Nội dung tài liệu
Bài 13. Vị trí địa lí, phạm vi Châu Mỹ. Sự phát kiến ra Châu Mỹ
1. Vị trí địa lí và phạm vi
+ Châu Mỹ rộng khoảng 42 triệu km², lớn thứ hai trên thế giới, sau châu Á, Châu Mỹ nằm tiếp giáp với các đại dương lớn và gần như tách biệt với các châu lục khác. Đây là châu lục duy nhất nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây và là châu lục trải dài trên nhiều vĩ độ nhất (phần đất liền khoảng từ 72°B đến 54°N).
+ Châu Mỹ gồm hai lục địa là Bắc Mỹ và Nam Mỹ, được nối với nhau bằng eo đất hẹp Trung Mỹ. Eo đất này hiện đã bị cắt ngang bởi kênh đào Pa-na-ma.
2. Hệ quả địa lí – lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ
- Lịch sử
+ Năm 1492, C. Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng ở Tây Ban Nha, tiến về phía tây với mục đích tìm đường đi sang châu Á và tình cờ đã phát hiện ra các vùng đất mới.
+ Là chuyến đi đầu mở ra con đường biển mới đến các châu lục khác.
- Hệ quả
+ Cuộc phát kiến của Cô-lôm-bô đã tìm ra một châu lục mới (châu Mỹ), mở ra một thời kì khám phá và chính phục thế giới. Từ sau cuộc phát kiến người châu Âu bắt đầu xâm chiếm và khai phá châu Mỹ với việc khai thác những nguồn nguyên liệu, khoảng sản quý giá và xây dựng nền văn hóa phương tây trên vùng đất mới này. Cuộc phát kiến cũng đẩy nhanh quá trình di dân từ các châu lục khác đến châu Mỹ.