Nội dung tài liệu
I. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc
1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43)
a. Diễn biến
- Trưng Trắc, Trưng Nhị phất cờ nổi dậy khởi nghĩa tại cửa sông Hát (nay thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội). Tướng lĩnh khắp 65 thành trì đểu quy tụ vê' với cuộc khởi nghĩa.
- Từ sông Hát, nghĩa quân theo đường sông Hồng tiến xuống đánh chiếm căn cứ quân Hán ở Mê Linh và Cổ Loa (nay thuộc Hà Nội).
- Nghĩa quân tiếp tục tấn công thành Luy Lâu và chiếm được trị sở của chính quyền đô hộ.
b. Kết quả
- Khởi nghĩa thắng lợi và giành được quyền tự chủ trong thời gian ngắn (năm 40 – 42).
- Năm 42, nhà Hán sai tướng Mã Viện đem quân sang đàn áp. Cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng thất bại.
c. Ý nghĩa: Lần đầu tiên sau hơn 200 năm mất nước, người Việt đã đứng lên khởi nghĩa chống giặc, giành lại độc lập đánh dấu sự thức tỉnh ý thức dân tộc và lòng yêu nước.
2. Khởi nghĩa Bà Triệu (Năm 248)
a. Diễn biến
- Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ từ căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá).
- Nghĩa quân đã giành được chính quyền tại nhiều huyện lị, thành ấp ở Cửu Chần, Cửu Đức, Nhật Nam, khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.
- Nhà Ngô đã cử 8 000 quân sang đàn áp. Do lực lượng chênh lệch cuối cùng nghĩa cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
b. Kết quả: cuộc khởi nghĩa thất bại
c. Ý nghĩa: Chí khí quật cường và sự hi sinh anh dũng của Bà Triệu không chỉ làm kẻ thù khiếp sợ mà còn cổ vũ cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của người Việt
3. Khởi nghĩa Lý Bí
a. Diễn biến:
- Năm 542, khởi nghĩa bùng nổ. Quân khởi nghĩa nhanh chóng lật đổ chính quyền đô hộ, làm chủ Giao Châu.
- Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), thành lập triều đình, dựng điện Vạn Thọ và chùa Khai Quốc.
- Năm 545, quân Lương xâm lược nước Vạn Xuân. Triệu Quang Phục thay Lý Bí tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến, xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch (Hưng Yên). Kháng chiến thắng lợi, Triệu Quang Phục lên làm vua, gọi là Triệu Việt Vương.
- Năm 602, nhà Tùy đưa quân xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt.
b. Kết quả
- Giành được chính quyền trong thời gian ngắn (542 – 603), lập ra nhà nước Vạn Xuân (544).
- Năm 602, nhà nước Vạn Xuân sụp đổ.
c. Ý nghĩa
- Sự ra đời nước Vạn Xuân thể hiện mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, khẳng định độc lập, chủ quyền và phủ nhận sự cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- Gây thanh thế, mở đường cho nền độc lập dân tộc sau này.
4. Khởi nghĩa Phùng Hưng
a. Diễn biến
- Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.
- Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân bao vây phủ thành Tống Bình và chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị đất nước.
- Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, dập tắt cuộc kháng chiến.
b. Kết quả: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại
c. Ý nghĩa: Là minh chứng hào hùng cho tinh thần quật khởi, khẳng định sức sống mãnh liệt của ý thức dân tộc.
II. Khởi nghĩa Lam Sơn
1. Bối cảnh lịch sử
+ Trong vòng 20 năm đô hộ Đại Việt, nhà Minh đã thi hành chính sách cai trị, bóc lột nặng nề đối với nhân dân Việt Nam: về hành chính (đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ, chia thành các phủ, huyện để cai trị); về kinh tế – xã hội (đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, lùng bắt những người tài đem về nước phục dịch); về văn hoá (bắt dân ta phải theo phong tục của Trung Hoa, dùng nhiều thủ đoạn để thủ tiêu nền văn hoá Việt như ra lệnh đục bia, đốt sách,...).
+ Nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng,... song đều bị đàn áp.
ØTrước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi đã triệu tập nghĩa sĩ, các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
2. Diễn biến
4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1418 -1422: những năm đầu cuộc khởi nghĩa
- Giai đoạn 1423-1424: giai đoạn tạm hòa hoãn
- Giai đoạn 1424-1425: giai đoạn mở rộng hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên
- Giai đoạn 1426-1428: giai đọan tiến quân ra Bắc, khởi nghĩa toàn thắng
3. Kết quả: Khởi nghĩa giành thắng lợi, nhà Lê sơ ra đời
4. Ý nghĩa
- Khởi nghĩa thắng lợi giành lại nền độc lập, tự chủ cho dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong 10 năm kháng chiến trường kì.
- Mở ra một thời kì phát triển mới trong lịch sử dân tộc.
III. Khởi nghĩa Tây Sơn
1. Bối cảnh lịch sử
- Bối cảnh lịch sử: Phong trào Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế – xã hội ở Đàng Trong đã có những dấu hiệu khủng hoảng:
+ Về chính trị: Chúa Nguyễn còn nhỏ tuổi, quyền hành rơi vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. Bộ máy quan lại cồng kềnh, tệ tham nhũng, nạn mua quan bán tước phổ biến.
+ Về kinh tế: chế độ thuế khoá, binh dịch nặng nề.
+ Về xã hội: đời sống nhân dân cực khổ, nhiều tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh chống lại chính quyền. Dưới chế độ cai trị của chính quyền Đàng Trong, các tầng lớp nhân dân đều bất bình, oán giận đứng lên đấu tranh, tiêu biểu như: cuộc nổi dậy của Lý Văn Quang (Biên Hoà), cuộc khởi nghĩa của Chàng Lía ở Truông Mây (Bình Định),…Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh này đều thất bại.
ØTrong bối cảnh đó, phong trào Tây Sơn bùng nổ đã thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
2. Diễn biến
- 1771: Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa
- 1773: Hạ thành Quy Nhơn
- 1774: Mở rộng vùng kiểm soát từ Quang Nam đến Bình Thuận
- 1777: Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong
- 1785: Đánh tan quân xâm lược Xiêm
- 1786: Lật đổ chúa Trịnh ở Đàng Ngoài
- 1788: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế
- 1789: đánh tân quân Thanh
3. Kết quả:
- Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Nguyễn, Trịnh, Lê.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm - Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ tổ quốc.
4. Ý nghĩa
- Phong trào Tây Sơn là sự phát triển của phong trào nông dân khởi nghĩa chống áp bức thành phong trào dân tộc chống xâm lược bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Phong trào đã giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, lật đổ các chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, xóa bỏ ranh giới Đàng Trong và Đàng Ngoài, đặt nền móng cho việc khôi phục thống nhất đất nước.
IV. Bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam
Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc dù thắng lợi hay thất bại đều để lại những bài học lịch sử sâu sắc và giữ nguyên giá trị đến ngày nay
- Thứ nhất, bài học về xây dựng lực lượng
Tương truyền, khi phát động nhân dân đứng lên khởi nghĩa chống chính quyền đô hộ nhà Đông Hán, Hai Bà Trưng đã đọc lời thề.
Trần Hưng Đạo đã khẳng định ý chí của dân tập chính là thành trì vững chắc nhất để giữ nước bằng tư tưởng “chúng chí thành thành” (long dân là bức tường thành vững chắc). Nhà Trần đã tổ chức Hội nghị Diên Hồng, lắng nghe ý kiến trăm họ; huy động sức dân thực hiện kể “thanh dã, gây cho địch nhiều tổn thất, tạo ra thời cơ phản công chiến lược.
– Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn nhận thức “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. (Nguyễn Trãi)
Hồ Nguyên Trừng thừa nhận: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo.
- Thứ hai, bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Trước khi phát động khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi cùng 18 vị anh hùng hào kiệt đã lập Hội thề Lũng Nhai, nêu cao quyết tâm đoàn kết diệt giặc Minh. Trong quá trình khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã nêu cao đạo lí: “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào”.
- Thứ ba, bài học về nghệ thuật quân sự với những kinh nghiệm đánh giặc mưu trí, phong phú và độc đáo.
+ Nghệ thuật “tiên phát chế nhân”: chủ động tấn công để phòng thủ, lo giữ nước từ khi nước chưa nguy. (Lê Thánh Tông)
+ Kế “thanh dã”, tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện thế trận “toàn dân đánh giặc".
+ Nghệ thuật “lấy đoản binh đế chế trường trận”, “dùng binh phải biết rõ tình hình thực hư của địch, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, lấy nhỏ mà chế lớn”.
+ Sử dụng ngoại giao, nêu cao tính chính nghĩa của chiến tranh giải phóng; đấu tranh tâm lí với nghệ thuật “tâm công” và sử dụng ngoại giao để kết thúc chiến tranh một cách hoà bình, tránh nguy cơ chiến tranh trong tương lai.
+ “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chỉ nhân để thay cường bạo”, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã mở Hội thề Đông Quan, cấp ngựa, thuyền, lương thảo cho hàng binh nhà Minh về nước trong danh dự, dập tắt nguy cơ chiến tranh.
- Đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay: Những bài học lịch sử về tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân, về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc, về nghệ thuật quân sự... của thế hệ trước vẫn còn nguyên giá trị nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại khi vận dụng những bài học lịch sử vào xây dựng nền quốc phòng toàn dân.