em hãy nhận xét về kế sách đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
Sau thất bại của cuộc xâm lược lần thứ nhất (năm 930, 931), vương triều Nam Hán chưa từ bỏ dã tâm thôn tính nước ta. Vì thế, sự cầu viện của tên phản quốc Kiều Công Tiễn là “thời cơ vàng” để chúng phát động chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Nhằm tránh lặp lại thất bại, vua Nam Hán đã chuẩn bị rất kỹ, với lực lượng hàng chục vạn quân lương thảo dồi dào và hàng trăm chiến thuyền cỡ lớn,… Theo ý đồ và kế hoạch đã vạch ra, địch chia quân làm hai đạo: đạo binh thứ nhất, gồm lực lượng chủ lực tinh nhuệ cùng nhiều chiến thuyền lớn do thái tử Lưu Hoằng Tháo cầm đầu, theo đường biển ồ ạt tiến vào nước ta; đạo binh thứ hai, do vua Nam Hán trực tiếp chỉ huy, áp sát biên giới để sẵn sàng ứng viện.
Mô hình Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938)
Đoán trước được ý đồ “nội công, ngoại kích” của địch, Ngô Quyền đã tập hợp các tướng lĩnh, hào kiệt, kéo quân từ Ái Châu ra nhanh chóng diệt trừ tên phản quốc Kiều Công Tiễn và bè đảng của hắn - dập tắt mối họa bên trong, làm thất bại ngay từ đầu âm mưu dùng nội ứng của vương triều Nam Hán. Tiếp đó, chuẩn bị đất nước về mọi mặt để chống giặc. Trước thế giặc mạnh, Ngô Quyền một mặt kêu gọi, động viên nhân dân phát huy sức mạnh cố kết cộng đồng và khí thế độc lập của dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp để đối phó với chiến tranh xâm lược. Mặt khác, Ông chủ trương lợi dụng địa hình hiểm trở của núi rừng, sông nước vùng Đông Bắc bày một thế trận hiểm hóc và tập trung lực lượng mạnh để tiến hành trận chiến lớn, đánh bại quân địch ngay tại cửa sông Bạch Đằng. Theo kế sách này, quân ta đã bí mật bố trí các bãi cọc ngầm ở nơi hiểm yếu dưới lòng sông Bạch Đằng và triển khai các trận địa mai phục hai bên bờ, sẵn sàng đánh địch. Đúng như dự đoán của ta, khi bị kích động bởi bộ phận khiêu chiến, nhử địch, quân Nam Hán đã hùng hổ tiến vào sông Bạch Đằng hòng “ăn tươi, nuốt sống” quân ta và chúng đã mắc mưu - lọt vào trận địa mà ta đã bày sẵn. Khi nước thủy triều đang xuống, Ngô Quyền lệnh cho thủy quân từ các vị trí ở thượng lưu phản công kiên quyết, mãnh liệt đánh xuống chặn đầu, kết hợp với quân thủy, quân bộ mai phục hai bên bờ sông đánh vào bên sườn đội hình địch. Bị đòn đánh mạnh bất ngờ, quân địch không kịp trở tay, hoảng loạn tháo chạy hòng thoát ra biển, nhưng đâm vào trận địa cọc ngầm của quân ta. Trong thời gian ngắn, toàn bộ chiến thuyền của địch bị nhấn chìm, hầu hết quân địch bị tiêu diệt, trong đó có cả chủ soái Lưu Hoằng Tháo. Chiến thắng nhanh, gọn, triệt để của quân và dân Tĩnh Hải quân1 trên sông Bạch Đằng khiến vua Nam Hán không kịp ứng phó, tiếp viện mà chỉ có cách duy nhất là “thương khóc, thu nhặt tàn quân còn sót mà rút lui”2 và từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa lịch sử to lớn, là mốc son chói lọi chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc; phá tan mưu đồ “đồng hóa” - một chính sách đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa Đại Hán tộc; mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên phát triển của quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ, thời kỳ trưởng thành của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng đó đã để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý, nhất là nghệ thuật đánh bại quân xâm lược ngay từ cửa ngõ đất nước được thể hiện ở một số điểm sau:
Một là, quyết định “phương lược” đánh giặc sớm, đúng đắn, sáng tạo. Có thể thấy phương lược trong trận chiến Bạch Đằng là hết sức táo bạo nhưng đúng đắn, chính xác mà trước đó chưa hề có trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng đắn về tương quan so sánh lực lượng, Ngô Quyền thấy rõ chỗ mạnh của địch: quân đông, vũ khí, trang bị mạnh, nhất là các thuyền chiến lớn. Nhưng quan trọng hơn, thấy rõ những điểm yếu chí tử của chúng; đó là: tướng giặc (Lưu Hoằng Tháo) còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trận mạc, kiêu ngạo, chủ quan, khinh địch, không có nội ứng lại cơ động từ xa đến, địa hình xa lạ, hiểm trở nên tinh thần mỏi mệt, cùng những ám ảnh bởi thất bại của lần xâm lược trước. Về phía ta, Ngô Quyền đã diệt trừ nội phản, ổn định nội bộ bên trong để rảnh tay chống giặc ngoại xâm; được nhân dân đồng tình ủng hộ, sự đồng lòng của các tướng lĩnh, hào kiệt quyết tâm đánh giặc giữ nước. Bởi thế, trong thời gian ngắn, lực lượng của ta đã có tới vài vạn người; trong đó, đạo quân Ái Châu do Ông trực tiếp tuyển mộ, huấn luyện làm nòng cốt. Tuy có nhiều thuận lợi, nhưng quân ta cũng gặp nhiều khó khăn, đó là: thời gian chuẩn bị ngắn, lực lượng kháng chiến chưa được huấn luyện kỹ, vũ khí, trang bị còn thô sơ so với địch. Song xét tổng quan, sức mạnh tổng hợp của ta mạnh hơn địch. Thứ nhất, yếu tố con người - toàn dân ủng hộ và tập hợp được các tướng lĩnh có tài thao lược. Thứ hai, khu vực ta lựa chọn đánh địch có địa hình thiên hiểm, thuận lợi cho ta bày thế trận để phát huy cao nhất sức mạnh của các lực lượng và trang bị, vũ khí (thuyền nhỏ, cung nỏ). Thứ ba, quân Nam Hán từ xa đến nên tinh thần uể oải, không thông thạo địa hình, thổ nhưỡng, thủy triều. Như vậy, quân ta hội tụ đủ ba nhân tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, lấy “sức nhàn thắng sức mỏi”. Do đó, khi bàn phương lược mưu, kế, thế trận chống giặc với các tướng sĩ, Ngô Quyền nói: “Hoằng Tháo là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe được tin Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi; quân ta sức còn mạnh địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Song họ có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua chưa thể biết được. Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt nhọn đầu mà bịt sắt, thuyền của họ nhân khi nước triều lên tiến vào bên trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự. Không kế gì hơn kế ấy cả”2. Sau khi phân tích đánh giá kỹ những điểm mạnh, yếu của ta và địch, Ngô Quyền quyết định tổ chức một trận quyết chiến chiến lược tiêu diệt đạo binh thuyền giặc ngay tại vùng cửa sông Bạch Đằng, nơi chúng ắt phải đi qua để tiến vào nội địa nước ta.
Hai là, chủ động nắm tình hình địa hình, thời tiết, khí hậu, thủy văn, thiết lập thế trận đánh địch hiểm, chắc.Theo sử sách để lại, sông Bạch Đằng có tên gọi là sông Vân Cừ, cửa sông rộng hơn 2 dặm, ở đó có nhiều núi cao, nhiều nhánh sông đổ lại, sóng cồn man mác giáp tận chân trời; cây cối um tùm che lấp bờ sông, thực là một nơi hiểm yếu. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi của thế trận này là việc bố trí và phát huy sức mạnh của các bãi cọc ngầm dưới lòng sông. Các bãi cọc này phải ở nơi hiểm yếu, được ngụy trang bằng con nước thủy triều lên và sẽ phát huy tác dụng khi địch rút chạy ra biển vào thời điểm thủy triều xuống. Để làm được điều đó, Ngô Quyền đã khéo chọn: những người giỏi địa lý trực tiếp theo dõi, tìm hiểu trong dân nắm chắc quy luật (thời điểm, mức độ, tốc độ) thủy triều lên xuống hằng ngày để chọn vị trí đóng cọc; huy động quân, dân vào rừng đẵn gỗ, vận chuyển ra vị trí tập kết; động viên nhân dân tích cực rèn mũi sắt,... Chính vì thế, chỉ trong thời gian ngắn, mặc dù, thời tiết những ngày cuối năm, mưa dầm, gió bấc, trời rét buốt da, buốt thịt kéo dài, nhưng hàng nghìn cây gỗ lim, sến đầu vạt nhọn, bịt sắt đã được bí mật cắm xuống lòng sông (khu vực cửa Nam Triệu hiện nay). Một vấn đề quan trọng nữa quyết định thắng lợi của trận đánh là bố trí lực lượng chính diện và hai bên sườn đủ mạnh, phối hợp chặt chẽ với nhau để chặn đứng và tiến công mãnh liệt quân địch tại cửa sông Bạch Đằng. Đây là vấn đề có tính then chốt, bởi nếu để địch tràn qua điểm chặn đầu, tiến sâu vào nội địa thì thế trận do ta dày công xây dựng sẽ trở nên vô nghĩa. Nhận rõ điều này, Ngô Quyền đã chú trọng xây dựng thế trận chặn địch vững chắc phía đầu nguồn cùng một lực lượng tinh nhuệ do Ông trực tiếp chỉ huy; còn lại phần lớn quân thủy, quân bộ được bố trí mai phục ở hai bên bờ sông có nhiệm vụ đánh ập vào hai bên sườn, dìm địch xuống lòng sông, tạo điều kiện cho thủy quân tiêu diệt. Việc bố trí bãi cọc, triển khai thế bố trí lực lượng ở cửa sông Bạch Đằng tạo thành thế trận thủy chiến hiểm hóc, vững chắc - “đất chết” của địch.
Ba là, tổ chức chỉ huy tài tình, khéo léo, linh hoạt, kịp thời theo “con nước”. Để trận quyết chiến chiến lược kết thúc thắng lợi trong một lần thủy triều lên xuống là việc làm không hề đơn giản. Nếu tính toán của ta không chính xác, “lực không mạnh, thế không vững”, không buộc được địch phải rút chạy đúng thời điểm (thủy triều xuống) thì trận đánh không những không thắng lợi mà có thể phải chịu thất bại nặng nề, đất nước sẽ lại chìm trong cảnh nô lệ của phong kiến phương Bắc. Trong trận quyết chiến chiến lược này, Ngô Quyền đã khéo phán đoán, xử lý và dẫn dắt tình huống, chuyển hóa thế trận một cách linh hoạt, có lợi nhất để từng bước phá vỡ đội hình hành quân đường dài của địch, không cho chúng triển khai đội hình chiến đấu, tiêu diệt từng bộ phận, tiến lên đánh bại hoàn toàn quân địch. Ở đây còn biểu hiện rõ nghệ thuật nghiên cứu, nắm chắc quy luật tự nhiên, theo dõi chặt chẽ “nhất cử, nhất động” của đạo binh thuyền địch; từ đó, tính toán nhử, dụ địch vào “đất chết” để tạo và chớp thời cơ tiến công tiêu diệt chúng. Trong suốt trận đánh, Ngô Quyền luôn nắm và giữ quyền chủ động trên chiến trường, vận dụng linh hoạt các thủ đoạn tác chiến: vừa đánh, vừa lui, vận động tiến công kết hợp với cản phá bằng trận địa cọc, truy kích tiêu diệt địch tháo chạy. Với nghệ thuật phát triển cách đánh liên tục, sáng tạo theo tiến độ trận đánh nên quân địch đang từ thế chủ động đã lâm vào bị động đối phó, bất ngờ,... đẩy chúng đến chỗ tuyệt vọng, sụp đổ và bị tiêu diệt hoàn toàn.
Ngoài ra, Ngô quyền còn chủ động khơi dậy tinh thần độc lập dân tộc, cố kết cộng đồng, động viên mọi tiềm lực trong dân, nhất là sức người, sức của cho trận đánh. Khi nghe tin Ông dấy binh đánh giặc, nhân dân khắp nơi nô nức mang lương thực, thực phẩm, vũ khí, thuyền chiến tham gia và ủng hộ cuộc kháng chiến. Các thanh niên, trai tráng ở Gia Viện (nơi Ngô Quyền đặt đại bản doanh), Lâm Động (Thủy Nguyên, Hải Phòng), Đằng Châu (Kim Động, Hưng Yên),… người mang vũ khí, kẻ mang thuyền bè, tìm đến cửa quân xin diệt giặc. Ba anh em Lý Minh, Lý Bảo, Lý Khả ở Hoàng Pha (Hoàng Động, Thủy Nguyên), ông tổ họ Phạm ở Đằng Giang (An Hải, Hải Phòng) cũng chiêu mộ dân binh, hăng hái tham gia kháng chiến,… làm cho đội quân của Ngô Quyền, từ một đội binh Ái Châu đã nhanh chóng trở thành đội quân dân tộc.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc. Nó đã để lại cho thế hệ sau bài học quý về nghệ thuật đánh bại quân địch ngay từ trận đầu, tuyến đầu ở môi trường sông nước, kết thúc thắng lợi chiến tranh trong thời gian cực ngắn. Bài học đó đã được vận dụng trong lịch sử chống ngoại xâm của cha ông ta và đến nay vẫn còn nguyên giá trị, nhất là đối với chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong tương lai (nếu xảy ra)
bạn đọc bài dưới đi. tớ mới tìm thấy đó tớ thấy rất hay!!! bạn đọc đi nhé!!!!
Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc. Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
Kế hoạch của Ngô Quyền rất thông minh , chủ động , độc đáo :
- Thông minh : Lợi dụng sự chênh lệch của thủy triều để bố trí trận cọc ngầm.
- Độc đáo : Lợi dụng sự chênh lệch của thủy triều , xây dựng bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn........ Quân ta sử dụng những con thuyền nhỏ dễ luồn lách ở bãi cọc ngầm.
- Chủ động : đón đánh quân xâm lược trên bãi cọc ngầm.
Về kế sách đánh giặc của Ngô Quyền :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc. Nó đã để lại cho thế hệ sau bài học quý về nghệ thuật đánh bại quân địch ngay từ trận đầu, tuyến đầu ở môi trường sông nước, kết thúc thắng lợi chiến tranh trong thời gian cực ngắn. Bài học đó đã được vận dụng trong lịch sử chống ngoại xâm của cha ông ta và đến nay vẫn còn nguyên giá trị, nhất là đối với chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong tương lai (nếu xảy ra).
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Về kế sách :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
2. Năm 938đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vàovùng biển nc ta
- Ngô Quyền cho 1 toán thuyền nhẹ ra đánh nhử địch ra cửa sông Bạch Đằng lúc thuỷ triều đang lên . Lưu Hoằng Tháo đuổi theo vượt qua bài cọc ngầm mà ko biết . Lúc này thuỷ triều bbắt đầu rút xuống Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại.
Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng là vương, trở thành vị vua sáng lập ra nhà Ngô,sách Đại Việt sử ký toàn thư gọi Ngô Quyền là Tiền Ngô Vương. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng:Mùa xuân, vua bắt đầu xưng vương, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục. Sách Việt sử tiêu án chép:Vương giết Công Tiễn, phá Hoằng Tháo, tự lập làm vua, tôn Dương Thị làm Hoàng hậu, đặt đủ 100 quan, dựng ra nghi lễ triều đình, định các sắc áo mặc, đóng đô ở Cổ Loa thành, làm vua được 6 năm rồi mất.
Kinh đô của triều đại mới không nằm ở Đại La mà chuyển sang Cổ Loa, kinh đô của nước Âu Lạc từ thời An Dương Vương một nghìn năm trước. Lý giải cho việc Ngô Quyền không chọn Đại La sầm uất và có truyền thống nhiều thế kỷ là trung tâm chính trị trước đó, các sử gia cho rằng có 2 nguyên nhân: tâm lý tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước từ kinh nghiệm cũ để lại:
1. Ý thức dân tộc trỗi dậy, tiếp nối quốc thống xưa của An Dương Vương, quay về với kinh đô cũ thời Âu Lạc, biểu hiện ý chí đoạn tuyệt với Đại La do phương Bắc khai lập.
2. Đại La trong nhiều năm là trung tâm cai trị của các triều đình Trung Quốc đô hộ Việt Nam, là trung tâm thương mại sầm uất nhiều đời chủ yếu của các thương nhân người Hoa nắm giữ. Đại La do đó là nơi tụ tập nhiều người phương Bắc, từ các quan lại cai trị nhiều đời, các nhân sĩ từ phương Bắc sang tránh loạn và các thương nhân. Đây là đô thị mang nhiều dấu vết cả về tự nhiên và xã hội của phương Bắc, và thế lực của họ ở Đại La không phải nhỏ. Do đó lực lượng này dễ thực hiện việc tiếp tay làm nội ứng khi quân phương Bắc trở lại, điển hình là việc Khúc Thừa Mỹ nhanh chóng thất bại và bị Nam Hán bắt về Phiên Ngung. Rút kinh nghiệm từ thất bại của Khúc Thừa Mỹ, Ngô Quyền không chọn Đại La.
Bạn tham khảo nha!
Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống.