Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề tham khảo số 1 (Trắc nghiệm) SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Lâu rồi tôi có đọc được bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ty Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales?” Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing cũng sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi.”.
Chi tiết này khiến tôi nhớ một câu chuyện khác về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu: “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng một vai khác”. Đâu là điểm giống nhau giữa họ? Đó chính là sự TỰ TIN. Và tôi cho rằng họ thành công là bởi vì họ tự tin.
Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp, học giỏi...còn tôi, tôi đâu có gì để tự tin?”.
Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra, như gia thế, tài năng, dung mạo, bằng cấp, tiền bạc, quần áo,... mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự BIẾT MÌNH. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định.
Gốc rễ vấn đề là ở chỗ đó, bản thân bạn không đủ để bạn tự tin sao? [...]
Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật thì bạn cũng có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện.
Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị sẵn có. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó [...].
Bản thân mỗi chúng ta là giá trị sẵn có. Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó. TỪ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH.
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, năm 2013, trang 49-51)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Vấn đề chính của văn bản là gì?
Theo tác giả, điều cốt lõi mà mọi người phải hiểu khi nói về sự tự tin là gì?
Nội dung sau là phần nào trong văn bản nghị luận?
Lâu rồi tôi có đọc được bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ty Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales?” Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing cũng sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi.”.
Trong đoạn văn sau, theo tác giả, để có được sự tự tin, mỗi người cần phải làm gì?
Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị sẵn có. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó [...].
Việc mở đầu bài nghị luận bằng câu chuyện của Ngô Thị Giáng Uyên và Trần Hiểu Húc có tác dụng gì?
Phép liên kết trong đoạn sau là gì?
Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình.
Mục đích của đoạn văn sau là gì?
Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra, như gia thế, tài năng, dung mạo, bằng cấp, tiền bạc, quần áo,... mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự BIẾT MÌNH. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định.
Gốc rễ vấn đề là ở chỗ đó, bản thân bạn không đủ để bạn tự tin sao? [...]
Nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài vừa mang đặc điểm của loài dế vừa có tính cách của con người. Tác giả đã khéo léo khắc họa ngoại hình của Dế Mèn bằng những chi tiết đặc trưng của loài dế: một thân hình khỏe mạnh, cường tráng với đôi càng "mẫm bóng" và móng vuốt nhọn hoắt. Ngoài ra, nhà văn cũng mô tả chi tiết về chiếc đầu "to ra và nổi từng tảng" cùng hai cái răng đen nhánh luôn nhai ngoàm ngoạp, sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Không chỉ miêu tả ngoại hình, những hành động của Dế Mèn cũng được nhà văn miêu tả cho thấy rõ sự mạnh mẽ, cường tráng. Với đôi móng vuốt nhọn hoắt, Dế Mèn dám "đạp phanh phách vào các ngọn cỏ" để thử sức lực của mình. Đôi khi, Dế Mèn còn "trịnh trọng và khoan thai" đưa cả hai chân lên vuốt râu, hay "ngứa chân đá một cái". Cùng với ngoại hình và hoạt động, tác giả đã xây dựng tính cách của nhân vật Dế Mèn như một con người. Chàng dế này hống hách, ngạo mạn và kiêu căng. Điều đó được thể hiện thông qua thái độ ghét bỏ, khinh bỉ của chàng ta với nhân vật Dế Choắt. Điển hình như khi Dế Mèn đến nhà Choắt chơi liền lên tiếng chê bai: “Sao chú mày sống cẩu thả quá thế. Nhà cửa đâu mà lôi thôi... Ối thôi, ôi chú mày! Chú mày lớn mà chẳng khôn...”. Cũng chính vì tính cách này, mà Dế Mèn đã nhận ra nhiều bài học quý giá trong cuộc sống.
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Những nội dung nào được người viết nhắc đến để làm sáng tỏ cho vấn đề "Nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài vừa mang đặc điểm của loài dế vừa có tính cách của con người."?
Câu sau thuộc bộ phận nào của một bài văn phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học?
Điển hình như khi Dế Mèn đến nhà Choắt chơi liền lên tiếng chê bai: “Sao chú mày sống cẩu thả quá thế. Nhà cửa đâu mà lôi thôi... Ối thôi, ôi chú mày! Chú mày lớn mà chẳng khôn...”
Ngữ liệu trên thuộc kiểu đoạn văn nào?
Câu văn nào khái quát được vấn đề chính của đoạn văn?
Trong đoạn văn sau, tác giả đã đưa ra bằng chứng bằng cách nào?
Tác giả đã khéo léo khắc họa ngoại hình của Dế Mèn bằng những chi tiết đặc trưng của loài dế: một thân hình khỏe mạnh, cường tráng với đôi càng "mẫm bóng" và móng vuốt nhọn hoắt. Ngoài ra, nhà văn cũng mô tả chi tiết về chiếc đầu "to ra và nổi từng tảng" cùng hai cái răng đen nhánh luôn nhai ngoàm ngoạp, sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”.
Nghĩa của yếu tố Hán Việt "thủ" là gì?
Từ "di truyền" là thuật ngữ dùng trong ngành khoa học nào?