Nội dung tài liệu
1. Tín ngưỡng, tôn giáo
- Trong quá trình lịch sử, cư dân ĐNÁ có nhiều tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực (cầu mong vạn vật sinh sôi, nảy nở, sung túc-liên hệ phần Em có biết), tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa…)
- Các tín ngưỡng bản địa ở Đông Nam Á đã kết hợp, dung hoà với những tôn giáo bên ngoài như Ấn Độ giáo, Phật giáo. Trong đó, các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đều có tín ngưỡng Thần-Vua (Chăm-pa, Chân Lạp …; liên hệ phần Em có biết)
-> Tạo nên đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng, phong phú.
2. Chữ viết-văn học
a. Chữ viết
- Các cư dân Đông Nam Á tạo ra nhiều loại chữ viết trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn của người Ấn Độ như: (chữ Phạn) như người khơ-me (Cam-pu-chia) đã sáng tạo ra chữ kho-me cổ, người Môn (Mi-an-ma) sáng tạo ra chữ Môn cổ, người Mã Lai sáng tạo ra chữ Mã Lai cổ….
- Người Việt thì tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc tạo ra chữ Nôm.
b. Văn học
- Tiếp thu văn học Ấn Độ, đặc biệt là việc phóng tác các bộ sử thi từ sử thi Ra-ma-y-a-na của Ấn Độ để tạo thành những bộ sử thi của dân tộc mình như: Phạ lắc- Phạ Lam (Lào), Ra-ma-kien (Thái Lan), Ra-ma-y-a-ma (In-đô-nê-xi-a)...
3. Kiến trúc- điêu khắc
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo.
- Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền – núi
- Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của Ấn Độ với các loại hình chủ yếu là phù điêu, các bức chạm nỗi, tượng thần, Phật,..