Người dùng chịu trách nhiệm duy nhất và độc lập cho bất kỳ nội dung nào họ tải lên, đăng tải, hoặc chia sẻ thông qua nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của người dùng hoặc đối tác liên quan đến nội dung đó.
Chúng tôi không bảo đảm hoặc đưa ra bất kỳ cam kết nào liên quan đến tính an toàn, đáng tin cậy hoặc tính phù hợp của nội dung được tải lên bởi người dùng. Người dùng đồng ý rằng việc sử dụng nội dung này hoàn toàn do ý muốn và tự chịu rủi ro.
Chúng tôi có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, theo dõi, xem xét, xóa hoặc sửa đổi bất kỳ nội dung nào do người dùng tạo ra và chia sẻ trên nền tảng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có quyền hành động nếu nội dung vi phạm điều khoản sử dụng hoặc chính sách của chúng tôi.
Bằng cách sử dụng nền tảng của chúng tôi, người dùng đồng ý rằng họ hiểu và chấp nhận các điều khoản và điều kiện được quy định trong lời văn tuyên bố miễn trừ trách nhiệm này và chịu trách nhiệm về việc kiểm tra định kỳ các thay đổi của nó.
Nội dung tài liệu
BÀI 26. NĂNG LƯỢNG NHIỆT VÀ NỘI NĂNG
(Thời lượng: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm năng lượng nhiệt, khái niệm nội năng.
- Nhận biết được khi một vật được làm nóng lên, làm cho nhiệt độ của vật tăng lên thì các phân tử của vật chuyển động nhanh lên và nội năng của vật tăng.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Nhớ lại kiến thức lớp 6 để nắm được một số dạng năng lượng. Chủ động, tích cực tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa để biết được một số tính chất của nguyên tử, phân tử, khái niệm năng lượng nhiệt và khái niệm nội năng.
- Giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm, trình bày thí nghiệm, kết quả đạt được và thảo luận các bài tập nhóm được giao.
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Phân tích thông tin, dữ liệu để xử lí kết quả thí nghiệm. Từ đó hình thành kiến thức về khái niệm năng lượng nhiệt và khái niệm nội năng.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được năng lượng nhiệt, nội năng của vật.
- Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện được thí nghiệm chứng minh được khi một vật được làm nóng thì các nguyên tử, phân tử chuyển động nhanh lên, nội năng của vật tăng và ngược lại.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được các hiện tượng đơn giản trong đời sống có liên quan đến năng lượng nhiệt và nội năng.
3. Về phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.
- Cẩn thận, trung thực, thực hiện an toàn quy trình làm thí nghiệm.
- Có niềm say mê, hứng thú với môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Bảng nhóm.
- Phiếu học tập: Phụ lục.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1
1. HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu:
Dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh nhớ lại một số dạng năng lượng đã học ở môn KHTN 6. Tổ chức tình huống học tập, tạo ra cho học sinh hứng thú để học sinh bày tỏ được quan điểm cá nhân về năng lượng nhiệt.
b. Tổ chức thực hiện:
Giáo viên đặt vấn đề, khai thác hiểu biết ban đầu của HS
- GV nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ và đặt câu hỏi tình huống.
Câu 1: Lớp 6, các con đã được làm quen với một số dạng năng lượng. Hãy kể tên các dạng năng lượng mà con biết.
Câu 2: Quan sát một số trường hợp và chỉ ra trường hợp nào có động năng? Dấu hiệu nhận biết vật có động năng là gì?
Câu 3: Nếu nhỏ đồng thời một giọt mực vào cốc nước nóng và cốc nước lạnh thì ở cốc nào giọt mực loang ra nhanh hơn? Tại sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Câu 2 và câu 3: GV cho HS quan sát hình ảnh và video.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Giáo viên mời học sinh nêu ý kiến.
+ HS khác lắng nghe, đưa ra các ý kiến nhận xét.
+ GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Câu 1: Động năng, nhiệt năng, hóa năng, quang năng…
Câu 2: Dấu hiệu nhận biết động năng: Động năng là năng lượng mà vật có được do chuyển động.
Câu 3: Ở cốc nước nóng giọt mực loang ra nhanh hơn.
HS đưa ra dự đoán lí do xuất hiện hiện tượng trên
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
- GV nhận định lại kết quả đúng và ghi điểm cho HS
- Gv giới thiệu nội dung chính của bài
2. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu một số tính chất của nguyên tử và phân tử
a) Mục tiêu:
Tìm hiểu về tính chất cơ bản của nguyên tử và phân tử.