Trong cuộc sống lẫn lộn, vội vã ngày hôm nay, những sự hiểu lầm vẫn liên tiếp diễn ra trong cuộc sống. Khi ta hỏi người khác nhờ họ việc gì đó, hay đề nghị, yêu cầu cái gì, thoạt tiên khi họ làm phật ý ta, ta sẽ thất vọng hay thậm chí là nổi cơn thịnh nộ. Ta sẽ bị cái cảm giác đó choán lấy tất cả những gì cao quý của tâm hồn mình nếu ta không suy nghĩ lại. Câu chuyện quả táo đã chứng minh điều đó.

Chuyện kể một người mẹ bảo con gái đưa cho mình một trong hai quả táo mà cô bé đang cầm trên tay. Em nhìn mẹ, rồi lại nhìn hai quả táo trên bàn tay. Bất chợt, em cắn một miếng ở quả này, lại một miếng nữa ở quả kia. Đọc đến đây, chúng ta sẽ nghĩ: chắc chắn cô bé đang làm việc ấy có chủ đích. Sự thật là em đang làm như thế. Nếu em làm việc ấy không có chủ đích, chắc em sẽ giơ hai bàn tay cầm táo trước mặt mẹ, rồi lúng túng, không biết sẽ chọn quả nào, vì trong hai quả ắt sẽ có một quả ngon hơn. Rồi em đưa một quả cho mẹ và nói rằng nó ngọt hơn. Điều đó đã phần nào thể hiện rằng tình yêu có trong cả những thứ nhỏ nhặt nhất.

Chúng ta thấy cô bé là một người con rất yêu mẹ. Em chấp nhận ăn quả táo không ngọt chỉ để mẹ mình được thưởng thức quả táo mà không hề than vãn bất cứ thứ gì về nó. Và em lại còn rất thông minh nữa. Nó đã được chứng minh qua việc em cắn thử một miếng ở mỗi quả táo để chọn được quả ngọt hơn. Cho dù em biết hành động đó có thể gây hiểu lầm cho mẹ, nhưng vì muốn mẹ được ăn táo ngon lành, và nó đã thúc giục em làm việc đó. Có lẽ chúng ta cũng sẽ không nghĩ như vậy. Cắn thử xem thế nào sẽ gây hiểu lầm cho mẹ, đưa cho mẹ ngay thì sợ rằng đưa phải quả táo không ngon. Ăn thử một miếng là cách duy nhất để ta biết quả nào ngọt hơn, quả nào chua hơn. Muốn mẹ ăn quả ngọt hơn ta phải làm như vậy, cho dù nó dễ gây hiểu lầm. Hay là chấp nhận ăn quả ngọt hơn mà ngậm ngùi nhìn mẹ chê ôi quả này chua quá? Qua hành động đó, tình yêu của cô bé dành cho mẹ đã được khắc hoạ rõ nét hơn.

Bây giờ chúng ta đến với bà mẹ. Bà hỏi con đưa cho mình một quả táo. Khi con làm phật ý mình, nụ cười của bà như biến mất. Đặt vào vai bà, ắt hẳn chúng ta cũng sẽ thấy thất vọng khi nhìn cảnh con thưởng thức mà mình lại không được quả nào. Bà sẽ cho rằng con mình hẹp hòi, giành tất cả mọi thứ về phần mình mà không để lại gì cho người khác. Là một người mẹ, chắc bà sẽ chấp nhận sự éo le ngang trái như vậy. Chắc bà sẽ ngạc nhiên khi nhận ra mình đã sai: con thực sự chỉ muốn mình được phần hơn mà thôi. Nếu bà suy nghĩ lại, bà thấy mình thật đáng trách vì đã thiếu suy nghĩ khi con làm trái với mong muốn của mình. Đây là một hiện tượng không thể thiếu trong đời sống. Khi người khác làm điều gì đó phật ý mình, trước khi tỏ ra thất vọng hay tức giận, ta nên suy xét lại tại sao họ lại làm việc đấy, vì khi làm việc gì ta cũng có chủ đích. Hãy thử tưởng tượng khi người khác hiểu lầm bạn, bạn có thấy thất vọng không? Dĩ nhiên là có chứ.

Trong cuộc sống, hiện trạng hiểu lầm khi người khác làm phật ý mình vẫn tồn tại. Nó vốn đã có từ ngày xửa ngày xưa. Việc gì người khác làm cũng có chủ đích của riêng họ. Khi người khác làm phật ý mình, trước tiên, đừng để lộ cảm xúc của mình, mà hãy nghĩ lại. Hãy thử hỏi họ vì sao họ làm việc đó. Vì hiểu lầm cũng dễ làm rạn nứt quan hệ giữa người với người, khiến họ hiềm khích nhau, xa lánh nhau. Hãy cởi mở và hỏi người khác xem tại sao họ lại làm trái với điều mình mong muốn. Sự hiểu lầm đáng tiếc sẽ không phát sinh và mối quan hệ của hai người vẫn hoà hảo. 

Vậy, hãy suy nghĩ kĩ hơn khi người khác làm việc gì đó trái với mong muốn của mình. Hãy hiểu rằng việc gì làm cũng có chủ đích. Và hãy mở ra cái nhìn khác với những hành động trái với mong muốn của người khác nhé!