Nội dung tài liệu
Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
1. Vấn đề bảo vệ môi trường nước
- Môi trường nước chịu tác động của các hoạt động sản xuất: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt hàng ngày của người dân,…
- Để cải tạo, bảo vệ nguồn nước các quốc gia châu Âu đã có giải pháp:
+ Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải
+ Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước
+ Nâng cao ý thức của người dân
+ Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông và các vùng biển
+ Thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch.
+ Năm 2019, thực hiện dự án quản lí nước thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
2. Vấn đề bảo vệ môi trường không khí
- Sự phát triển của cộng nghiệp, nông nghiệp, các phương tiện giao thông đòi hỏi phải sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu, thải ra một lượng lớn khí thải làm cho môi trường không khí nhiều quốc gia bị ô nhiễm
- Các quốc gia đã áp dụng các giải pháp:
+ Cắt giảm lượng khí thải và nâng cao chất lượng không khí.
+ Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng tái tạo.
+ Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than.
3. Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng
- Năm 2019, độ che phủ rừng của châu Âu vào khoảng 43,7% (tính cả Liên bang Nga).
- Biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng đến các khu rừng ở châu Âu như gây cháy rừng, làm suy giảm đa dạng sinh học và khả năng phát triển của cây rừng.
- Với mục tiêu mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng rừng, tất cả các quốc gia châu Âu đều thực hiện luật bảo vệ rừng trong đó có điều luật cấm phá rừng, các khu vực rừng sau khi khai thác phải được tái sinh và trồng rừng mới theo kế hoạch.
- Năm 2015, Liên minh châu Âu đã đưa ra” Chiến lược rừng”. Áp dụng nhiều biện pháp trong khai thác gỗ: quy định các vùng được khai thác, dán nhãn sinh thái lên các cây gỗ.