Nội dung tài liệu
1. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau rồi đặt dấu "\(-\)" trước kết quả nhận được.
Nếu \(m,n\inℕ^∗\) thì \(m.\left(-n\right)=\left(-n\right).m=-\left(m.n\right)\).
Lưu ý: Tích của hai số nguyên khác dấu luôn là một số nguyên âm.
2. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0.
Tích của hai số nguyên âm
Quy tắc nhân hai số nguyên âm
Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau.
Nếu \(m,n\inℕ^∗\) thì \(\left(-m\right).\left(-n\right)=\left(-n\right).\left(-m\right)=m.n\).
Lưu ý: Tích của hai số nguyên cùng dấu luôn là số nguyên dương.
3. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN
Phép nhân các số nguyên có các tính chất:
- Giao hoán: \(a.b=b.a\);
- Kết hợp: \(a.\left(b.c\right)=\left(a.b\right).c\);
- Phân phối của phép nhân đối với phép cộng: \(a.\left(b+c\right)=a.b+a.c\).
Chú ý: Tích của nhiều số nguyên cũng được hiểu tương tự như tích của nhiều số tự nhiên.