Nội dung tài liệu
1. Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ
- Vào khoảng thế kỉ VIITCN, nhà nước Văm Lang ra đời, đứng đầu là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ)
- Địa bàn chủ yếu: gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay (ven sông Hồng).
- Tổ chức Nhà nước:
- Đứng đầu là Hùng Vương, con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị Nương.
- Chia cả nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc. (Phú Thọ)
- Đứng đầu các bộ lạc là Lạc tướng, đứng đầu các chiềng chạ là Bộ chính.
=> Mở đầu thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
2. Sự ra đời nước Âu Lạc
* Hoàn cảnh
- Cuối thế kỉ III TCN, nhà Tần đem quân đánh Xuống phía nam. Người Lạc Việt và người Âu Việt đã đoàn kết với nhau cùng chống quân xâm lược.
- Họ đã cử ra "nguời tuấn kiệt" là Thục Phán lãnh đạo cuộc kháng chiến. Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vuơng, lập ra nuớc Âu Lạc.
- Khoảng năm 208 TCN, nhà nước Âu Lạc ra đời, đứng đầu là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).
- Phạm vi không gian lãnh thổ được mở rộng hơn thời Văn Lang.
- Tổ chức nhà nước: không có nhiều thay đổi so với Nhà nước Văn Lang nhưng quyền lực nhà vua được mở rộng hơn.
- Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt có thành Cổ Loa.
* Điểm mới so với nhà nước thời Văn Lang
- Vua có quyền lực cao hơn trong việc trị nước
- Sức mạnh quân sự của Nhà nước Âu Lạc được để cao: có quân đội và vũ khí tốt (lẫy nỏ, mũi tên đồng)
- Có thành cổ Loa kiên cố, vững chắc. (quân thành)
- Lãnh thổ rộng lớn hơn (vượt ra khỏi châu thổ sông Hồng) nên được chia thành nhiều bộ hơn.
3. Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc
a. Đời sống vật chất:
- Nguồn lương thực: Chính là gạo nếp, gạo tẻ, muối, mắm cá,...
- Nhà ở: nhà sàn
-Thức ăn: gạo nếp, gạo tẻ, muối, mắm cá...; ăn trầu, uống rượu..
- Mặc: nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất; nữ mặc váy, yếm. Ngày thường để tóc ngang vai, búi tó hoặc tết tóc kiểu đuôi sam. Vào dịp lễ hội, họ đội thêm mũ lông chim, đeo trang sức (vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai,...)
- Đi lại: chủ yếu bằng thuyền
=> Đời sống vật chất của nhân dân ổn định, phong phú ít phụ thuộc vào thiên nhiên so với trước đó.
b. Đời sống tinh thần:
- Có tục thờ cúng tổ tiên, các vị thần tự nhiên ; người chết được chôn trong thạp, bính, mộ thuyền….
- Họ thích tổ chức các lễ hội, vui chơi như: bơi, đua thuyền, nhảy múa…
- Họ có khiếu thẩm mĩ riêng như nhuộm răng đen, xăm mình vừa làm đẹp vừa tránh được thủy quái…
=> Giản dị, chất phác, hòa hợp với thiên nhiên, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc trong cư dân Văn Lang.