K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc: Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui; bạn nhậu; “cay dễ sợ”; “túi mắt túi mũi”; tôi rất ghét; tôi thất kinh; xúc động tận chân răng…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Câu văn như lời trò chuyện tâm tình: “Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn?”.

→ Lời văn khiến người đọc hình dung tác giả đang trò chuyện với một cô gái bên cửa sổ về cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân đến với hàng loạt những loài cây đang đâm chồi nảy lộc.

16 tháng 9 2023

Tham khảo
Trong văn bản, các từ ngữ như chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi được lặp lại nhiều lần. Với những từ ngữ đó, tác giả lí giải việc đọc văn giống như chúng ta đang tham gia một chơi mà trò chơi đó do ta làm uqarn trò xóa bỏ ranh giới giữa ta và tác giả người đọc không phải đệm mà đã chơi tác phẩm trên bản nhạc mà bản nhạc vui hay buồn còn tùy vào người chơi các cách khác nhau để cảm nhận và thấu hiểu

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

  Từ địa phương  

  Từ toàn dân  

lạt

nhạt

duống

Đưa xuống

Tránh

phỏng

bỏng

Túi mắt túi mũi

tối mắt tối mũi

Tui

Tôi

xắt

Thái

Nhiêu khê

phức tạp

vừng

heo

lợn

vị tinh

bột ngọt

thẫu

thấu

vịm

liễn

o

trẹc

mẹt

Bát to

Chi

Môn bạc hà

Cây dọc mùng

trụng

Nhúng

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến có tác dụng tạo sắc thái đạc trưng, đậm đà bản sắc văn hóa địa phương xứ Huế.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn.

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
24 tháng 10 2023

- Căn cứ để xác định "Chuyện cổ tích loài người" là một bài thơ là: được sáng tác theo thể thơ năm chữ và chia làm nhiều khổ thơ.

- Chứng minh:
- Bài thơ sử dụng nhiều các biện pháp: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ…
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm xúc kết hợp với hình ảnh thơ gần gũi thân thuộc. 
- Nội dung là kể lại nguồn gốc của loài người, bộc lộ sự yêu thương với trẻ em.

- Tác giả đặt nhan đề "Chuyện cổ tích về loài người" vì: 

+ Nội dung bài thơ là lời kể về nguồn gốc của loài người kết hợp cùng những yếu tố kì ảo tựa như một câu chuyện cổ tích.

+ Nhằm gợi những liên tưởng về những câu chuyện giải thích sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nguyên. 

24 tháng 10 2023

 

1. Tác giả: Bài thơ được viết bởi nhà thơ Xuân Quỳnh, một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Xuân Quỳnh được biết đến với những tác phẩm thơ sắc sảo và tinh tế.

2. Nội dung: Bài thơ "Chuyện cổ tích về lời người" nói về sự quan trọng của lời nói và tác động của nó đến cuộc sống con người. Bài thơ mang tính chất tưởng tượng và sử dụng hình ảnh cổ tích để truyền đạt thông điệp.

3. Cấu trúc và ngôn ngữ: Bài thơ có cấu trúc thơ tự do, không tuân theo các quy tắc cố định về đo và vần. Ngôn ngữ của bài thơ tươi sáng, hài hước và sử dụng các hình ảnh cổ tích để tạo ra hiệu ứng tưởng tượng.

Vì vậy, dựa trên tác giả, nội dung, cấu trúc và ngôn ngữ của bài thơ, chúng ta có thể xác định và chứng minh rằng "Chuyện cổ tích về lời người" là một bài thơ của Xuân Quỳnh. Tên đề bài được đặt như vậy để tạo ra sự hấp dẫn và tò mò cho người đọc, đồng thời tạo ra một liên kết giữa chủ đề của bài thơ và các yếu tố cổ tích trong nội dung.

16 tháng 9 2023

- Em đồng tình.

- Bởi lẽ ở mỗi thời điểm khác nhau, mỗi chúng ta sẽ có những trải nghiệm khác nhau, câu hỏi là giống nhau nhưng mỗi thời điểm sẽ cho chúng ta câu trả lời hoàn toàn khác.