Tài liệu liên quan
Người dùng chịu trách nhiệm duy nhất và độc lập cho bất kỳ nội dung nào họ tải lên, đăng tải, hoặc chia sẻ thông qua nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của người dùng hoặc đối tác liên quan đến nội dung đó.
Chúng tôi không bảo đảm hoặc đưa ra bất kỳ cam kết nào liên quan đến tính an toàn, đáng tin cậy hoặc tính phù hợp của nội dung được tải lên bởi người dùng. Người dùng đồng ý rằng việc sử dụng nội dung này hoàn toàn do ý muốn và tự chịu rủi ro.
Chúng tôi có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, theo dõi, xem xét, xóa hoặc sửa đổi bất kỳ nội dung nào do người dùng tạo ra và chia sẻ trên nền tảng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có quyền hành động nếu nội dung vi phạm điều khoản sử dụng hoặc chính sách của chúng tôi.
Bằng cách sử dụng nền tảng của chúng tôi, người dùng đồng ý rằng họ hiểu và chấp nhận các điều khoản và điều kiện được quy định trong lời văn tuyên bố miễn trừ trách nhiệm này và chịu trách nhiệm về việc kiểm tra định kỳ các thay đổi của nó.
Nội dung tài liệu
BÀI 2. HÌNH CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Nhận biết được hình chóp tứ giác đều.
Nhận biết được trung đoạn, chiều cao của hình chóp tứ giác đều.
Nhận biết được diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều, thể tích của hình chóp tứ giác đều.
Tính được diện tích xung quanh, thể tích của một hình chóp tứ giác đều cụ thể.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
Tư duy và lập luận toán học: Phân biệt được giữa hình chóp tam giác đều với hình chóp tứ giác đều, li ga ) được hình nào là hình chóp tứ giác đều, còn hình nào không phải là hình chớp và giác đều; ...
Mô hình hóa toán học.
Giải quyết vấn đề toán học: Tính diện tích xung quanh, thể tích của hình chóp tứ giác đều, ...
Giao tiếp toán học: Chuyển đổi ngôn ngữ, từ ngôn ngữ thông thường sang đọc (nói), viết về tính chất của hình chóp tử giác đều, ...
Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
Một số mô hình về hình chóp tứ giác đều (hay một số vật thể có dạng hình chóp tứ giác đều) để HS quan sát, nhận dạng. Một số hình khai triển của hình chóp tứ giác đều (trên giấy hay bìa mỏng) để HS cắt, ghép, tạo dựng vật thể có dạng hình chóp tứ giác đều.
Một số hình ảnh (hoặc clip nếu có điều kiện) về những vật thể có dạng hình chóp tứ giác đều, có trong thực tế (như: kim tự tháp, hộp quà có dạng hình chóp tứ giác đều, ...) để minh hoạ, làm cho bài học được sinh động và lôi cuốn người học.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh, dự đoán tên gọi.
c) Sản phẩm: HS đưa ra dự đoán.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh