Tài liệu liên quan
Người dùng chịu trách nhiệm duy nhất và độc lập cho bất kỳ nội dung nào họ tải lên, đăng tải, hoặc chia sẻ thông qua nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của người dùng hoặc đối tác liên quan đến nội dung đó.
Chúng tôi không bảo đảm hoặc đưa ra bất kỳ cam kết nào liên quan đến tính an toàn, đáng tin cậy hoặc tính phù hợp của nội dung được tải lên bởi người dùng. Người dùng đồng ý rằng việc sử dụng nội dung này hoàn toàn do ý muốn và tự chịu rủi ro.
Chúng tôi có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, theo dõi, xem xét, xóa hoặc sửa đổi bất kỳ nội dung nào do người dùng tạo ra và chia sẻ trên nền tảng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có quyền hành động nếu nội dung vi phạm điều khoản sử dụng hoặc chính sách của chúng tôi.
Bằng cách sử dụng nền tảng của chúng tôi, người dùng đồng ý rằng họ hiểu và chấp nhận các điều khoản và điều kiện được quy định trong lời văn tuyên bố miễn trừ trách nhiệm này và chịu trách nhiệm về việc kiểm tra định kỳ các thay đổi của nó.
Nội dung tài liệu
BÀI 22: MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Sau khi học, HS sẽ
- Vẽ được sơ đồ mạch điện với các kí hiệu mô tả: Điện trở, biến trở, chuông điện, ampe kế, vôn kế, điốt và điốt phát quang.
- Mắc được mạch điện đơn giản với pin, công tác, dây nối, bóng đèn.
- Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, rơle, cầu dao tự động, chuông điện.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề về mạch điện đơn giản, công dụng của cầu chì, rơle, cầu dao tự động, chuông điện.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để mắc thí nghiệm, về sơ đồ mạch điện đơn giản.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Năng lực nhận biết: Nhận biết được một số dụng cụ trước khi mắc, hình thành sơ đồ măc đúng nguyên tắc
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào sơ đồ mạch điện, hình ảnh xác định được các dụng cụ cần dùng.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được kiến thức giải thích được các hiện tượng trong đời sống thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Máy chiếu để chiếu hình ảnh 22.1, 22.2, 22.3, 22.4, 22.5,22.6, 22.7 trong SGK lên bảng.
Dụng cụ: pin, bóng đèn, dây nối, công tắc, bảng điện, cầu chì, cầu dao tự động, rơle, chuông điện,…
2. Đối với học sinh
Sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
1. HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
b. Tổ chức thực hiện:
Giáo viên: GV đưa ra các dụng cụ. Yêu cầu HS nêu cách làm bóng đèn sáng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh: Thực hiện yêu cầu.
Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Chúng ta cần cho dòng điện đi qua bóng đèn bằng cách mắc mạch điện.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
HS nhận xét, bổ sung, đánh giá.
GV nhận xét, đánh giá.
GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: bóng đèn có sáng hay không phụ thuộc vào mạch điện các em mắc có đúng không (điều kiện các thiết bị điện hoạt động bình thường). Từ đó GV nêu mục tiêu bài học.
2. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về mạch điện và các bộ phận của mạch điện
a) Mục tiêu: Tìm hiểu cách mắc mạch điện, các kí hiệu thiết bị điện.
b) Tổ chức thực hiện: