Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tri thức Ngữ văn SVIP
TRI THỨC NGỮ VĂN
1. Phóng sự
– Phóng sự cung cấp cho người đọc cái nhìn chân thực về một sự việc, hiện tượng, thường là đặc biệt, có ý nghĩa thời sự, diễn ra trong đời sống xã hội đương thời. Phóng sự thể hiện tính chiến đấu cao khi dùng sự thật để phản bác những nhận thức còn sai lệch và khẳng định điều tốt đẹp trong đời sống, tác động tích cực đến nhận thức của người đọc. Tính chân thực về thời gian, địa điểm, sự kiện, con người và chi tiết là những đặc điểm cốt lõi của một bài phóng sự.
– Để đảm bảo sự xác thực và độ tin cậy của thông tin, người viết phóng sự thường dùng những biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn, ghi chép tại chỗ.... Với phóng sự, ngoài các tư liệu thực tế xác thực, tác giả còn có thể sử dụng các thủ pháp hư cấu ở một mức độ nhất định nhằm làm cho câu chuyện và các sự kiện được kể trở nên hấp dẫn hơn. Do vậy, bên cạnh việc đáp ứng những yêu cầu về mặt thông tin, nhiều phóng sự còn thể hiện tính thẩm mĩ, mang dấu ấn phong cách cá nhân người viết trong việc mô tả sự việc, hiện tượng; sử dụng nghệ thuật trần thuật, biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc,...
Ví dụ: Trong phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn, tác giả Xuân Ba đã ghi chép một cách chân thực, cảm động về cuộc sống khó khăn, gian khổ, nhiều mất mát, hi sinh và cũng rất đáng tự hào của những cán bộ, chiến sĩ trên các nhà giàn ở quần đảo Trường Sa.
2. Hồi kí
– Hồi kí luôn đề cao tính xác thực của những gì được kể. Câu chuyện về con người và sự việc trong hồi kí giúp độc giả vừa thấy rõ trải nghiệm phong phú và thế giới tinh thần riêng của người viết, vừa hình dung được diện mạo chân thực của đời sống lịch sử – xã hội và văn hoá một thời đã qua. Người viết hồi kí thường tập trung ghi chép, soi tỏ phần hiện thực mà mình hiểu rõ với tư cách là chứng nhân.
– Trong hồi kí, tác giả là người kể chuyện ngôi thứ nhất, trực tiếp trình bày, mô tả về con người và sự việc. Cùng với điều đó, quy luật vận động riêng của trí nhớ đã làm cho hồi kí mang đậm tính chủ quan – một đặc điểm quan trọng tạo nên sức hút riêng của thể loại này.
Ví dụ: Trong hồi kí Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại toàn bộ diễn biến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, trong đó có “Quyết định khó khăn nhất” về phương châm tác chiến mà ông đã thực hiện.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây