Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra cuối học kì I - Đề số 2 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt. Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ; đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.
Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói:
– Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên.
Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng:
– Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng.
Dương Trạm nói:
– Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng. Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên…
(Trích Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Trẻ, 2016, tr.142)
Văn bản thuộc thể loại nào?
Văn bản được diễn đạt bằng yếu tố nào là chủ yếu?
Truyện được kể bằng lời của ai?
Dòng nào nhận xét đúng về không gian trong truyện?
Nhân vật kì ảo trong truyện là ai?
Xác định kiểu lời thoại trong đoạn văn sau.
Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng:
– Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng.
Dương Trạm nói:
– Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng. Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên…
Lời thoại trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
Trong truyện, Tử Hư là người như thế nào?
Nội dung chính của văn bản là gì?
Từ Hán Việt "xử sĩ" trong câu "Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng." được hiểu như thế nào?
Chọn câu thơ có sử dụng điển tích, điển cố.
Trong đoạn văn sau, tác giả đã dùng cách dẫn nào để dẫn lời nói của nhân vật?
Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói:
– Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên.
Chọn cách dẫn gián tiếp.
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
NỐT NHẠC TRẦM TRÊN ĐỈNH NON CAO
Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) là nhà văn có sở trường về truyện ngắn và bút kí. Sáng tác của ông ghi được dấu ấn trong lòng người đọc bởi sự nhẹ nhàng, trong trẻo mà sâu lắng, bởi tình yêu và sự gắn bó thiết tha với đất nước, con người. Lặng lẽ Sa Pa - một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông - được hoàn thành sau chuyến đi thực tế Lào Cai năm 1970, thuộc mảng đề tài cuộc sống và con người miền Bắc trong công cuộc lao động và dựng xây đất nước. Truyện có sức hấp dẫn bởi tình huống truyện độc đáo, nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hoá, không khí truyện thấm đẫm chất thơ, ẩn chứa những thông điệp sâu xa.
Sự cống hiến, hi sinh lặng thầm của những người lao động bình dị là chủ đề nổi bật của Lặng lẽ Sa Pa. Chủ đề ấy được thể hiện qua một số nhân vật, trong đó rõ nét nhất là hình tượng anh thanh niên. Đó là một chàng trai 27 tuổi, sống và làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, quanh năm chỉ có cây cỏ với mây mù. Không phải công việc, mà chính nỗi cô đơn mới là thử thách khó vượt qua nhất với anh. Chi tiết anh thanh niên lăn cây chặn đường để có thể gặp được bất cứ ai cho vơi bớt nỗi “thèm người” đã gây cho người đọc ấn tượng thật khó quên ngay khi nhân vật mới được giới thiệu.
Bằng việc chọn lựa các chi tiết đắt giá, nhà văn đã làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp nơi anh: tinh thần trách nhiệm, lí tưởng sống cao đẹp và thái độ sống tích cực trước gian khổ, khó khăn. Mưa tuyết dữ dội lúc 1 giờ sáng không làm anh bỏ cuộc. Sự yên lặng đáng sợ của non cao không khuất phục được anh. Đó là bởi anh ý thức sâu sắc ý nghĩa công việc mình làm. Nó giải toả nỗi cô đơn của anh. Nó giúp anh hiểu công việc chính là sợi dây vô hình kết nối giữa anh và đồng đội, khiến anh cảm thấy sống “thật hạnh phúc” bởi được góp sức vào sự nghiệp chung.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên còn là người biết tổ chức cuộc sống. “Thế giới” sống của anh gắn với vườn hoa, với một khung cảnh sinh hoạt ngăn nắp, những trang sách như từng ô cửa kết nối anh với thế giới bên ngoài đỉnh Yên Sơn bốn mùa mây phủ. Trong cư xử với mọi người, anh cũng rất ấm áp, chân tình. Từ việc tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe, cắt hoa tặng cô kĩ sư đến việc từ chối khi người hoạ sĩ muốn kí hoạ chân dung của mình,... tất cả đều cho thấy sự ân cần, chu đáo và khiêm tốn của một chàng trai trẻ.
Có thể nói, những nhân vật như anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét đã giúp Nguyễn Thành Long làm sáng tỏ chủ đề của tác phẩm. Câu chuyện về họ khiến người ta hiểu hơn về cái “lặng lẽ” của Sa Pa. Sa Pa lặng lẽ đâu chỉ bởi “những dinh thự cũ kĩ” mà chỉ nghe tên người ta đã “nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi”. Cái lặng lẽ của Sa Pa là giai âm của những nốt nhạc trầm trên đỉnh non cao, nó hòa vào bài ca lao động dựng xây đất nước trong một giai đoạn đầy khó khăn, thử thách.
Bên cạnh chủ đề về lẽ sống, truyện còn thể hiện những suy ngẫm của nhà văn về giới hạn của nghệ thuật trước cuộc đời. Đứng trước anh thanh niên, người hoạ sĩ cảm thấy rõ “sự bất lực của nghệ thuật”. Những suy tư của ông: Làm thế nào “cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà hoạ sĩ vào giữa bức tranh đó?”... chính là những trăn trở về việc làm sao để thể hiện được một cách chân thật nhất vẻ đẹp của những con người bình dị quanh mình, kéo nghệ thuật lại gần hơn với đời sống. Chất liệu của sáng tác đã có, nhưng để “hoàn thành được sáng tác”, người nghệ sĩ còn cần có tài năng và trái tim ấm nóng tình người.
Không chỉ mang thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn, Lặng lẽ Sa Pa còn hấp dẫn người đọc bởi nghệ thuật kể chuyện độc đáo. Nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện bất ngờ, ấy là cuộc gặp gỡ ngắn ngủi mà thú vị giữa người hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên trong một chuyến đi qua Sa Pa. Tình huống ấy giống như một lát cắt, một khoảnh khắc đắt giá của đời sống, qua đó chân dung nhân vật được hiện hình sắc nét, tư tưởng của tác phẩm thấm vào người đọc một cách tự nhiên. Nghệ thuật tạo dựng không khí truyện cũng rất đáng chú ý. Tác phẩm được bao bọc trong không gian ngập tràn ánh sáng, đầy chất thơ. Không gian Sa Pa “bắt đầu với những rặng đào”, các đồng cỏ, để rồi mở ra một vùng thiên nhiên “đẹp lạ kì” với những cây thông “rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc”, những ngọn đèo “mạ bạc”, những rừng cây “hừng hực như một bó đuốc lớn” dưới mặt trời, những bông hoa muôn hồng ngàn tía “rực rỡ”. Phải là không gian đầy màu sắc và ánh sáng, thanh khiết và trong trẻo ấy mới có thể tương ứng và làm nền cho những con người lặng lẽ toả sáng giữa non cao. Ngôn ngữ tác phẩm cũng nhẹ nhàng, tinh tế, đầy chất trữ tình. Những từ ngữ như “lặng lẽ”, “im lặng”, “lặng yên” được lặp lại nhiều lần là có dụng ý. Chúng vừa thể hiện được không khí lặng lẽ, mơ màng của cảnh vật, vừa diễn tả được những khoảng trầm tư của lòng người và khắc sâu hơn sự hi sinh âm thầm của những con người đang sống và làm việc nơi đây. Không đặt tên cho các nhân vật cũng là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Thành Long. Dường như với ông, họ là những con người bình dị như bao người giữa cuộc đời này, “Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ đã làm ra Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm). Nhìn sâu hơn, trong những nhân vật mang tính chất “vô danh” ấy, chỉ có anh thanh niên không được xưng hô bằng những từ ngữ gắn với nghề nghiệp đặc thù. Phải chăng, khi gọi nhân vật là “anh thanh niên”, nhà văn muốn nhấn mạnh hơn, tập trung hơn vào sự cống hiến của thế hệ trẻ, của tuổi trẻ trong sự nghiệp dựng xây đất nước? Điều này giúp tăng tính khái quát cho hình tượng nhân vật.
Có thể nói, Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn tiêu biểu, giàu sức gợi của Nguyễn Thành Long. Tuy đã ra đời cách đây hơn nửa thế kỉ, nhưng tác phẩm vẫn đem đến cho người đọc hôm nay nhiều rung cảm trước một lối văn nhẹ nhàng, trong sáng, thấm đượm chất trữ tình và những bài học, suy ngẫm về lí tưởng, lẽ sống.
(Ngữ văn 9, Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.103-105)
Văn bản thuộc kiểu bài văn nào?
Xếp các ý/ phần sau để thấy rõ mạch lập luận trong toàn bộ văn bản.
- Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
- Khẳng định giá trị và ý nghĩa của tác phẩm.
- Phân tích nội dung chủ đề của tác phẩm.
- Giới thiệu và nêu nhận xét khái quát về tác phẩm.