Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 1 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Càng khuya, trời càng lạnh. Sương rơi lộp độp trên mái nhà. Gió từ ngoài rừng thổi về, lùa qua vách phên, lùa vu vu cả dưới các kẽ sàn.
Khi cả nhà đi ngủ, ông vẫn ngồi không nhúc nhích bên bếp. Hai bàn tay gầy và nổi đầy gân của ông cứ lật đi lật lại trên ngọn lửa. Lạnh quá đến nỗi Sơn đang tuổi ăn tuổi ngủ mà cũng trằn trọc. Lúc tỉnh dậy, cậu bé vẫn thấy cái bóng im lìm của ông bên cạnh cây gỗ đang cháy, ông xuýt xoa khe khẽ.
Cả nhà ai cũng thương ông. Mỗi năm, ông mỗi già yếu. Năm qua giữa mùa đông mà ông còn đi chân đất lên nương nhưng năm nay ông đã bắt đầu không chịu được cái rét tê tái trên rừng.
Mẹ bảo: ông chẳng ngủ được vì gió lùa dưới sàn làm ông lạnh lưng. Bố đã ken lại sàn, che kín chỗ ông nằm. Mẹ nhường thêm cho ông một chiếc chiếu.
Còn Sơn, cậu bé đã làm gì cho ông?
Sơn đem hoa lau về. Mẹ đã sửa soạn một tấm vải và một tấm thổ cẩm. Mẹ lấy vải may và Sơn nhồi hoa lau làm thành một tấm đệm dày. Hai mẹ con khiêng đệm đặt vào chỗ ông nằm, bên trên trải tấm thổ cẩm thêu đầy hoa lá.
Có đệm hoa lau, mùa đông không còn đáng sợ. Bếp chẳng cần đỏ lửa thâu đêm. Bữa nào ông cũng đi ngủ sớm. Những lúc Sơn tỉnh dậy, cậu không còn thấy tiếng ông rên. Không thấy ông ngồi bếp, cũng không thấy ông thao thức trở mình.
(Theo Vũ Hùng, Hoa lau)
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi.
Vì sao người ông lại "xuýt xoa khe khẽ"?
Nội dung chính của bài đọc là gì?
Mùa đông được miêu tả như thế nào? (Chọn 2 đáp án)
Chi tiết nào cho thấy ông đã già yếu?
Sơn đã làm gì khi thấy ông không ngủ được vì lạnh?
Chi tiết nào miêu tả ngoại hình của người ông?
Từ nào có nghĩa giống với từ “thao thức” trong câu sau?
Không thấy ông ngồi bếp, cũng không thấy ông thao thức trở mình.
Bài đọc trên muốn gửi gắm đến bạn đọc thông điệp gì?
Tuấn chăm chú ngắm nghía từng động tác của bố. Cái bào của bố lướt trên mặt tấm ván cứ y như tàu lướt trên mặt biển, mà đám vỏ bào đùn lên y như sóng biển cuộn trào. Tuấn rất yêu cái mùi hương gỗ. Tối, Tuấn đi ngủ, hương gỗ như còn theo Tuấn vào trong cả giấc ngủ.
(Theo Ngô Quân Miện)
Xếp các danh từ vào các nhóm sau.
- tối
- tàu
- sóng biển
- bố
Danh từ chỉ người
Danh từ chỉ thời gian
Danh từ chỉ vật
Chọn tên cơ quan, tổ chức viết sai.
Bấm chọn 4 động từ trong đoạn sau.
Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ. Tay mẹ không trắng đâu. Tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương. Bình rất thích áp hai bàn tay của mẹ vào má.
(Theo Nguyễn Thị Xuyến)
Nối thành ngữ với nghĩa tương ứng.
Bấm chọn câu chủ đề trong đoạn văn sau.
Ngoài đồng, những đám kê mới gieo đã lên xanh mướt. Trên bờ suối, nấm mọc chi chít. Trên những thân gỗ mục, mộc nhĩ xòe ra như những vành tai đang lắng nghe. Dây gấc leo khắp nơi, quả chín đỏ rực. Những giàn lạc tiên giăng giăng trên các bụi rậm, từ những chùm hoa và quả bay lên một mùi thơm ngọt ngào. Đâu đâu cũng thấy dấu hiệu của sự sung túc.
(Theo Vũ Hùng)
Bấm chọn 3 danh từ riêng.
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
(Ca dao)
Chọn động từ thích hợp điền vào các chỗ trống sau.
Những ngày hai anh em Thành về quê, bố mẹ rất
- sợ
- nhớ
- chờ
- lo
- ước
- nghĩ
- nhớ
- mong
- nghĩ
Cả hai anh em đều cảm thấy
- vui
- nhớ
- tiếc
(Theo Minh Khuê)