Giới thiệu
ã Nam Điềnn là một xã ven biển nằm ở phía Tây nam huyện Nghĩa Hưng, được thành lập từ năm 1978. Đây là một vùng đất được coi là đầu sóng ngọn gió vì vậy con người nơi đây sớm hình thành một tinh thần, nghị lực vượt khó vươn lên. Người dân ở đâyy sống chủ yếu là nghề đánh bắt thủy hải sản. Nhận thức của nhân dân trong những năm đầu còn rất hạn chế , người dân chủ yếu lo làm ăn để phát triển kinh tế.
Trong hoàn cảnh khó khăn chung của cả nước sau chiến tranh, cấp ủy Đảng và chính quyền xã Nam Điền vừa lo tổ chức tốt đời sống cho nhân dân vừa phải lo xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương. Dân cư ở các xã trong huyện trong tỉnh xuống Nam Điền ngày một đông. Số trẻ trong độ tuổi cần được đi học ngày một nhiều đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải thành lập trường học cho các em. Trong suốt những năm dài đầy gian lao, thử thách, đến nay trường THCS Nam Điền đã có được những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của xã nhà. Với chiều dài gần 40 năm hình thành và phát triển của một xã ven biển, trường THCS Nam Điền đã trải qua những giai đoạn thăng trầm:
Giai đoạn thứ nhất (Từ 1978- 1984):
Xác định được nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn này, tháng 8/1978 huyện ủy, UBND huyện Nghĩa Hưng đã ban hành quyết định thành lập trường cấp I xã Nam Điền. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là thầy Phạm Ngọc Nhạ quê Nghĩa Hải và 10 cán bộ giáo viên. Năm học đầu tiên 1978- 1979 trường có 9 lớp với tổng số 280 học sinh gồm 3 lớp 1; 2 lớp 2; 2 lớp 3; 2 lớp 4. Trường được đặt tại khu lán trại của các đội 202 quai đê lấn biển trước đây.
Được sự quan tâm của Đảng ủy, Chính quyền, năm 1981 trường cấp I được chuyển về khu mới gần trụ sở Đảng ủy, UBND xã hiện nay. Cơ sở vật chất lúc này vô cùng thiếu thốn. Trường chỉ có 5 phòng học, 1 văn phòng và 4 phòng tập thể cho giáo viên. Tổng số cán bộ giáo viên lúc này là 15 người, thầy giáo Phạm Ngọc Nhưng là hiệu trưởng của trường. Năm học này có 12 lớp, học sinh vẫn phải học ở hai khu, 10 lớp ở khu trung tâm, 2 lớp ở khu lẻ. Bước đầu thật khó khăn, học sinh chênh lệch nhau về độ tuổi, khó khăn về kinh tế khiến các em bỏ học thường xuyên. Tuy nhiên, các thầy giáo, cô giáo được điều động đến Nam Điền công tác đều tận tụy, hết lòng vì học sinh.
Giai đoạn hai (Từ 1990- 1995):
Đến năm 1984 - 1986 dân số của Nam Điền dần dần ổn định, số học sinh có nhu cầu đến trường ngày một cao, cơ sở vật chất của trường cấp I Nam Điền còn vô cùng thiếu thốn, học sinh phải học 3 ca. Mặt khác xã Nam Điền chưa có trường cấp II nên toàn bộ số học sinh học xong cấp I có nhu cầu học tiếp phải vào học nhờ trường cấp II Rạng Đông. Đường xa, phương tiện đi lại không có các em theo học cấp II rất ít.
Đứng trước thực tế này, năm 1990 Đảng ủy, UBND xã Nam Điền đã đề nghị huyện cho mở lớp cấp II. Tháng 8/1990 Trường PTCS Nam Điền được thành lập với tổng số cán bộ giáo viên là 35, hiệu trưởng của trường là thầy Trần Thiện Thập, phó hiệu trưởng là cô Nguyễn Thị Khuyên và thầy Ngô Tất Đắc. Năm học 1990- 1991 trường có 31 lớp, trong đó có 31 lớp cấp 1 với 1021 học sinh và một lớp cấp II với 43 học sinh.
Với cơ sở vật chất nhà trường lúc đó rất thiếu thốn, trường học chung cả cấp I và cấp II, nhưng với sự quan tâm nhiệt tình của Đảng ủy, chính quyền xã, sự chỉ đạo trực tiếp và sát sao của phòng giáo dục, số hộc sinh học cấp II tăng dần, số lớp tăng lên từ 1, 2 lớp lên 3, 4, 5 lớp.
Năm học 1994 - 1995 trường PTCS Nam Điền đã có 238 học sinh với 7 lớp và có 11 thầy cô giáo giảng dạy ở hầu hết các môn của cấp II.
Giai đoạn thứ 3 (Từ 1995 đến nay):
Đến tháng 9 năm 1995 sau khi trường cấp I được Chính phủ Nhật Bản tài trợ theo chương trình ODA, cơ bản đủ phòng học 2 ca cho các em. Trường cấp 2 đã có tổng số 343 học sinh với 7 lớp và 12 thầy cô giáo giảng dạy, phòng GD&ĐT Nghĩa Hưng thống nhất với đảng ủy, HĐND, UBND xã chính thức tách trường cấp 1 là trường Tiểu học, trường cấp 2 là trường THCS do thầy Trần Thiện Thập làm Hiệu trưởng, thầy Phạm Văn Tiến làm phó hiệu trưởng, thầy Phạm Đức Vượng là chủ tịch Công đòan nhà trường. Sau khi thành lập trường, số học sinh biến động và tăng nhiều so với ngày thành lập trường nhưng còn nhiều khó khăn vất vả, học sinh phải học 3 ca có những khi còn học theo con nước.
Ngày 02/9/2003, trong niềm hân hoan vô bờ bến của nhân dân, thầy và trò trường THCS Nam Điền được đón một khu nhà 2 tầng với 10 phòng học được xây dựng khang trang bằng nguồn kinh phí do sự đóng góp của nhân dân.
Gần 10 năm sau, ngày 20 tháng 11 năm 2012, một niềm vui lớn nữa lại đến với thầy và trò trường THCS Nam Điền, đó là một dãy nhà 2 tầng với 10 phòng họ được xây dùng bằng nguồn kinh phí của ngân sách huyện và ngân sách xã lại được đưa vào sử dụng. Từ đây, thầy và trò trường THCS Nam Điền đã có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho việc dạy và học, các em học sinh đã có đầy đủ phòng học chức năng, các thầy cô giáo cũng đã có đủ các phòng họp, phòng làm việc.
Cùng với việc hoàn thiện về cơ sở vật chất, mọi hoạt động của nhà trường ngày càng đi vào nề nếp và chất lượng giao dục ngày càng cao, số học sinh bỏ học ngày càng giảm. Chất lượng đại trà hàng năm đã được nâng lên khá rõ rệt, số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện và học sinh thi đỗ vào các trường đại học, Cao đẳng ngày càng nhiều. Nhiều thầy cô giáo đã có thành tích cao trong hội thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh như thầy giáo Nguyễn Văn Quân dạy môn tiếng Anh từng đạt giải ba của tỉnh. Cô giáo Mai Thị Trung Kiên đạt giải Nhì của huyện môn Ngữ Văn, Cô Trần Thị Khuyên, cô Phan Thị Hoa, cô Trần Thị Dung cũng từng đứng ở tốp đầu của hội thi giáo viên giỏi cấp huyện. Đặc biệt trong những năm gần đây, một số môn học đã có kết quả bứt phá thật đáng được ghi nhận. Đó là kết quả thi vào PTTH môn Ngữ văn của cô Bùi Phúc Nhân Huyền, xếp thứ 7/26 trường, môn Ngữ văn của cô Trần Thị Khuyên xếp thứ 6/26 trường. Là kết quả Chất lượng năm học 2013-2014 với môn tiếng Anh 6 do cô Vũ Thị Hạnh giảng dạy xếp thứ 1/25 trường, môn Toán 6 do thầy Tống Văn Trí giảng dạy xếp thứ 3/25 trường.
Song song với thành tích của các thầy cô thì nhiều thế hệ học sinh nhà trường đã trưởng thành nhiều em đã có bằng thạc sĩ, kỹ sư hay cử nhân... là cán bộ công chức, bác sĩ, kỹ sư, là giám đốc, trưởng phó phòng hay là chủ các doanh nghiệp... đã làm rạng danh cho gia đình nhà trường và thầy cô như em Đoàn Hào Hiệp - PGĐ tập đoàn Eurowindow khu vực phía nam, em Phạm Văn Dương - Thạc sĩ - Giảng viên trường Đại học kiến trúc Hà Nội, em Trần Văn Duẩn - Kỹ sư - Giám đốc điều hành công ty xây dựng Đạt Phương Hà Nội, em Trần Anh Tuấn - CB Ngân hàng NN&PTNT - Chi nhánh Nhà Bè TP Hồ Chí Minh và còn rất nhiều các em khác....
Công tác xây dựng và phát triển Đảng cũng được chi bộ nhà trường đặc biệt quan tâm. Năm học 1990 trường chỉ có 1 đảng viên nhưng đến nay đã có 11 đảng viên. Chi bộ liên tục là chi bộ trong sạch vững mạnh, xuất sắc. Đây là niềm vinh dự tự hào là yếu tố quyết định để nhà trường có được những kết quả đáng phấn khởi như trên.
Từ ngày trường được tách ra và mang tên trường THCS Nam Điền, các thầy cô từng là lãnh đạo nhà trường qua các thời kỳ:
- Thầy Trần Thiện Thập, quê Nghĩa Tân, trú quán tại thị trấn Rạng Đông là Hiệu trưởng nhà trường từ năm 1990 đến năm 2010.
- Thầy Phạm Văn Tiến, quê Nghĩa Hải là phó hiệu trưởng nhà trường từ năm 1995 đến năm 2005. Sau 6 năm chuyển công tác, năm học 2011 thầy lại trở về trường đảm nhận vai trò là một hiệu trưởng. Tháng 3/2014 thầy về nghỉ chế độ tại xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Cô Mai Thị Mừng, quê Thị Trấn Rạng Đông, trú quán Nam Điền là Phó hiệu trưởng nhà trường từ năm 2005 đến nay.
- Thầy Vũ Đình Bảng, quê Nam Điền là phó hiệu trưởng nhà trường từ năm 2005 đến năm 2011. Năm 2011 đến tháng 2 năm 2014 thầy là bí thư chi bộ - Phó hiệu trưởng nhà trường. Từ tháng 3/2014 thầy đảm nhiệm cương vị mới: bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường.
Giờ đây, nhà trường đã thực sự đổi mới, mọi hoạt động của nhà trường có nhiều khởi sắc. Tất cả đã đủ điều kiện và đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn của một trường chuẩn quốc gia. Với sự nỗ lực không ngừng của thầy và trò, sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND, UBND, các ban nghành trong toàn xã, đặc biệt là sự quan tâm sát sao của Huyện ủy, phòng giáo dục và đào tạo huyện Nghĩa Hưng, trường THCS Nam Điền sẽ quyết tâm phấn đấu để có chỗ đứng xứng đáng trong ngành giáo dục huyện nhà, xứng đáng với lòng mong mỏi và niềm tin của nhân dân.