K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2019

- Từ “tưởng” gợi lên được nỗi lòng khắc khoải, nhớ mong về người cũ tình xưa của Thúy Kiều. Trong lòng nàng luôn thường trực nỗi nhớ người yêu đau đớn, dày vò tâm can.

- Từ “xót” tái hiện chân thực nỗi đau đớn đến đứt ruột của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Nàng không thể ở cạnh báo hiếu cho cha mẹ, nàng đau đớn tưởng tượng ở chốn quê nhà cha mẹ đang ngóng chờ tin tức của nàng.

23 tháng 12 2019

1. Đoạn thơ trích trong bài Tiếng gà trưa.  Tác giả: Xuân Quỳnh.

- Thời điểm sáng tác: Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh.

,- Thể thơ: 5 chữ.

- Nội dung chính: Tiếng gà trưa trở thành động lực chiến đấu của người chiến sĩ.

2. Đoạn thơ sử dụng biện pháp điệp từ, qua đó khẳng định quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

3. Đại từ: cháu - bà.

Quan hệ từ: cũng.

16 tháng 10 2016

1) Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
- Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết. 
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

2): a) Các cụm từ sau đây đã đối nhau.
Cử đầu và đê đầu ; vọng ming nguyệt và tư cố hương.
- Số lượng tiếng bằng nhau.
- Cấu trúc ngữ pháp giống nhau.
- Từ loại giống nhau.
- Bằng - trắc đối lập:
cử (trắc) và đê (bằng) ; vọng (trắc) và tư (bằng) ; minh nguyệt (bằng trắc) và cố hương (trắc bằng).
b) Chính phép đối trên đã cho ta thấy sự hoạt động liên tục của tư duy, của cảm xúc bên trong.
- Cái cúi đầu thứ nhất là hương sang ngoại cảnh để nhìn trăng.
- Cái cúi đầu thứ hai đã diễn đạt một ý: Ngỡ đầu giường là sương trên mặt đất. Động từ nghi (ngỡ như) đã liên kết hai dòng thơ này.
- Tất cả các động từ quan hệ chặt chẽ với nhau.
nghi - cử - vọng - đê - tư.
- Tất cả chủ ngữ đều bị lược nhưng ta vẫn thấy ngầm trong đó chỉ có một chủ ngữ duy nhất là chủ thể chữ tình. Đây là cảm xúc của một người. Vì vậy mạch cảm xúc nhất quán, liền mạch.

16 tháng 10 2016

E cảm ơn ạ :) *cúi đầu*

31 tháng 5 2021

-Từ "Đôi" là danh từ chỉ đơn vị

-Từ này được nhắc đến 2 lần

-Từ đôi chỉ sự đoàn kết, gắn bó, tuy hai mà một của người lính với nhau. Thể hiện tình đồng chí đáng trân trọng từ đôi người xa lạ họ đã trở thành đôi try kỉ.

21 tháng 3 2019

Từ “dềnh dàng” và “cụm từ “bắt đầu vội vã” gợi ra hai trạng thái đối lập của sự vật, hiện tượng.

    + Sông dềnh dàng: gợi hình ảnh dòng sông chầm chậm, lững lờ trôi, giống bước đi của thời gian và của khoảnh khắc giao mùa thanh tao, nhẹ nhàng.

    + “Bắt đầu vội vã” là hình ảnh những đàn chim bắt đầu tìm cho mình cuộc sống ám áp, dễ chịu hơn, tránh đi sự se lạnh của mùa mới đang tới gần.

11 tháng 4 2018

Từ “dềnh dàng” và “cụm từ “bắt đầu vội vã” gợi ra hai trạng thái đối lập của sự vật, hiện tượng.

   + Sông dềnh dàng: gợi hình ảnh dòng sông chầm chậm, lững lờ trôi, giống bước đi của thời gian và của khoảnh khắc giao mùa thanh tao, nhẹ nhàng.

   + “Bắt đầu vội vã” là hình ảnh những đàn chim bắt đầu tìm cho mình cuộc sống ám áp, dễ chịu hơn, tránh đi sự se lạnh của mùa mới đang tới gần.