Nội dung tài liệu
1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai
a. Sự phát triển chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu
- Năm 1945 – năm 1949: Các nước Đông Âu hoàn thành thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của tư bản, thực hiện các quyền tự do dân chủ.
- Năm 1949 – giữa những năm 70: Là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.
- Các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc, phát triển nông nghiệp,… Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.
Ø Như vậy, sau chiến tranh thế giới II, chủ nghĩa xã hội đã phát triển trở thành hệ thống thế giới, đối trọng với hệ thống chủ nghĩa tư bản, trở thành thành trì, chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
b. Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh
* Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á
- Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Trung Hoa: Năm 1949, nước CHND Trung Hoa thành lập, lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Việt Nam:
+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, miền Bắc được giải phóng, đi lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam (4/1975), thực hiện thống nhất đất nước (1976), cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Lào: 12/1975, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập, đi lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
* Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ La-tinh
- Năm 1959: nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
- Từ năm 1961: Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu.
2. Nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô
- Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu:
+ Mang tính chủ quan, duy ý chí.
+ Áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm.
+ Chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.
- Ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ:
+ Các thành tựu không được áp dụng kịp thời vào sản xuất.
+ Năng suất lao động xã hội suy giảm.
+ Sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.
- Quá trình cải cách, cải tổ:
+ Gặp sai lầm về đường lối, cách thức tiến hành.
+ Xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, sự tan rã của Liên Xô.
- Hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và bên ngoài: gia tăng tình trạng bất ổn, rối loạn.
3. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
a. Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
- Từ năm 1991, sau sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, CNXH không còn là hệ thống thế giới. Tuy vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước vẫn tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba.
- Tình hình nổi bật một số nước XHCN hiện nay
Quốc gia |
Nét nổi bật từ năm 1991 đến nay |
Trung Quốc |
Tiếp tục triển khai đường lối cải cách – mở cửa, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, với mục tiêu hiện đại hóa và xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc |
Việt Nam |
- Qua hơn 3 thập kỉ tiến hành đổi mới (1986 đến nay), đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình - Công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh - Uy tín, vị thế trên trường quốc tế được nâng cao |
Lào |
- Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước vượt qua nhiều khó khăn - Kinh tế tăng trưởng cao trong nhiều năm - Đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được cải thiện |
Cu - ba |
- Kinh tế với cơ cấu đa dạng, phát triển theo định hướng thị trường, kế thừa nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội. - Một số ngành nghề mới xuất hiện: công nghiệp du lịch, công nghệ sinh học, khai thác dầu khí,… - Hệ thống giáo dục, y tế miễn phí. |
- Ý nghĩa:
+ Được cộng đồng quốc tế đánh giá cao
+ Chứng minh sức sống của CHXH trong một thế giới có nhiều biến động
+ Khẳng định con đường đi lên CNXH là phù hợp với thực tiễn và xu thế của thời đại
b. Thành tựu của công cuộc cải cách –mở cửa ở Trung Quốc
* Thời gian: 12/1978
* Nội dung đường lối cải cách:
+ Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
+ Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN linh hoạt hơn
+ Xây dựng CNXH đặc sắc TQ
+ Mục tiêu: biến TQ thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh
*Thành tựu:
- Chính trị: Đề ra và xây dựng được hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
- Kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục nhiều năm, đạt 9,6%/năm (1978 - 2012), 7,2% (2013 – 2016)
+ Từ năm 2010, GDP của Trung Quốc vượt Nhật Bản, đứng hàng thứ 2 thế giới (sau Mĩ).
+ Đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao. Thu nhập bình quân trên đầu người hơn 12500 USSD (2021).
+ Dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới
- Khoa học – kĩ thuật:
+ Năm 1992, thực hiện chương trình thám hiểm không gian
+ Năm 2003, phóng con tàu “Thần Châu 5” đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ. Sự kiện này đã đưa TQ trở thành quốc gia thứ 3 thế giới có tàu và người bay vào vũ trụ
+ Hệ thống tàu cao tốc không ngừng phát triển
+ Nâng cao năng lực tự chủ về khoa học – công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng sinh học, công nghệ sinh học…
- Văn hóa – giáo dục:
+ Giáo dục quốc dân phát triển mạnh trên quy mô lớn và có nhiều tiến bộ
+ Xuất hiện nhiều trường đại học chất lượng cao
- Quốc phòng: trở thành cường quốc xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự
* Chính sách đối ngoại
- Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại, vai trò, vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao
- Năm 1997, thu hồi chủ quyền với Hồng Công. Năm 1999, thu hồi chủ quyền với Ma Cao. Hiện nay, đây là hai trung tâm kinh tế - tài chính lớn của Trung Quốc
* Ý nghĩa
- Với Trung Quốc:
+ Khẳng định đường lối cải cách, mở của của Đảng CS Trung Quốc là đúng đắn
+ Giúp Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng, nền kinh tế phát triển nhanh chóng, chính trị - xã hội ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao
+ Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế
- Thế giới:
+ Chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước XHCN khác, trong đó có Việt Nam