữ hiện đại, đong đầy cảm xúc kết hợp với hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa vô cùng độc đáo tạo nên bài thơ giản dị, gần gũi. Tế Hanh đã sử dụng một số hình ảnh đặc trưng của miền biển “dân trai tráng”, “chiếc thuyền”, “mảnh thuyền”, “màu nước xanh”, “cá bạc”,... để gợi lên khung cảnh làng quê mộc mạc, chân thật. Nhà thơ chú trọng đến các hình ảnh so sánh, chẳng hạn: “Cánh thuyền to như mảnh hồn làng/ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. “Cánh buồm” – cái cụ thể hữu hình được so sánh với “hồn làng” – cái trừu tượng vô hình. Hồn làng tức linh hồn, là nét riêng sâu thẳm, linh thiêng của quê hương, của làng chài mà nhà thơ cảm nhận qua một cánh buồm giương. Hình ảnh thơ khoáng đạt, kỳ vĩ, mang sức vóc tung tỏa của nó. Đây cũng là sự phát hiện tinh tế, chính xác của nhà thơ: cánh buồm thân thuộc, gắn bó, không thể thiếu trong đời sống mưu sinh, biểu tượng của một làng chài. Vẫn con thuyền ra khơi, giờ đây trở về sau một ngày chạy đua cùng sóng gió được Tế Hanh nhân hóa như một con người, một nhà hiền triết với dáng nằm thư giãn, lặng lẽ, suy tư: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm / Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”. Câu thơ mang lại sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Không chỉ con người mà ngay đến cả con thuyền cũng thấm đẫm hương vị biển, thấy vị mặn mòi của muối biển đang râm ran trong cơ thể mình hay đó chính là cái dư vị dịu êm mà giản dị của nhịp đời miền quê biển. Nếu không gắn bó, yêu thương quê hương mình bằng tình cảm trong sáng, chân thành thì Tế Hanh không thể cảm nhận và thể hiện được một cách tài hoa, sinh động những vẻ đẹp của người quê, cảnh quê. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.
Đối tượng mà tác giả bày tỏ cảm xúc trong đoạn văn là gì?
Tác giả đã chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật nào của bài thơ Quê hương?
Người viết nói về nội dung của bài thơ Quê hương ở câu văn nào?
Người viết đã thể hiện cảm xúc gì trong đoạn văn?
Ngữ liệu thuộc kiểu đoạn văn