K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2020

Mỗi con người trong chúng ta đều vẫn luôn cố gắng mỗi ngày để ngày càng hoàn thiện và phát triển bản thân hơn .Và đương nhiên để hoàn thiện được thì không chỉ cần có trí tuệ nà còn cần những phẩm chất và tính cách tốt hơn.Mà một trong những tính cách quan trọng ấy là tính khiêm tốn.Đây là một trong những tính cách mà mỗi người trong chúng ta nhất định phải có để trở nên tốt đẹp hơn.Không khoe khoang ,phóng đại những thành tích của bản thân mà từ tốn hơn ,biết nhận những khuyết điểm và sửa chữa.Trong xã hội ,một con người khiêm tốn sẽ luôn được mọi người yêu quý và kính trọng

12 tháng 5 2020

Người biết ít thì nói nhiều, người biết nhiều thi nói ít. Có thể nói, khiêm tốn là chiến thắng đầu tiên trong giao tiếp. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân và người khác, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn nhún nhường trước người khác. Người khiêm tốn thường giao tiếp điềm đạm, nhỏ nhẹ, luôn biết nhường nhịn người khác, không khoe mẽ về bản thân, tôn trọng và lịch thiệp trong giao tiếp. Người khiêm tốn cũng không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp,nên kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiêm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử chỉ một cách thật tâm đối với mọi người. Ai cũng cần có lòng khiêm tốn. Chính sự khiêm tốn gắn kết con người lại với nhau, tạo nên một xã hội văn minh, tiến bộ và hạnh phúc. Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng còn tính cách trưởng thành trong bão tố. Kẻ sống không có lòng khiêm tốn, thích khoe khoang, hợm hĩnh, kiêu ngạo quá mức sẽ bị mọi người khinh ghét, xa lánh, nhất định sẽ thất bại trong cuộc sống này.

 Cho  đoạn văn sau: Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác.Người có tính khiêm...
Đọc tiếp

 Cho  đoạn văn sau:

 Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác.

Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

 a) Đoạn văn sd phuơng pháp giải thích j?

b) đoạn 1 có câu hỏi "Vậy khiêm tốn là gì" ở đoạn 2 chúng ta có thể đặt câu hỏi j?

1
17 tháng 3 2019

a)  Phương pháp giải thích là lập luận c/m

b) Như vậy, người kiêm tốn là như thế nào.

Mình cũng ko chắc

23 tháng 12 2017

- Nhan đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn.

- Những câu ở dạng định nghĩa:

    + Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.

    + Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.

    + Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.

    + ... con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Cách giải thích:

    + Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã nêu ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích.

    + Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.

Vậy giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.

31 tháng 5 2020

THEO MÌNH :

Khiêm tốt là những người không biểu lộ sự kiêu căng ,tự mãn .Tất cả vì sự hoàn thành  công việc,vì đó là thước đo giá trị của bản thân mình,không vì sự thỏa mãn, thể hiện hay lợi ích cá nhân,biết kính trọng người giỏi và nhường nhịn người yếu,chăm chỉ học hỏi trau dồi bản thân,luôn cầu thị sự hiểu biết,không cầu thị sự thể hiện,biết ơn và giúp đỡ mọi người với lòng thành kính,biết ơn những gì mình đã nhận được,...

(sai thì sorry nha =(((

*Ryeo*

19 tháng 6 2016

Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.

Chân thành là chân tình, chỉ cách cư xử tốt của một người xuất phát từ tấm lòng của họ. Lời cảm ơn chân thành. Chân thành chúc mừng bạn. 

Khác nhau là: 
Trung thực là khi ta hỏi hoặc điều tra thì họ tra lời đều là sự thật và không thừa không thiếu và không hề gian lận trong bất kỳ điều gì. 
Chân thành thì lại sâu xa hơn là điều đó chỉ có ở tình bạn, tình cảm gia đình thôi. Có nghĩa mình không hỏi nhưng họ vẫn tự tìm mình trao đổi, tâm sự và cũng chắc chắn là trung thực. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giải bầy tâm sự thôi mà ở trung thực không có được.

28 tháng 11 2016

Theo ý kiến các bạn thì trong 4 đề sau đề làm sẽ có trong tập làm văn số 3:

1.Cảnh khuya

2.Rằm tháng riêng

3.Người thân

4.Cảm nghĩa về bài ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

=> Ai ai cũng có một mái ấm đầy hạnh phúc, công cha thì to và lớn như núi Thái Sơn còn nghĩa mẹ thì như một nguồn nước quý giá chảy ra, luôn luôn yêu quý mẹ cha, chữ hiếu phải thật tròn mới là bổn phận của con cái. Những câu này cho biết ý nghĩa thiêng liêng của 4 nói này tương đương với 4 câu ca dao :

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

28 tháng 11 2016

có thể là đề 3