Nội dung tài liệu
1. Vị trí Biển Đông
- Biển Đông là một biển nửa kín rìa lục địa nằm ở phía Tây Thái Bình Dương.
- Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải dài từ vĩ tuyến 3° Bắc đến 26° Bắc và từ kinh tuyến 100° Đông đến 121° Đông.
- Có 9 nước và một vùng lãnh thổ tiếp giáp biển Đông (gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan).
à Biển Đông có vị trí quan trọng về địa - chính trị, địa - kinh tế, địa - chiến lược… của khu vực và quốc tế. Vì thế, Biển Đông và các quần đảo trong nó là đối tượng gây ra nhiều tranh chấp và xung đột giữa các quốc gia trong khu vực, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
vTác động của vị trí địa lí đối với việc hình thành các đặc điểm tự nhiên của khu vực Biển Đông
- Biển Đông có nhiều cấu trúc địa lý như đảo san hô, bãi cạn, bãi ngầm,...
- Khí hậu mang tính chất nhiệt đới với nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo vĩ độ và mùa. Đặc biệt, đây là khu vực hình thành và hoạt động nhiều của áp thấp nhiệt đới, bão, sóng thần. Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão hình thành và hoạt động trên Biển Đông thường từ tháng 5 đến hết tháng 10.
- Vị trí, địa lí và khí hậu đặc biệt tạo cho vùng Biển Đông sự đa dạng sinh học điển hình trên thế giới về cấu trúc thành phần loài động thực vật, hệ sinh thái và nguồn gen.
2. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông
a. Tuyến đường giao thông biển huyết mạch
- Biển Đông là “cầu nối” tuyến đường giao thông biển huyết mạch giữa Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Đương và Đại Tây Dương, giữa châu Âu, châu Phi, Trung Cận Đông với vùng Đông Á.
- Là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới, các tuyến hàng hải quốc tế “huyết mạch” khu vực Đông Nam Á, 4/16 đường giao thương chiến lược của thế giới đi qua Đông Nam Á (các eo biển Ma-lắc-ca, Lu-dông,...).
- Biển Đông có nhiều eo biển quan trọng như: eo Đài Loan, Ba-si, Ga-xpa, Ca-li-man-tan, eo Ma-lắc-ca. Đặc biệt, eo biển Ma-lắc-ca có vị trí vô cùng quan trọng, là eo biển có lượng tàu thuyền đi qua nhộn nhịp và lượng dầu vận tải hằng năm chiếm vị trí thứ hai thế giới.
- Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này, hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua Biển Đông.
- Nằm trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, lượng hàng hoá quan trọng như dầu hoả, khí đốt đều qua ngà Biển Đông:
+ Nếu lấy giữa Biển Đông làm trung tâm nhìn ra thế giới, trong vòng bán kinh 1 500 hải lí có các cảng quan trọng như Băng Cốc (Thái Lan), Can-cút-ta (Ấn Độ), Xin-ga-po, Ma-nila (Phi-líp-pin), Đài Loan, Hồng Công, Thượng Hải (Trung Quốc), Na-ga-xa-ki (Nhật Bản).
+ Trong vòng 2500 hải lí, có các cảng quan trọng như Ma-drát (Madras), Cô-lôm-bộ (Colombia), Tô-ki-ô (Tokyo), Y-ô-kô-ha-ma (Yokohama) (Nhật Bản),... bao trùm hầu hết lãnh thổ các nước đông dân nhất thế giới, bao gồm một nửa nhân loại.
- Biển Đông có vai trò quan trọng về giao thông hàng hải và kinh tế.
b. Địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương
- Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Mỹ về quốc phòng – an ninh, giao thông vận tải và các hoạt động kinh tế khác.
+ Vùng biển này là tuyến đường ngắn nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu biển di chuyển giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
+ Các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Việt Nam,... đều có các hoạt động thương mại hàng hải, khai thác hải sản và dầu khí rất sôi động trên vùng biển này.
+ Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống người dân ở một số nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các nước Đông Nam Á ven biển đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ Biển Đông trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương với khoảng 300 triệu dân có nền kinh tế phụ thuộc vào tuyến đường biển này.
- Biển Đông là nơi tập trung các mô hình chính trị, kinh tế xã hội và văn hoá đa dạng của thế giới trên cơ sở giao thoa của các nền văn hoá, văn minh của nhân loại, là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn.
- Hiện nay, Biển Đông vẫn giữ tầm quan trọng và vị thế địa chiến lược trọng yếu. Các nước lớn đều xác định có lợi ích chiến lược ở Biển Đông. Sự căng thẳng trên Biển Đông đang có nhiều tác động lớn đến quá trình thay đổi địa chiến lược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
c. Nguồn tài nguyên thiên nhiên biển
Biển Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn như: sinh vật biển, khoáng sản (ti-tan, thiếc, chì, kẽm,...). Nơi đây là một trong những bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới.
- Tài nguyên sinh vật: Biển Đông có hàng nghìn loài sinh vật, thực vật và chim biển. Khai thác hải sản là một ngành kinh tế rất quan trọng đối với các quốc gia ven Biển Đông. Theo Tổ chức FAO, Biển Đông xếp hạng thứ 4 trong số 19 khu vực đánh cá tốt nhất thế giới và chiếm 10% tổng khối lượng hải sản (khoảng 6 triệu tấn) trên toàn thế giới.
- Tài nguyên phi sinh vật: dầu khí là tài nguyên có tắm chiến lược quan trọng. Biển Đông là một trong năm bốn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ Biển Đông. Ngoài ra, còn có băng cháy là tài nguyên của tương lai.
Biển Đông là 1 trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới
+ Theo bộ Năng lượng Mĩ: lượng dự trữ dầu được kiểm chứng khoảng 7 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ ngày.
+ Đối với Trung Quốc, họ dự đoán trữ lượng dầu ở biển Đông nhiều hơn, có 213 tỉ thùng trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa là 105 tỉ thùng.
+ Đối với Nga (trước đây là Liên Xô) khu vực biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng 1 tài nguyên khí đốt đóng băng.
+ Đối với Việt Nam: tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam thì đướ xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng về dầu khí trong đó có những bể Cửu Long, Nam Côn Sơn được đánh góa có triển vọng dầu khí lớn nhất và điều kiện khai thác dễ dàng, thuận lợi. Dự báo trữ lượng dầu khí toàn thềm lục địa của Việt Nam thì xấp xỉ 10 tỉ tấn quy đổi trữ lượng khai thác khoảng 2 tỉ tấn. Trữ lượng dự báo của khí 1000 tỉ m3.
- Tài nguyên giao thông vận tải: là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế, cả bốn phía Biển Đông đều có đường thông ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến di qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông.
- Tài nguyên du lịch: bờ biển có nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thuỷ rất đa dạng, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới.
- Nguồn tài nguyên ở Biển Đông có giá trị cao đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ đời sống hằng ngày của người dân và phát triển kinh tế – xã hội của các nước trong khu vực.
3. Tầm quan trọng của các đảo và quần đảo trên biển Đông
a. Vị trí quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
vHoàng Sa
- Là 1 phần thuộc lãnh thổ Việt Nam thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng.
- Quần đảo này được dân gian gọi là Bãi Cát vàng hay Cồn Vàng, tên quốc tế Paracel Island.
- Nằm trên vùng biển rộng khoảng 30000km2, tổng diện tích phần nổi không nhiều khoảng 10km2 đảo lớn nhất là Phú Lâm (1,5km2).
- Quần đảo nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam và 1 phần Quảng Ngãi.
+Cực Bắc của quần đảo là đảo Đá Bắc
+Cực Nam của quần đảo là bãi đá ngầm Ốc tai voi
+Cực Đông của quần đảo là bãi cạn Gò Nổi
+Cực Tây của quần đảo là đảo Tri Tôn
- Gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm được chia thành 2 nhóm: nhóm lưỡi liềm ở phía Tây, nhóm An Vĩnh ở phía Đông.
vTrường Sa
- Là 1 phần của lãnh thổ Việt Nam nay thuộc tinh Khánh Hòa, Việt Nam. Nằm ở phía cực Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Hoàng Sa từ đảo gần nhất là 350 hải lý, xa nhất khoảng 500 hải lý, cách Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý.
- Tên gọi: Vạn lý Trường Sa; Bracel Island,...
- Diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt nước rất ít, chỉ khoảng 11km2 .
- Gồm 137 đảo, đá, bãi, không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (gồm bãi Phúc Trần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tư Chính).
- Căn cứ vào hải đồ quần đảo cho làm 8 cụm chính từ Bắc xuống Nam: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, An Bang, Bình Nguyên.
b. Tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
- Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông nằm trên những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các châu lục nên có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh đối với nhiều quốc gia ven biển. Một số đảo, quần đảo có vị trí, điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển nền kinh tế biển toàn diện, xây dựng thành cơ sở hậu cần – kĩ thuật phục vụ hoạt động quân sự và kinh tế.
vTầm quan trọng của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:
- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, giúp kiểm soát và bảo đảm an ninh cho các tuyến đường giao thông trên biển, trên không trong khu vực Biển Đông.
+ Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược quan trọng, là hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo này, tuỳ điều kiện cụ thể, có thể lập những căn cứ, trung tâm kiểm soát vùng trời, vùng biển, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược quản sự, là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hoá.
+ Biển, đảo là không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh, hình thành tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, từ xa đến gần, tạo những điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền tiêu, đồng thời là lá chắn vững chắc từ hướng biển, tạo thể liên hoàn biển – đảo – bờ trong thế trận phòng thủ. Lịch sử cho thấy trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, có tới 10 cuộc chiến tranh kẻ thù đều tiến công từ hướng biển.
- Các đảo, quần đảo trên Biển Đông là không gian hoạt động kinh tế có tầm quan trọng chiến lược. Một số ngành kinh tế biển có thể phát triển bền vững như: du lịch, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, khai thác dược liệu biển và khoáng sản,...
+ Có nhiều loại hải sản quý, tạo điều kiện phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như ngư nghiệp và nuôi trồng chế biến thuỷ, hải sản, du lịch, thể thao, nghỉ dưỡng,... Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển.
+ Ven biển Việt Nam chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như than, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm... trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá.
+ Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, rất thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền,.. phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.
+ Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tuy diện tích bề mặt nổi lên mặt nước không lớn, song lại rải rác, chiếm diện tích rất rộng, có thể kiểm soát nhiều lãnh hải và khai thác được nhiều tài nguyên ở dưới lòng biển.
- Tại các đảo còn có thể xây dựng các khu bảo tồn biển, trung tâm nghiên cứu để duy trì và phát triển các loài sinh vật hoang dã, các loài quý hiếm,...