Người dùng chịu trách nhiệm duy nhất và độc lập cho bất kỳ nội dung nào họ tải lên, đăng tải, hoặc chia sẻ thông qua nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của người dùng hoặc đối tác liên quan đến nội dung đó.
Chúng tôi không bảo đảm hoặc đưa ra bất kỳ cam kết nào liên quan đến tính an toàn, đáng tin cậy hoặc tính phù hợp của nội dung được tải lên bởi người dùng. Người dùng đồng ý rằng việc sử dụng nội dung này hoàn toàn do ý muốn và tự chịu rủi ro.
Chúng tôi có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, theo dõi, xem xét, xóa hoặc sửa đổi bất kỳ nội dung nào do người dùng tạo ra và chia sẻ trên nền tảng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có quyền hành động nếu nội dung vi phạm điều khoản sử dụng hoặc chính sách của chúng tôi.
Bằng cách sử dụng nền tảng của chúng tôi, người dùng đồng ý rằng họ hiểu và chấp nhận các điều khoản và điều kiện được quy định trong lời văn tuyên bố miễn trừ trách nhiệm này và chịu trách nhiệm về việc kiểm tra định kỳ các thay đổi của nó.
Nội dung tài liệu
BÀI 27: THỰC HÀNH ĐO NĂNG LƯỢNG NHIỆT BẰNG JOULEMERTER
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Đo được năng lượng nhiệt mà vật nhận được khi bị đun nóng.
- Mô tả được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm đo năng lượng nhiệt mà vật nhận được khi bị đun nóng: năng lượng điện (được đọc trên Joulemeter) chuyển hóa thành năng lượng nhiệt trên dây đốt và đun nóng nước.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực phát hiện vấn đề: nhận biết và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đo năng lượng nhiệt mà vật nhận được khi bị đun nóng bằng Joulemeter.
- Năng lực giao tiếp: Thảo luận với các bạn trong nhóm hoàn thành được yêu cầu giáo viên yêu cầu.
- Năng lực hợp tác: Hợp tác cùng các thành viên trong thảo luận nhóm.
- Năng lực tự học: Tự nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Năng lực sử dụng CNTT: Truy cập mạng, tìm kiếm tài liệu.
2.2 Năng lực KHTN:
- Năng lực kiến thức Vật lí: tác dụng nhiệt của dòng điện; sự chuyển hóa năng lượng điện thành năng lượng nhiệt; cách đọc kết quả thí nghiệm.
- Năng lực nghiên cứu khoa học: biết tiến hành TN đo năng lượng nhiệt mà vật nhận được khi bị đun nóng bằng Joulemeter.
3. Phẩm chất
- Tích cực, chăm chi, có trách nhiệm trong hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân và của nhóm.
- Trung thực trong học tập, đánh giá các kết quả học tập của bản thân và các bạn.
- Yêu thích bộ môn.
- Say sưa tìm hiểu kiến thức Vật lí. Cẩn thận, kiên trì, trung thực, chú ý an toàn trong sử dụng điện.
- Hợp tác trong các hoạt động nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với cả lớp:
- Bảng kết quả thí nghiệm GV đã tiến hành;
- Phiếu tiêu chí đánh giá: có phụ lục riêng
2. Đối với mỗi nhóm HS:
- Bình NLK (chứa 1 lượng nước xác định) có dây đốt, que khuấy.
- Nhiệt kế.
- Dụng cụ đo năng lượng điện (Joulemeter) là dụng cụ đo năng lượng điện do nguồn điện cung cấp.
- Nguồn điện 12V (biến thế nguồn);Bốn dây dẫn điện có giắc cắm ở 2 đầu.
- Mỗi HS chuẩn bị báo cáo thực hành như trong SGK
BÁO CÁO THỰC HÀNH
Họ và tên:
Lớp:
1. Mục đích thí nghiệm
Đo năng lượng nhiệt mà nước trong nhiệt lượng kế nhận được thông qua đo năng lượng điện của dòng điện bằng joulemeter.
2. Chuẩn bị
Dụng cụ thí nghiệm:
3. Các bước tiến hành
Mô tả các bước tiến hành:
4. Kết quả thí nghiệm
Bảng 27.1. Bảng số liệu đo năng lượng nhiệt lần 1 (m = 86g)
Lần đo |
t (oC) |
Năng lượng nhiệt |
Bắt đầu đo |
|
|
Tăng 3 oC |
|
|
Tăng 6 oC |
|
|
Tăng 9 oC |
|
|
Bảng 27.2. Bảng số liệu đo năng lượng nhiệt lần 2 với lượng nước nhiều hơn (m =182g)
Lần đo |
t (oC) |
Năng lượng nhiệt |
Bắt đầu đo |
|
|
Tăng 3 oC |
|
|
Tăng 6 oC |
|
|
Tăng 9 oC |
|
|
Nhận xét:
1. Từ kết quả thí nghiêm, nhận xét về năng lượng nhiệt cần thiết để đun nước.
2. Ước tính năng lượng nhiệt cần thiết để đun lượng nước trong nhiệt lượng kế tới sôi ở 100oC được không? Giải thích câu trả lời của em.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu:
Giúp HS định hướng nghiên cứu.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành các nhóm (tùy SL HS và dụng cụ TN để chia số nhóm);
- GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, công dụng và cách sử dụng.
- GV hỏi HS: Khi muốn đun sôi một lượng nước xác định cần cung cấp bao nhiêu năng lượng nhiệt? Làm thế nào để đo được năng lượng nhiệt đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện nhóm trả lời.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
- GV yêu cầu các nhóm bổ sung.
- GV tổng kết, chốt: dùng Joulmeter để đo năng lượng nhiệt mà vật nhận được khi bị đun nóng.
2. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter
a) Mục tiêu:
Mô tả được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm đo năng lượng nhiệt mà vật nhận được khi bị đun nóng: năng lượng điện (được đọc trên Joulemeter) chuyển hóa thành năng lượng nhiệt trên dây đốt và đun nóng nước.
b) Tổ chức thực hiện: