Nội dung tài liệu
1. Thành phần không khí gần bề mặt đất
1. Thành phần không khí gần bề mặt đất
- Thành phần của không khí gần bề mặt đất chủ yếu là các khí: nitơ (78%), oxy (21%), hơi nướcvà các khí khác.
- Vai trò của oxy: cần thiết cho sự cháy và hô hấp của động vật.
- Vai trò của hơi nước: sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,...
- Vai trò của khí cacbonic:
+ Đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh tạo nên chất hữu cơ và oxy - những dưỡng chất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất.
+ Sử dụng trong bình chữa cháy giúp chữa cháy hiệu quả.
+ Đối với việc nuôi trồng cây trong nhà kính, khí CO2 làm cho nhiệt độ bên trong tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ đó mà cây sẽ phát triển tốt hơn.
+ Sản xuất sương mù băng khô để tạo các hiệu ứng đặc biệt từ hỗn hợp khí CO2 lạnh và không khí lạnh ẩm ướt.
2. Các tầng khí quyển
- Khí quyển gồm 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển (tầng giữa, tầng nhiệt, tầng khuếch tán).
- Đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu:
+ Tầng đối lưu: nhiệt độ giảm theo độ cao (trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ lại giảm 0,6oC), luôn có sự chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng. Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết như mây, mưa, sấm sét,...
+ Tầng bình lưu: nhiệt độ tăng theo độ cao, không khí luôn luôn chuyển động ngang. Lớp ô-dôn trong tầng này đã giúp hấp thụ phần lớn bức xạ cực tím, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.
- Không khí ở đáy tầng đối lưu do tiếp xúc với các bộ phận khác nhau của bề mặt Trái Đất (lục địa hay đại dương) nên chịu ảnh hưởng của mặt tiếp xúc mà hình thành các khối khí có đặc tính khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm.
- Các khối khí:
+ Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
+ Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
+ Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
+ Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
- Một khối khí khi di chuyển qua các khu vực địa lí khác nhau sẽ biến đổi tính chất, đồng thời làm thay đổi thời tiết của nơi khối khi đi qua.
4. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất
- Không khí dù rất nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng. Do khí quyền rất dày nên không khí tạo ra một sức ép lên bề mặt Trái Đất. Sức ép của khí quyển lên một đơn vị diện tích trên mặt đất được gọi là khí áp bề mặt Trái Đất. Khí áp trung bình trên mặt biển là 1 013 mb.
- Trên bề mặt Trái Đất, khí áp được phân bố thành những đai áp cao và đai áp thấp từ Xích đạo đến cực. Tuy nhiên, do sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương nên các đai khí áp này không liên tục mà chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt
5. Gió. Các loại gió thường xuyên trên Trái Đất
- Gió là sự di chuyển của khối không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.
- Các loại gió thường xuyên thổi từ các đai áp cao về các đai áp thấp trên Trái Đất gồm gió Mậu dịch (Tín phong), gió Tây ôn đới và gió Đông cực đới.