Tài liệu liên quan
Người dùng chịu trách nhiệm duy nhất và độc lập cho bất kỳ nội dung nào họ tải lên, đăng tải, hoặc chia sẻ thông qua nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của người dùng hoặc đối tác liên quan đến nội dung đó.
Chúng tôi không bảo đảm hoặc đưa ra bất kỳ cam kết nào liên quan đến tính an toàn, đáng tin cậy hoặc tính phù hợp của nội dung được tải lên bởi người dùng. Người dùng đồng ý rằng việc sử dụng nội dung này hoàn toàn do ý muốn và tự chịu rủi ro.
Chúng tôi có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, theo dõi, xem xét, xóa hoặc sửa đổi bất kỳ nội dung nào do người dùng tạo ra và chia sẻ trên nền tảng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có quyền hành động nếu nội dung vi phạm điều khoản sử dụng hoặc chính sách của chúng tôi.
Bằng cách sử dụng nền tảng của chúng tôi, người dùng đồng ý rằng họ hiểu và chấp nhận các điều khoản và điều kiện được quy định trong lời văn tuyên bố miễn trừ trách nhiệm này và chịu trách nhiệm về việc kiểm tra định kỳ các thay đổi của nó.
Nội dung tài liệu
BÀI 32: DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HOÁ Ở NGƯỜI (4 tiết )
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng và mối quan hệ giữa tiêu hoá, dinh dưỡng.
- Trình bày được chức năng của hệ tiêu hoá; kể tên được các cơ quan cùa hệ tiêu hoá, nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng cùa cả hệ tiêu hoá.
- Trình bày được chế độ dinh dưỡng của con người ở các độ tuổi; nêu được nguyên tắc lập khẩu phần ăn cho con người; thực hành xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình.
- Nêu được một số bệnh về đường tiêu hoá và cách phòng chống các bệnh đó; vận dụng để phòng chống các bệnh về tiêu hoá cho bản thân và gia đình.
- Trình bày được một số vấn đề về an toàn thực phẩm.
- Vận dụng được hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm để đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến, chế độ ăn uống an toàn cho bản thân và gia đình; đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng thực phấm đó một cách phù hợp.
- Thực hiện được dự án điều tra về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương; dự án điều tra một số bệnh đường tiêu hóa trong trường học hoặc tại địa phương.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về dinh dưỡng và tiêu hoá ở người.
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để phát biểu khái niệm chất dinh dưỡng và dinh dưỡng, cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hoá, quá trình tiêu hoá ở người, một số bệnh về đường tiêu hoá, chế độ dinh dưỡng ở người, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức koa học tự nhiên: Nêu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng và mỗi quan hệ giữa tiêu hoá, dinh dưỡng. Trình bày được chức năng của hệ tiêu hoá; kể tên được các cơ quan của hệ tiêu hoá, nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng cùa cả hệ tiêu hoá. Trình bày được chế độ dinh dưỡng của con người ở các độ tuổi; nêu được nguyên tắc lập khẩu phán ăn cho con người; thực hành xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình.
- Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Nêu được một số bệnh về đường tiêu hoá và cách phòng chống các bệnh đó; vận dụng để phòng chống các bệnh về tiêu hoá cho bản thân và gia đình. Trình bày được một số vấn đé vé an toàn thực phẩm.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm để đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến, chế độ ăn uống an toàn cho bản thân và gia đình; đọc và hiểu được ý nghĩa cùa các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng thực phấm đó một cách phù hợp. Thực hiện được dự án điều tra về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương; dự án điều tra một số bệnh.
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về dinh dưỡng và tiêu hoá ở người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Tranh ảnh giới thiệu về dinh dưỡng và tiêu hoá ở người.
- Máy chiếu, laptop
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu
- Phiếu học tập
2. Đối với học sinh
- SGK khoa học tự nhiên 8.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: GV đặt vấn đề nhằm khơi gợi hứng thú tìm hiểu khoa học cho HS.
b. Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức trò chơi “Thử tài lí giải khoa học”.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV thông báo luật chơi: GV sẽ đưa ra câu hỏi khoa học. Các nhóm HS thay nhau thử sức trả lời vào PHT. Mỗi câu trả lời được điểm cộng.
- GV đưa ra vấn đề để HS lí giải: Cơ thể cần thường xuyên lấy các chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn để duy trì sự sống và phát triển. Tuy nhiên, thức ăn hầu hết có kích thước lớn nên các tế bào của cơ thể không thể hấp thụ được. Quá trình nào đã giúp cơ thế giải quyết vấn đề này và quá trình đó diễn ra như thế nào?