Nội dung tài liệu
Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu
1. Đặc điểm cơ cấu dân cư
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: Châu Âu có cơ cấu dân số già.
+ Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp, có xu hướng giảm.
+ Tỉ lệ dân số dưới 65 tuổi trở lên cao, có xu hướng tăng.
+ Già hóa dân số đang làm cho nhiều nước châu Âu rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động.
- Cơ cấu dân số theo giới tính
+ Tỉ số giới nữ nhiều hơn giới nam.
+ Năm 2019, trung bình cứ 100 nữ thì có 93,4 nam.
- Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn
+ Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn của châu Âu cao.
+ Năm 2019, tỉ lệ nhập học các cấp trên 83% trong tổng số dân, số năm đến trường cao từ 7,4 năm đến 14,1 năm trong tổng số dân ở độ tuổi từ 25 trở lên.
2. Đặc điểm di cư
- Từ giữ thế kỉ XX đến nay, châu Âu tiếp nhận số lượng người di cư quốc tế lớn nhất thế giới.
+ Năm 2019, có 82 triệu người từ các quốc gia châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ,… nhập cư vào châu Âu.
+ Các nước tiếp nhận số lượng người nhập cư nhiều là Đức, Anh, Pháp…
- Người nhập cư đã bổ sung lực lượng lao động lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
- Tuy nhiên cũng gây khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, hệ thống phúc lợi, sự ổn định chính trị của các quốc gia.
3. Đặc điểm đô thị hóa
a. Đô thị hóa diễn ra sớm
- Đô thị đầu tiên xuất hiện ở châu Âu vào thời kì cổ đại, phát triển trong thời kì trung đại, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ cuối thế kỉ XVIII gắn với sự ra đời cuộc cách mạng công nghiệp Anh, kể từ đó các đô thị hình thành càng nhiều quy mô lớn.
- Nhiều đô thị kết nối thành các chuỗi đô thị có sức ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội thế giới: Luân- đôn, Pa-ri, Mi-lan,...
b. Mức độ đô thị hóa cao
- Tính đến năm 2019, tỉ lệ dân thành thị là 74,3% trong tổng dân số, với hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân.
- Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao ở châu Âu: Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Anh, Ai-xơ-len,...
c. Đô thị hóa đang mở rộng
- Hiện nay, dân thành thị có xu hướng chuyển từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh.
- Mô hình đô thị làng quê ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia châu Âu.