Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra cuối kì II - số 2 (Lịch sử 11 Cánh diều - KT) SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
Đội ngũ quan lại đông đảo, tài đức thời Vua Lê Thánh Tông là sản phẩm của chính sách tuyển chọn quan lại tiến bộ, hợp lý. Nhà nước sử dụng nhiều phương thức tuyển chọn khác nhau bao gồm: tập ấm (thông qua địa vị quan chức của cha ông mà công khai sử dụng con cháu vào quan trường, đặc biệt là con trai trưởng và cháu đích tôn của quan lại); tiến cử (cho phép một vị quan được đề nghị đưa một người có tài (chưa thi hoặc thi chưa đỗ) được giữ chức quan nào đó); bảo cử (cho phép một vị quan được đề nghị đưa một người có tài năng và kinh nghiệm thực tiễn quan trường và một chức vụ nào đó đang bị khuyết người); thi cử và bầu cử.
Nếu tập ấm là hình thức tuyển chọn quan lại thông qua việc ghi nhận công trạng của các quan thần mang nặng dấu ấn của Nhà nước phong kiến thì tiến cử và bảo cử lại tương tự như bổ nhiệm cán bộ hiện nay. Điều đáng ca ngợi là nhà vua quy định quan chức nào thực hiện tiến cử và bảo cử thì phải lấy tước vị, phẩm hàm của mình để đảm bảo người tiến cử, bảo cử có tài, xứng đáng không phải vì thân quen hay tư lợi.
(Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương, 2005. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức. Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội).
Dưới triều vua Lê Thánh Tông có nhiều phương thức tuyển chọn quan lại trong đó có 5 cách chính. |
|
Điểm tiến bộ trong tuyển chọn quan lại là phải lấy danh dự và phẩm hạnh của mình ra để đảm bảo cho vị trí được chọn, điều này đã tránh được hiện tượng “ngồi nhầm chỗ” hiện nay trong bộ máy nhà nước. |
|
Hình thức tiến cử và bảo cử là phương thức tuyển chọn quan lại giống với bổ nhiệm cán bộ ngày nay trong xây dựng đội ngũ cán bộ công chức. |
|
Đoạn tư liệu phản ánh cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông thế kỉ XV về tài chính - xã hội. |
|
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
Hàn Lâm Viện là cơ quan phụ trách việc Từ Hàn của triều đình, có trách nhiệm soạn thảo các chiếu, sách, chế, cáo của nhà vua cũng như soạn thảo các “biểu” của trăm quan dâng lên vua, các thư từ ngoại giao, sắc phong, văn bia,…
(Văn Tạo, 2006. Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, tr 236).
a) Hàn Lâm Viện có nhiệm vụ soạn thảo các chiếu, sách, chế, cáo của nhà vua, bên dưới có nhiều vị trí chuyên biệt chuyên lo việc soạn thảo, biên tập văn bài và giảng dạy. |
|
b) Hàn Lâm Viện được thành lập vào thế kỉ XVIII dưới triều vua Minh Mệnh. |
|
c) Những cá nhân đã từng tham gia và làm việc tại Hàn lâm viện đã đóng góp to lớn trong nội trị và ngoại giao. Họ là những bậc đại khoa và có tri thức uyên thâm về văn học, lịch sử và bang giao. |
|
d) Những người giữ chức trong Hàn Lâm Viện đều phải thông qua khoa cử và đỗ từ kì thi Hương giỏi về văn học đổ lên mới được làm việc. |
|
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
“Biển Đông là nơi cư trú của 12 nghìn loài sinh vật, trong đó có khoảng 2040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú… Trong khu vực này, tập trung 221 loài cây nước mặn tạo nên diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn.
Khu vực thềm lục địa của biển Đông có tiềm năng dầu khí cao như bồn trũng Bru – nây, Nam Côn sơn, Hoàng Sa,…”.
(Nguyễn Văn Âu. Địa lí tự nhiên Biển Đông. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.33, 71 – 72)
Dầu khí là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản đặc biệt quan trọng ở Biển Đông. |
|
Nguồn dầu khí ở Biển Đông chỉ có thể được khai thác ở 3 địa điểm: bồn trũng Bru – nây, Nam Côn sơn, Hoàng Sa. |
|
Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông rất phong phú đa dạng, nhưng chỉ có động vật mà không có thực vật. |
|
Đoạn trích cung cấp thông tin về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở Biển Đông. |
|
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hoà bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế…
Đồng thời, để tăng cường tiềm lực quốc gia phục vụ hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam thực hiện phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh trên biển và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển.
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Kết nối tri thức, tr 88 – 89)
Bảo vệ chủ quyền trên biển là trách nhiệm của hải quân và ngư dân bám biển. |
|
Để bảo vệ chủ quyền, Việt Nam chủ trương gắn quốc phòng với kinh tế biển. |
|
Với tranh chấp chủ quyền, cần nhân nhượng có nguyên tắc theo luật pháp quốc tế. |
|
Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp biển đảo bằng biện pháp hoà bình. |
|