Tài liệu liên quan
CH
Cô Hoàng Huyền
1 tháng 12 2023 lúc 14:37
Nội dung tài liệu
Tính chất kết hợp của phép nhân
So sánh giá trị (a \(\times\) b) \(\times\) c và a \(\times\) (b \(\times\) c)
a | b | c | (a \(\times\) b) \(\times\) c | a \(\times\) (b \(\times\) c) |
2 | 3 | 4 | (2 \(\times\) 3) \(\times\) 4 = 6 \(\times\) 4 = 24 | 2 \(\times\) (3 \(\times\) 4) = 2 \(\times\) 12 = 24 |
6 | 3 | 5 | (6 \(\times\) 3) \(\times\) 5 = 18 \(\times\) 5 = 90 | 6 \(\times\) (3 \(\times\) 5) = 6 \(\times\) 15 = 90 |
Ta thấy giá trị của (a \(\times\) b) \(\times\) c và a \(\times\) (b \(\times\) c) luôn bằng nhau.
Khi đó ta viết:
(a \(\times\) b) \(\times\) c = a \(\times\) (b \(\times\) c)
Tính chất kết hợp của phép nhân:
Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
Chú ý:
Ta có thể tính giá trị của biểu thức a \(\times\) b \(\times\) c như sau:
a \(\times\) b \(\times\) c = (a \(\times\) b) \(\times\) c = a \(\times\) (b \(\times\) c)
Bài giảng giúp học sinh:
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
- Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để giải toán.