K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

Nắng thu đang trải đầy

Đã trăng non múi bưởi

Bên cầu con nghé đợi

Cả chiều thu sang sông.

BPTT:

+ Trải đầy: Nhân hóa: Làm cho mọi vật, hiện tượng sao cho sống động và thú vị hơn.

+ Trăng non múi bưởi: So sánh: Có ý nói trăng đêm non mơn mởn như múi bưởi.

# Chúc bạn học tốt #

17 tháng 6 2019

“Nắng thu đang trải đầy

Đã trăng non múi bưởi

Bên cầu con nghé đợi

Cả chiều thu sang sông”.

Trong đoạn thơ trên nhà thơ đã dùng phép so sánh để ví vầng trăng non lấp ló như “múi bưởi”. Bên cạnh đó ta thấy được hình ảnh của chú nghé con đứng đợi mẹ bên cầu qua phép tu từ nhân hóa đặc sắc. Bằng bút pháp nghệ thuật tài hoa của mình, nhà thơ Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những cảm giác thật yên bình, nhẹ nhàng, dân dã và giàu sức gợi cảm của một làng quê thân thuộc.

Chúc bạn học tốt!

17 tháng 6 2019

Gợi ý:

+BPTT: Nhân hóa : Nắng thu trải đầy; Chiều thu sang sông, nghé đợi

+Tác dụng: Chiều sông Thương được cảm nhận ở thời khắc chiều thu, khi đất trời đang độ giữa thu. Cảnh vật được miêu tả rất thực về dòng sông, bầu trời, con nghé bên cầu đợi… Hình ảnh thơ đẹp dịu dàng, gợi ra bức tranh thanh bình, ấm áp: nắng thu còn trải rộng khắp nhân gian mà trăng non như múi bưởi đã in trên nền trời xanh nhạt, dưới cầu nước chảy trong veo, con nghé bên cầu đợi… Cả chiều thu sang sông. Cảnh lắng đọng như chính sự tồn tại của nó. Đó chính là nét đẹp của bài thơ.

6 tháng 3 2021

Khổ 2 là cảm nhận chuyển biến của đất trời sang thu trong không gian dài, rộng, cao.

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

 Sự thay đổi của tạo vật: Nghệ thuật đối: Sương chùng chình  › ‹  Chim vội vã -> vận động tương phản.

+ Sông dềnh dàng - nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi hình, tả dòng sông trôi chậm -> gợi suy nghĩ trầm tư.

+ Chim vội vã - Nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi cảm -> hơi thu se lạnh khiến lũ chim “vội vã” bay về phương nam tránh rét.

- Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu” - nghệ thuật nhân hoá -> gợi hình dung:

+ Mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời.

+ Ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu.

-> Cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên.

7 tháng 3 2021

Ui cảm ơn bạn nhiều nhéyeu

3 tháng 11 2018

2, Phương thức biểu đạt : tự sự và miêu tả 

3, Biện pháp tu từ : Nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh
4, Tác dụng : gợi cho ng đọc thấy kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ, sự gắn bó với dòng sông quê hương dù đã trưởng thành và xa cách 

và làm bài văn sinh đọc hơn 

3 tháng 11 2018

Có thể chỉ rõ từng biện pháp tu từ cùng tác dụng của nó cho em được không ạ

16 tháng 5 2021

Sang thu là những vần thơ hay nhất đời thơ Hữu Thỉnh và bài thơ đã tạo được ấn tượng, dấu hiệu đầu tiên về mùa thu ngay ở khổ thơ đầu:

"Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về."

Mùa thu là mùa đẹp nhất, là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca nhân loại. Hữu Thỉnh cũng góp một mảnh ghép về mùa thu bằng những hình ảnh thơ độc đáo, đó là hương ổi. Hương ổi mang tới cho mùa thu sự dịu nhẹ, là hương vị mang nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Chữ "bỗng" diễn tả trạng thái đột ngột, bất ngờ, niềm vui, sự ngạc nhiên  của tác giả khi nhận ra dấu hiệu của mùa thu. Động từ "phả" khiến câu thơ như lan tỏa hương vị nồng nàn của hương ổi trong không gian. Không chỉ vậy, những tín hiệu báo thu sang tiếp tục được cảm nhận qua hình ảnh sương thu. Phép nhân hóa "sương chùng chình" đã diễn tả sự ngập ngừng, vấn vương, có gì như bâng khuâng, nửa muốn đi, nửa không muốn rời bỏ của làn sương. Hai chữ "hình như" là phỏng đoán, nửa tin nửa ngờ. Nhà thơ cảm nhận bước đi của mùa thu trong khoảnh khắc chớm thu không chỉ bằng khứu giác (nhận ra hương ổi), không chỉ bằng xúc giác (gió se), bằng thị giác (sương chùng chình) mà còn bằng tất cả sự rung động của tâm hồn, linh hồn. Bâng khuâng, rạo rực, rung động và xôn xao. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện khá tinh tế, đầy chất thơ.

Câu chủ đề: Câu "Sang thu là... khổ thơ đầu".

Câu ghép: là câu được gạch chân.

17 tháng 5 2021

               Sang thu là những vần thơ hay nhất đời thơ Hữu Thỉnh và bài thơ đã tạo được ấn tượng, dấu hiệu đầu tiên về mùa thu ngay ở khổ thơ đầu:

                                                           "Bỗng nhận ra hương ổi

                                                             Phả vào trong gió se

                                                             Sương chùng chình qua ngõ

                                                             Hình như thu đã về."

             Mùa thu là mùa đẹp nhất, là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca nhân loại. Hữu Thỉnh cũng góp một mảnh ghép về mùa thu bằng những hình ảnh thơ độc đáo, đó là hương ổi. Hương ổi mang tới cho mùa thu sự dịu nhẹ, là hương vị mang nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Chữ "bỗng" diễn tả trạng thái đột ngột, bất ngờ, niềm vui, sự ngạc nhiên  của tác giả khi nhận ra dấu hiệu của mùa thu. Động từ "phả" khiến câu thơ như lan tỏa hương vị nồng nàn của hương ổi trong không gian. Không chỉ vậy, những tín hiệu báo thu sang tiếp tục được cảm nhận qua hình ảnh sương thu. Phép nhân hóa "sương chùng chình" đã diễn tả sự ngập ngừng, vấn vương, có gì như bâng khuâng, nửa muốn đi, nửa không muốn rời bỏ của làn sương. Hai chữ "hình như" là phỏng đoán, nửa tin nửa ngờ. Nhà thơ cảm nhận bước đi của mùa thu trong khoảnh khắc chớm thu không chỉ bằng khứu giác (nhận ra hương ổi), không chỉ bằng xúc giác (gió se), bằng thị giác (sương chùng chình) mà còn bằng tất cả sự rung động của tâm hồn, linh hồn. Bâng khuâng, rạo rực, rung động và xôn xao. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện khá tinh tế, đầy chất thơ.

             Câu chủ đề: Câu "Sang thu là... khổ thơ đầu".

              Câu ghép: là câu được gạch chân.

27 tháng 4 2021

Trong phạm vi khổ một bài thơ "Sang thu", Hữu Thỉnh đã viết:

              "Bỗng nhận ra hương ổi

                Phả vào trong gió se

                Sương chùng chình qua ngõ

                Hình như thu đã về".

Chỉ qua hai câu thơ đầu của khổ, với việc sử dụng từ chỉ cảm xúc như "bỗng" cộng với động từ mạnh "phả" và hình ảnh "gió se", tác giả đã cho người đọc thấy được cảm xúc ngỡ ngàng của mình khi nhận ra mùa thu đã về qua các dấu hiệu của mùa thu. Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu đã được tác giả thể hiện bằng sự bất ngờ khi nhận ra hương ổi bằng khứu giác, mà ở đây hương ổi ấy chính là một nét đặc trưng và bình dị của vùng Đồng bằng sông Hồng. Tiếp đến chính là hình ảnh "ngọn gió se" của mùa thu thật đặc trưng và thú vị làm sao (1). Được cảm nhận bằng xúc giác, tác giả ngoài ra còn dùng động từ mạnh "phả" để gợi nên sự thơm nồng, mạnh mẽ của hương ổi và sự vận động của gió đưa hương. Không chỉ vậy, ngoài ra tác giả còn sử dụng từ láy và phép nhân hóa với làn sương khiến cho làn sương như có tâm hồn mà xao xuyến, khiến cho làn sương như có tâm hồn mà xao xuyến trước ngưỡng cửa mùa thu. Từ đó, tác giả đã kết luận:

                  "Hình như thu đã về".

Với việc sử dụng thành phần tình thái "hình như" cùng cụm từ "đã về", tác giả đã thể hiện một cảm xúc mong manh, mơ hồ và đồng thời cũng rất quen thuộc, gần gũi mỗi khi đến - gợi nên sự bâng khuâng, xao xuyến của lòng người. Tác giả không thể hiện cảm xúc rõ ràng về sự hiện diện của mùa thu như là để cho người đọc thấy rõ về sự chuyển giao giữa mùa hạ và mùa thu (2). Như vậy, chỉ trong khổ một của bài thơ, tác giả Hữu Thỉnh đã khắc họa rõ nét cảm xúc của mình những tín hiệu thu về trong không gian gần và hẹp mới thật tinh tế biết bao.

*Chú thích:

(1): Thành phần cảm thán

(2): Câu phủ định

24 tháng 4 2022

dunno

21 tháng 3 2021

a.

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

b.biện pháp tu từ:

Sự thay đổi của tạo vật: Nghệ thuật đối: Sương chùng chình  › ‹  Chim vội vã -> vận động tương phản.

+ Sông dềnh dàng - nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi hình, tả dòng sông trôi chậm -> gợi suy nghĩ trầm tư.

+ Chim vội vã - Nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi cảm -> hơi thu se lạnh khiến lũ chim “vội vã” bay về phương nam tránh rét.

- Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu” - nghệ thuật nhân hoá -> gợi hình dung:

+ Mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời.

+ Ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu.