K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc câu chuyện sau:             Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản, tại một ngôi trường tiểu học, người ta phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi trên người chỉ mặc một bộ quàn áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau:

             Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản, tại một ngôi trường tiểu học, người ta phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi trên người chỉ mặc một bộ quàn áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em.

             Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ. Em bé quay người lau vội dòng nước mắt. Thấy em lạnh, tôi cởi áo khoác choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em: "Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói" Cậu bé nhận lương khô khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó...

 Qua câu chuyện trên, em hiểu thế nào là tình thương yêu trong cuộc sống?

 

1
26 tháng 3 2021

tham khảo dàn ý ạ

2.2 Cảm xúc, suy nghĩ về hành động của nhân vật cậu bé trong câu chuyện.- Khâm phục ý thức kỉ luật về nếp sống văn minh: xếp hàng, cảm ơn khi được giúp đỡ.- Cảm phục hành động của em bé: Trước hoàn cảnh đó, con người thường bi quan tuyệt vọng, và chỉ lo lắng cho bản thân mình. Cậu bé trong câu chuyện biết hi sinh quyền lợi bản thân vì cộng đồng. Đặt trong cảnh ngộ cậu bé lâm vào cảnh khốn khó mới thấy rõ hơn lòng vị tha, nghĩa cử cao đẹp của người công dân nhỏ tuổi, thấy được vẻ đẹp của một nền văn hoá, chiều sâu của một nền giáo dục.- Rút ra bài học bản thân: sự chia sẻ, tình tương thân tương ái, ý thức trách nhiệm cộng đồng, nếp sống văn minh, nghị lực vươn lên trong cuộc sống...2.3 Thông điệp gửi tới nhân vật nhỏ tuổi trong câu chuyện:- Cảm thông chia sẻ những mất mát, khó khăn không dễ vượt qua của em bé và của nhân dân Nhật bản.- Bày tỏ sự khâm phục trước những việc làm của người bạn nhỏ.- Hi vọng, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp đối với nhân dân Nhật Bản.- Tự nguyện ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản.- Suy nghĩ về mình, về dân tộc mình.
23 tháng 8 2023

Suy nghĩ của em về
câu. chuyện sau: “Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản (Ngày 11/3/2011), tại một trường tiểu học, người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em. Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ. Em bé quay người lau vội dòng nước mắt. Thấy em lạnh, tôi cởi chiếc áo khoác choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em:“Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời:“Bởi chắc còn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cô chú phát chung cho công bằng.”

23 tháng 8 2023

Suy nghĩ của em về
câu. chuyện sau: “Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản (Ngày 11/3/2011), tại một trường tiểu học, người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em. Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ. Em bé quay người lau vội dòng nước mắt. Thấy em lạnh, tôi cởi chiếc áo khoác choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em:“Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời:“Bởi chắc còn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cô chú phát chung cho công bằng.”

23 tháng 8 2023

ai giúp mik với

 

 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi “Nữ thần Lúa là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt...
Đọc tiếp
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi “Nữ thần Lúa là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Một hôm cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng: - Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế? Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị mang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên: - Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao, tao mới về. Từ đó nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa, với tiết mục ‘rước bông lúa’. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cũng vào lúc chế tạo ra lúa. Trời sai một thiên thần đưa xuống hạ giới một số hạt giống lúa và một số hạt giống cỏ vãi ra khắp mặt đất để nuôi người và vật. Ban đầu thần gieo tất cả hạt giống cỏ ở trong tay trái. Cỏ mọc rất nhanh, chỉ trong một đêm đã lan tràn khắp cả mặt đất. Đến khi thần gieo hết một nửa số hạt giống lúa ở trong tay phải thì không còn một mảnh đất nào để gieo nữa. Thần đành đem nửa số hạt giống lúa về Trời. Do đó mà ở trên mặt đất cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất. Khi biết rõ việc ấy Trời liền nổi giận đày thần xuống trần hóa làm con trâu, ăn cỏ đời này qua đời khác và kéo cầy cho loài người trồng lúa”.

câu 1: tìm chi tiết kì ảo hoang đường có trong nữ thần lúa. hãy nêu ý nghĩa của chi tiết đó?

câu 2: văn bản giúp em hiểu j về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên?

câu 3: viết đoạn văn khoảng 8-10 dòng phân tích ước mơ của nhân dân lao động đc gửi gắm trg văn bản nữ thần lúa?

 

0
  9. Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì?  BỐ SẼ KHÔNG BAO GIỜ BỎ CONMột trận động đất đã xảy ra tại một trường học ở Mĩ. Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau khi động đất làm những cha mẹ học sinh bật khóc vì tuyệt vọng. Trong khi đội cứu hộ cố gắng cứu một vài em từ những lớp học ít bị đổ nát, một người đàn ông cứ xông vào những nơi nguy hiểm vì những bức tường có...
Đọc tiếp

  9. Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì? 

 

BỐ SẼ KHÔNG BAO GIỜ BỎ CON

Một trận động đất đã xảy ra tại một trường học ở Mĩ. Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau khi động đất làm những cha mẹ học sinh bật khóc vì tuyệt vọng. Trong khi đội cứu hộ cố gắng cứu một vài em từ những lớp học ít bị đổ nát, một người đàn ông cứ xông vào những nơi nguy hiểm vì những bức tường có thể sập xuống bất cứ lúc nào và luôn miệng hỏi mọi người:

- Có thấy Paul, con trai của tôi đâu không?

Mọi người đều nghĩ rằng ông phát cuồng vì mất con và làm cản trở công việc của những người cứu hộ. Họ khuyên ông nên tránh ra xa nhưng ông nói:

- Tôi luôn nói với Paul rằng dù thế nào đi nữa bố cũng sẽ không bao giờ bỏ rơi con.

Khi đội cứu hộ bắt đầu dừng tay và đinh ninh rằng họ đã cứu hết những người còn sống sót ra khỏi đống gạch vụn thì người đàn ông nọ vẫn kiên nhẫn tìm kiếm. Bỗng ông nghe thấy một tiếng gọi xa xăm từ dưới lòng đất:

- Bố ơi, chúng con ở đây.

Ông điên cuồng đào bới. Mọi người xung quanh thấy thế vội chạy đến hỗ trợ. Như một phép lạ, dưới đống gạch đổ nát là một khoảng trống, trong đó, khoảng hơn một chục đứa trẻ ngước mắt lên hi vọng, chờ đợi. Người cha lần lượt kéo từng đứa trẻ lên và Paul là người lên sau cùng.

Khi đã ở trong vòng tay cha, cậu bé nói trong nước mắt:

- Con biết bố không bao giờ bỏ con mà! Các bạn không tin con và sợ lắm nên con chờ bố đến và để các bạn ra trước vì bố sẽ không bao giờ bỏ con đâu!

1
12 tháng 2 2022

giúp minh với

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:CHIỀU SÂU CỦA SỰ SẺ CHIASau khi tốt nghiệp, tôi tham gia công tác từ thiện tại địa phương. Công việc của tôi là phân phát thực phẩm cho những gia đình thực sự khó khăn. Một buổi tối nọ, tôi nhận được tin báo từ Hội từ thiện: có một gia đình với tám đứa trẻ đang rất cần sự giúp đỡ. Họ không còn gì để ăn từ nhiều ngày qua. Tôi vội vã rời...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CHIỀU SÂU CỦA SỰ SẺ CHIA

Sau khi tốt nghiệp, tôi tham gia công tác từ thiện tại địa phương. Công việc của tôi là phân phát thực phẩm cho những gia đình thực sự khó khăn. Một buổi tối nọ, tôi nhận được tin báo từ Hội từ thiện: có một gia đình với tám đứa trẻ đang rất cần sự giúp đỡ. Họ không còn gì để ăn từ nhiều ngày qua. Tôi vội vã rời nhà, mang theo một ít gạo và thức ăn trong túi.

Đó là một ngôi nhà cũ nát, trong nhà không có một vật dụng gì đáng giá. Những đứa trẻ quần áo rách rưới, đang run lên vì đói. Nhìn những khuôn mặt vàng vọt, xám xịt lại vì thiếu ăn, tôi không thể nào cầm lòng được. Tôi vội vàng mở túi, dốc hết gạo và thức ăn ra rồi thúc giục người mẹ:

-Chị hãy nấu ngay cho bọn trẻ một bữa ăn thật ngon nào!

Dường như bà không nghe lời tôi nói, cũng không nhìn thấy ánh mắt nôn nóng, trông chờ của lũ trẻ; bà lập tức chia số gạo và thức ăn ra thành hai phần, để ở nhà một phần và mang phần kia chạy nhanh ra khỏi nhà.

Vài phút sau, bà quay về với vẻ mặt trông rất mãn nguyện, tôi liền hỏi:

-Chị đi đâu thế ?

- Tôi đem gạo sang người hàng xóm. Họ cũng đang đói như chúng tôi !

Tôi thực sự ngạc nhiên trước hành động đầy tình nhân ái của người phụ nữ. Theo lẽ thường khi con người đã quá khổ sở với những khó khăn, cơ cực mà mình đang nếm trải thì sẽ ít, thậm chí không còn thời gian và tâm sức để quan tâm đến người khác, cho dù họ cũng có những nỗi đau và khó khăn như mình. Nhưng trong căn nhà cũ nát này, tôi đã thấy điều ngược lại. Tôi đã học được từ những người phụ nữ nghèo khổ ấy nhiều điều ý nghĩa về tình người. Con người luôn có nhu cầu được chia sẻ, cả khi tuyệt vọng nhất hay hạnh phúc nhất.

(Theo Love in Action)

1/ Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

2/ Xác định một từ láy, một từ ghép có trong đoạn văn bản và phân loại ?

3/ Người mẹ trong văn bản đã có hành động nào khi nhận được gạo và thức ăn từ nhân vật tôi ? Nhận xét của em về hành động ấy ?

4/ Thông điệp ý nghĩa nhất mà văn bản muốn gửi gắm.

1
8 tháng 11 2021

1/ Tự sự

2/ Từ ghép: hạnh phúc; từ láy:xám xịt

3/ Người mẹ đã chia đôi 2 phần gạo và chia cho hàng xóm một nửa. Hành động của người mẹ là sự sẻ chia cho dù chính bản thân mình cũng đang rất khó khăn, cho thấy bà là người rộng lượng, tốt bụng......

4/ Thoogn điệp: sẻ chia, vì còn rất nhìu ng cần sự giúp đỡ.,..

TỚ ĐƯA Ý THÔI NHÁ

(1) Hãy đọc đoạn văn sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới. Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại Học Y Khoa Bai-lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20-30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở trong...
Đọc tiếp
(1) Hãy đọc đoạn văn sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới. Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại Học Y Khoa Bai-lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20-30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy điều xảy ra tương tự. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học I-li-noi ở Ur-ba-na Sam-pa đã phát hiện ra rằng những con chuột con được nuôi trong cũi có rải đồ chơi không những biểu hiện sự ứng xử phức tạp hơn những con chuột nhốt trong những hộp rỗng không có gì hấp dẫn, mà bộ não của những con chuột này còn có số tiếp điểm thần kinh cho mỗi nơ-ron nhiều hơn (tới 25%) so với những con chuột kia. Nói cách khác, càng trải qua nhiều kinh nghiệm càng làm cho bộ não giàu hơn. (Vũ Đình Cự (Chủ biên),
Giáo dục hướng tới thế kỉ XX) Phân tích biện pháp làm cho luận điểm Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sữ phải chịu đựng sự kìm hãm trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.

 

 
(2) Hãy đọc đoạn trích sau đây và phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ: Hồ Ba Bể từ lâu đã nổi tiếng là danh lam thắng cảnh bậc nhất ở Việt Nam… Chuyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, cả khu vực hồ Ba Bể ngày nay là một vùng trù phú… Rồi bỗng một đêm trời nổi cơn thịnh nộ, mưa đổ ầm ầm, nước sông dâng lên, mặt đất nứt nẻ và sụp xuống làm cho cả vùng dân cư đều bị cuốn theo dòng nước. Duy chỉ có một người đàn bà sống cô đơn, hiền lành, chân thật là thoát nạn, vì bà đã được cảnh báo trước trận hồng thủy sẽ xảy ra. Theo lời dặn, bà góa đã lấy tro rắc quanh nhà và lấy hạt thóc bà tiên để lại cắn đôi thả xuống hồ, vỏ thóc biến thành những chiếc thuyền để cứu người gặp nạn. Cả vùng thung lũng trù phú đã trở thành biển nước mênh mông. Chỉ còn một mảnh đất nhỏ nhoi là khu nhà của người đàn bà sống hiền lành đức độ, người ta gọi đó là Pò Giá Mải (đảo bà góa)… Mảnh đất cuối cùng còn sót lại nằm giữa hồ Hai đất đai màu mỡ là nơi an nghỉ của những người xấu số nơi xảy ra trận hồng thủy năm xưa. Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ ở đảo này để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Vì vậy hòn đảo có tên là An Mạ (nơi an nghỉ của dân làng). Đó là truyền thuyết gắn liền với sự hình thành hồ Ba Bể theo cách lí giải của người xưa. (Theo Bùi Văn Định,
Ba Bể – huyền thoại và sự thật)
1
24 tháng 8 2018

- Đoạn văn (1): Câu “Nếu bị tước đi... chịu đựng sự kìm hãm” luận điểm văn bản.

Các câu văn phía sau bổ sung ý nghĩa, làm sáng rõ cho luận điểm

- Đoạn văn (2) kể về truyền thuyết hòn đảo An Mạ làm bài thuyết minh thêm hay, sinh động:

    + Tâm lý chung người tham quan muốn biết thêm về truyền thuyết, lịch sử thắng cảnh đó

    + Kể về truyền thuyết khiến cho bài văn trở nên huyền bí, kì ảo

“Những chuyến đi không những giúp ta trưởng thành, mà còn có thể cho ta những trải nghiệm làm thay đổi đời người. Nhà đầu tư, tác giả, nhà từ thiện người Mỹ Adam Braun là một ví dụ điển hình. Sau khi tốt nghiệp đại học. Adam đi vòng quanh thế giới. Khi đến Ấn Độ, anh gặp một đứa trẻ đường phố, như hàng triệu đứa trẻ khác mà ta dễ dàng gặp trên đường phố ở Ấn Độ....
Đọc tiếp

“Những chuyến đi không những giúp ta trưởng thành, mà còn có thể cho ta những trải nghiệm làm thay đổi đời người. Nhà đầu tư, tác giả, nhà từ thiện người Mỹ Adam Braun là một ví dụ điển hình. Sau khi tốt nghiệp đại học. Adam đi vòng quanh thế giới. Khi đến Ấn Độ, anh gặp một đứa trẻ đường phố, như hàng triệu đứa trẻ khác mà ta dễ dàng gặp trên đường phố ở Ấn Độ. Anh hỏi cậu bé muốn gì nhất trên thế giới này. Câu trả lời làm Adam kinh ngạc: một chiếc bút chì. Adam lấy trong ba lô ra một chiếc bút chì đưa cho cậu bé. Nhưng câu trả lời vẫn ở mãi trong đầu Adam đến khi anh quay lại Mỹ, làm việc tại một công ty tư vấn ở Phố Wall. Và nó là động lực để anh nghỉ làm, thành lập tổ chức phi lợi nhuận mang tên Pencils of Promise. Đến nay, cùng với sự hỗ trợ của những người cộng sự, Adam đã xây dựng được hơn 300 ngôi trường dành cho trẻ em nghèo tại các quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới. Khi tình cờ biết được câu chuyện của Adam Braun, tôi càng tin chắc rằng những chuyến đi có sức mạnh thay đổi đời người.”

4
25 tháng 9 2018

bn viết j thế 

mk ko hiểu j cả

25 tháng 9 2018

CÂU CHUYỆN HAY ĐÓ BẠN.

MỖI GÀY BẠN ĐĂNG TRUYỆN LÊN CHO MN CÙNG GIẢI TRÍ ỌC NHÉ.BẠN NÊN ĐĂNG TRUYỆN CƯỜI Ý.

MK CHỈ GÓP Ý THÔI. CẢM ƠN BẠN NHIỀU.

K MK NHA.

~GIÚP MK LÊN 200 ĐIỂM NHA CÁC BẠN~

3 tháng 3 2022

tủy sống

3 tháng 3 2022

A

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “ Tại thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật), có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

 “ Tại thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật), có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe thấy tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:

- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này.”

              (Nguồn: http//phapluatxahhoi.vn/giaitri/vanhoc/chienthang-661)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích

Câu 2. Chỉ ra trạng ngữ trong các câu in đậm và câu rút gọn trong đoạn

Câu 3. Nêu tác dụng của trạng ngữ, câu rút gọn trong các câu trên

Câu 4. Nêu nội dung của đoạn trích

1
19 tháng 3 2022

1. PTBĐ: tự sự

2. TN: Tại thế vận hội Seatle => TN chỉ nơi chốn

TN: Mãi về sau => TN chỉ thời gian

3. Câu rút gọn: Tất cả không trừ một ai

=> Rút gọn vị ngữ. Tác dụng: tránh lặp lại với câu văn trước đó; nhấn mạnh tất cả mọi người đều quay lại giúp cậu bé.

4. ND: Câu chuyện kể về hành động đẹp đẽ của các vận động viên tham gia thế vận hội dành cho những người tàn tật. Họ đã giúp đỡ một em nhỏ và cùng nhau tiến về đích.