Nội dung tài liệu
1. Quá trình hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam
- Vị trí của nước Phù Nam: chủ yếu vùng đất Nam Bộ và nhiều vùng đất thuộc 1 số nước ĐNÁ Việt Nam, như Đông Nam Campuchia, Thái Lan, Lào, Malaysia
- Điều kiện tự nhiên:
+ Có mạng lưới sông ngòi dày đặc và lượng lớn phù sa bồi đắp hằng năm của hệ thống sông Đồng Nai, sông Cửu Long.
+ Vị trí nằm sát biển, đường bờ biển dài với những vịnh biển. Phần lớn vùng đất này thường bị ngập vào mùa mưa khi nước sông Mê Công dâng lên và bị xâm nhập mặn từ biển vào mùa khô.
- Vương quốc Phù Nam ra đời khoảng thế kỉ I; phát triển hùng mạnh khoảng thế kỉ III - V; đến thế kỉ VI thì suy yếu; bị người Chân Lạp xâm chiếm vào đầu thế kỉ VII.
- Óc Eo (An Giang, Việt Nam) và Ăng-co Bo-rây (Cam-pu-chia) là những trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng.
2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội
a. Hoạt động kinh tế:
- Người Phù Nam làm nhiều nghề khác nhau như: trồng lúa nước, chăn nuôi gà, lợn, đánh bắt thuỷ - hải sản, làm đồ thủ công như đồ gốm, trang sức, đồ đựng bằng thuỷ tinh, luyện đồng và rèn sắt, chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí,...
- Ngoại thương đường biển rất phát triển thông qua các cảng thị, tiêu biểu là Óc Eo.
b. Tổ chức xã hội :
- Nhà nước quân chủ chuyên chế: vua đứng đầu vương quốc và có quyền lực cao nhất; dưới vua là hệ thống quan lại trong một hệ thống quan lại với nhiều cấp bậc.
- Xã hội phân thành 5 thành phần chính: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân.
3. Một số thành tựu văn hóa
- Tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Thờ đa thần (tiêu biểu là thần Mặt Trời).
+ Tiếp nhận tôn giáo từ Ấn Độ (Phật giáo, Ấn Độ giáo)
- Nghề tạc tượng (gỗ, đá) đạt đến phong cách riêng.
- Một số thành tựu văn hoá vật chất, tinh thần khác: đều là kết quả của sự thích ứng với điều kiện tự nhiên (sử dụng ghe, thuyền, nhà sàn trên mặt nước,...), đồ trang sức được chế tác cực kì tinh xảo.
=> Phong phú và đa dạng