K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2017

 Bé Hà là em gái của tôi, vừa tròn mười hai tháng tuổi. Bé Hà có thân hình bụ bẫm, khuôn mặt bầu bĩnh trông rất dễ thương. Bé đang tuổi tập nói, tập đi nên bé hoạt động suốt ngày, nhất là hai bàn tay, thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay. Bé đi chưa vững, bước đi nghiêng ngả trông thật đáng yêu. Mẹ em đứng cách bé khoảng hai mét vỗ tay gọi bé đến. Đôi chân non nớt của bé tập đi từng bước. Đến gần mẹ, bé cười toe toét sà vào lòng mẹ như sợ ngã. Đôi tay của bé mũm mĩm nổi những đường ngấn. Mẹ đỡ vội, bồng lên hôn hít, nựng nịu, bé cười nắc nẻ, sung sướng. Bé đang tập nói, nên rất thích nói nhưng nói chưa được nhiều. Bé bập bẹ những tiếng nhỏ “ba...ba...”, “mẹ... mẹ” nghe thật vui tai.

   Bé Hà rất thích chơi búp bê, nhưng chơi một lúc rồi bé cũng chán, bé thích tắm, vì ngồi vào thau nước là em lấy tay đập làm nước bắn tung tóe, rồi mắt nhắm, miệng cười để lộ hai chiếc răng mới nhú ra trông thật dễ thương.

2 tháng 12 2017

 Bé Hà là em gái của tôi, vừa tròn mười hai tháng tuổi. Bé Hà có thân hình bụ bẫm, khuôn mặt bầu bĩnh trông rất dễ thương. Bé đang tuổi tập nói, tập đi nên bé hoạt động suốt ngày, nhất là hai bàn tay, thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay. Bé đi chưa vững, bước đi nghiêng ngả trông thật đáng yêu. Mẹ em đứng cách bé khoảng hai mét vỗ tay gọi bé đến. Đôi chân non nớt của bé tập đi từng bước. Đến gần mẹ, bé cười toe toét sà vào lòng mẹ như sợ ngã. Đôi tay của bé mũm mĩm nổi những đường ngấn. Mẹ đỡ vội, bồng lên hôn hít, nựng nịu, bé cười nắc nẻ, sung sướng. Bé đang tập nói, nên rất thích nói nhưng nói chưa được nhiều. Bé bập bẹ những tiếng nhỏ “ba...ba...”, “mẹ... mẹ” nghe thật vui tai.

   Bé Hà rất thích chơi búp bê, nhưng chơi một lúc rồi bé cũng chán, bé thích tắm, vì ngồi vào thau nước là em lấy tay đập làm nước bắn tung tóe, rồi mắt nhắm, miệng cười để lộ hai chiếc răng mới nhú ra trông thật dễ thương.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-viet-mot-doan-van-ta-hoat-dong-cua-ban-nho-hoac-em-be-c117a16544.html#ixzz505OfhkR6

2 tháng 12 2017

Nhân dịp nghỉ hè về thăm Ngoại, mình đã được ngắm nhìn một buổi bình minh rực rỡ và tràn đầy sức sống trên quê hương Đồng Tháp thân yêu.

Đó là một buổi sáng đầy kỉ niệm. Trời còn sớm, nhưng mình đã thức dậy, bước ra sân. Khi trời se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động cành cây để lộ những giọt sương mai trong vắt trên lá. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. Ở phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng, còn nấp sau hàng bạch đàn, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẽ quạt nhiều màu rực rỡ. Trên không, từng đám mây trắng, xanh với các hình thù kì lạ đang nhè nhẹ trôi. Bỗng ánh đèn từ trong ngôi nhà thức sớm vụt tắt. Khói bếp bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm, uốn lượn trên bầu trời rộng, rồi lan tỏa cả cánh đồng. Lúa đang thì con gái mơn mởn ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện. Nhìn ra xa, đồng lúa như một tấm thảm xanh rờn nhấp nhô theo làn gió sớm. Trong ánh sáng dịu dàng của buổi bình minh, sương tan, nhìn cánh đồng lúa quê mình như một bức tranh tuyệt đẹp. Mình say sưa ngắm nhìn và hít thở không khí trong lành mà bấy lâu mình không hay để ý. Đến khi mặt trời thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng xuống vạn vật thì cả làng xóm như bừng lên giữa ánh bình minh. Cánh đồng lúa tràn ngập ánh nắng và rộn ràng. Đằng xa, thấp thoáng bóng những chiếc áo màu tươi tắn của những cô gái làm cỏ lúa bên đê. Tiếng kẽo kẹt của chiếc xe bò chở phân và dụng cụ ra đồng bón lúa, hòa cùng tiếng lội nước bì bõm của các bác nông dân tranh thủ làm sớm, càng làm cho cánh đồng nhộn nhịp hẳn lên.

Mình khoan khoái bước nhẹ dọc bờ đê nhỏ. Anh sáng chiếu xuống dòng nước bạc lấp lánh như bạn nào đó tinh nghịch chơi trò chiếu gương. Thỉnh thoảng một vài chú cá long tong, cá trắm cỏ nhảy lên khỏi mặt nước đớp mồi, rồi vội lặn xuống mất tăm để lại những vòng tròn lan xa... Trong không khí yên ắng ấy, bỗng đột ngột vang lên tiếng rao hàng trên sông hòa cùng tiếng khua mái chèo. Đàn chó ùa ra bờ sông sủa ăng ẳng với theo. Mình bước vội về khu vườn nhà tràn ngập ánh nắng vàng ấm áp. Bên luống rau xanh mái đầu bạc thân yêu của bà mình đang lúi húi nhổ cỏ, bắt sâu. Một ngày mới băt đâu trên quê mình như vậy đó.

Được chiêm ngưỡng buổi bình minh đẹp vào ngày hè trên quê hương thân yêu, mình thấy vui, khỏe, lạc quan, yêu đời hơn. Quê bạn chắc cũng có những buổi bình minh đẹp như thế, phải không bạn?

2 tháng 12 2017

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

2 tháng 12 2017

Nhọn như chông, dáng thẳng thân tròn là những chi tiết chân thực tả cây măng. Nhưng sao lại Nòi tre đâu chịu mọc cong? Hình như đâu phải chỉ nói đến tre, đến măng mà còn nói đến ai đó ngoài tre và măng?

Càng đọc càng có thể cảm nhận được: ngoài cây tre là hình ảnh thực còn ẩn hiện một hình ảnh ảo nữa, hình ảnh về những con người Việt Nam – những con người “suốt cả cuộc đời từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay đều gắn bó với tre, với nứa, với trúc,… những họ hàng thân thích của tre”. Tre Việt Nam có thể hiểu là tre của Việt Nam, tre ở Việt Nam nhưng cũng có thể hiểu tre như là Việt Nam. Một cách so sánh rút gọn thành ẩn dụ. Và mạch ẩn dụ ấy chạy suốt bài thơ, tạo nên vẻ đẹp lấp lánh của mỗi chi tiết. Cho nên thân gầy guộc, lá mong manh, thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu, nòi tre là nói về tre nhưng cũng nói về người.

Chi tiết lưng trần phơi nắng, phơi sương đích thực là chi tiết tả người nông dân một nắng hai sương nơi đồng quê. Chuyện nhường áo cho con đâu chỉ riêng của tre mà còn của người. Nó gợi nhớ chuyện cha con Chử Đồng Tử, gợi nhớ đức hy sinh cao đẹp của bao thế hệ đi trước.

2 tháng 12 2017

Nhọn như chông, dáng thẳng thân tròn là những chi tiết chân thực tả cây măng. Nhưng sao lại Nòi tre đâu chịu mọc cong? Hình như đâu phải chỉ nói đến tre, đến măng mà còn nói đến ai đó ngoài tre và măng?

Càng đọc càng có thể cảm nhận được: ngoài cây tre là hình ảnh thực còn ẩn hiện một hình ảnh ảo nữa, hình ảnh về những con người Việt Nam – những con người “suốt cả cuộc đời từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay đều gắn bó với tre, với nứa, với trúc,… những họ hàng thân thích của tre”. Tre Việt Nam có thể hiểu là tre của Việt Nam, tre ở Việt Nam nhưng cũng có thể hiểu tre như là Việt Nam. Một cách so sánh rút gọn thành ẩn dụ. Và mạch ẩn dụ ấy chạy suốt bài thơ, tạo nên vẻ đẹp lấp lánh của mỗi chi tiết. Cho nên thân gầy guộc, lá mong manh, thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu, nòi tre là nói về tre nhưng cũng nói về người.

Chi tiết lưng trần phơi nắng, phơi sương đích thực là chi tiết tả người nông dân một nắng hai sương nơi đồng quê. Chuyện nhường áo cho con đâu chỉ riêng của tre mà còn của người. Nó gợi nhớ chuyện cha con Chử Đồng Tử, gợi nhớ đức hy sinh cao đẹp của bao thế hệ đi trước.

1 tháng 12 2017

Ngôi trường tôi đang học có ba dãy phòng hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi hay những cô phượng đỏ thắm, luôn che bóng mát cho những giờ ra chơi. Dọc hành lang, có những hàng ghế đá để chúng em đọc sách báo trong những giờ ra chơi. Oi! Ngôi trường thân yêu. Tôi sẽ không bao giờ quên nó.

1 tháng 12 2017

Mùa hè năm ngoái, tôi được đi Trà Vinh chơi. Lúc đó, Trà Vinh đã vào mùa gặt. Năm đóđược mùa lớn. Xóm làng quê tưng bừng như ngày hội.   Bà con cô bác xóm dưới sóc trên vô cùng mừng vui, hớn hở. Những cánh đồng quê thẳng cánh cò bay, vàng rực một màu lúa chín. Gió thổi, lúa reo, lúa hát trong âm thanh rì rào. Tàu thuyền cập bến, hối hả chở lúa đi, về trong nắng đẹp. 

1 tháng 12 2017

bn hỏi zậy ai mà biết trả lời

1 tháng 12 2017

Ko phải ghen tị mà sợ số 4 . Số 4 là 1 số đáng sợ ở Nhật. Vì vậy trong các quán ăn, người ta cho bát đĩa gồm 3 hoặc 5 cái..

7 tháng 12 2017

Miền Trung là nơi sảy ra bão lụt nhiều nhất trong tất cả các vùng trong cả nước. Mỗi trận lũ qua đi ở miền Trung đều để lại cảnh xơ xác tiêu điều, nhà cửa bị tàn phá, các phương tiện sinh sống của con người cũng bị cuốn trôi. Cứ đến mùa lũ về tôi lại có cảm giác sợ hãi trước những hậu quả nặng nề mà nó gây ra.

Khi bão đã ập đến bầu trời trở nên u tối. Gió quay cuồng, gào rít. Cây cối ngả nghiêng rồi nạp mình thành những cơn gió xoáy. Những cơn mừa ào ào đổ xuống, xối xả trên sân nhà, mái ngói, ngọn cây. Trận này chưa qua, trận khác lại kéo đến. Mưa ròng rã suốt ngày đêm. Thế rồi, nước ở sông bắt đầu dâng cao, màu nước đỏ ngầu. Nước tràn qua đê vào thôn xóm, làng mạc, thành phố. Nước ngập các con đường. Ruộng đồng chỉ một màu trắng xóa. Gió to kèm theo mưa lớn, chúng cứ tiếp nối nhau. Nước ồ ạt đổ vào các rãnh cống, kênh rạch. Nước sông sôi sục, chảy xiết, cuốn theo bao khúc gỗ từ miền ngược xa xôi. Cơn bão lũ vẫn diễn ra rất dữ dội, mọi tầng lớp nhân dân ở đây cùng các lực lương vũ trang ra sức chống đỡ. Hàng nghìn người dùng bao đất và cọc tre để chắn giữ đê, chắn giữ bờ sông, không cho sạt lở, ngăn dòng nước tràn vào thành phố, làng mạc. Tiếng rào rào bất tận của mưa, tiếng ào ào của nước chảy cùng tiếng gọi í ới của bao người đang chống lũ làm thính giác của người ta thêm mệt mỏi. Tuy vậy, họ vẫn cương quyết chống chọi với bão lũ. Nước vẫn dâng lên cao, tràn mênh mông. Từng chiếc thuyền lòa nhòa ẩn hiện trong cơn mưa bao phủ. Người dân ở gần bờ sông họ đều di dời tài sản đến nơi an toàn trước khi cơn lũ đến. Thanh niên cùng các lực lượng cứu hộ phải lênh đênh trong biển nước để làm nhiệm vụ. Từng chiếc thuyền dập dềnh sóng nước, mọi người tất bật, khẩn trương. Cơn bão lũ vẫn cứ tiếp tục, nước ở các sông ầm ầm đổ ra biển. Gió biển thổi mạnh vào đất liền, từng cơn bão dữ tiếp nhau đe dọa. Nhiều ngôi nhà bị tóc mái, bay loảng choảng. Hàng loạt ngôi nhà bị sạt móng, ngã vách. Có những ngôi nhà chỉ còn là đống gạch vụ, mặc dù nó là nơi mà mọi người phải làm từ lâu lắm mới có được. Tài sản bị bão lũ cướp đi, mạng người cũng không tránh khỏi. Trường học, bênh viện, nhà máy đều bị hư hại, khủng khiếp vô cùng đến mấy ngày liền.

1 tháng 12 2017

Tôi đang nức nở thì có một anh Chuột Nhắt đến bên cạnh hỏi thăm “Chít... chít... làm sao mà cậu khóc thế?”. Thấy có người an ủi, tôi càng tủi thân khóc to hơn. Thật bất hạnh cho tôi, đang là một cô bé được bố mẹ cưng chiều, trong chốc lát đã bị biến thành một con chuột nhắt...

Trong lúc khó khăn có anh Chuột Nhắt ở bên thật may mắn. Tôi kể cho anh nghe ngọn nguồn câu chuyện, vì sao tôi lại ra thế này.... Hôm đó, lớp học của tôi có bài kiểm tra sử một tiết. Vì hôm trước mải đi chơi với bạn tôi đã không học bài.

Ngồi trong lớp lo sợ điểm kém sẽ bị bố mẹ mắng, tôi đành liều lĩnh mở vở ra quay. Việc làm hôm đó của tôi trót lọt, không bị ai phát hiện. Đến hôm trả bài kiềm tra, tôi được chín, nguời bạn thân của tôi chỉ được bốn. Thấy lạ, bạn ấy hỏi tôi. Vì muốn trốn tránh việc làm sai trái của mình nên nhất định tôi không chịu nhận. Tôi còn chắc chắn rằng, nếu nói dối ngay lập tức tôi sẽ bị biến thành con chuột nhắt trong ba ngày, loài vật mà bạn tôi ghét nhất. Vừa nói xong, tôi thấy người mình có sự thay đổi. Càng ngày tôi càng bé dần đi, trên miệng có những sợi râu dài, phía sau còn có một cái đuôi... Hốt hoảng, lo sợ tôi vội chạy đến nhìn vào trong gương. Thật không thể tin được, tôi đã thực sự biến thành một con chuột nhắt...

Từ giờ phút đó, tôi phải sống trong thế giới của họ hàng nhà chuột mà thường ngày tôi vẫn sợ. Anh Chuột Nhắt thông cảm và cho tôi đi cùng. Anh giới thiệu với tôi cuộc sống của loài Chuột, nghe vô cùng hấp dẫn. Trên đường đi, tôi gặp rất nhiều loại chuột. Chuột cống oai phong bệ vệ. Những chú chuột nhắt nhanh nhẹn, tinh khôn. Mấy cậu chuột chù lúc nào cũng lấm lét. Anh chuột nhắt dẫn tôi ra đồng, gặp họ hàng chuột đồng vui tính. Các anh hoạt bát lắm lại rất hiếu khách nữa. Các anh an ủi tôi thời gian ba ngày sẽ trôi qua thật nhanh. Nếu không sống trong hoàn cảnh này có lẽ tôi không bao giờ tưởng tượng được loài chuột cũng tình cảm như thế. Tối đến, tôi được các anh chuột dẫn đi dạo quanh đồng, ăn tối, uống sương và ngắm trăng lên. Chưa bao giờ tôi thức khuya để được ngắm ánh trăng đẹp đến vậy. Vừa ngắm trăng, chúng tôi còn vừa ca hát nhảy múa quanh đống lửa bập bùng. Tôi mạnh dạn hát tặng tất cả một bài ca về mẹ. Bài hát tình cảm quả khiến nhà chuột ai cũng sụt sùi xúc động... Chơi mãi đến khi ông mặt trời sắp ló trên ngọn lúa, chúng tôi mới trở về đi ngủ. Một đêm trôi qua thật bình yên, giản dị và hạnh phúc.

Buổi sáng hôm sau, lần đầu tiên tôi đón bình minh muộn đến thế. ở trong hang tối, tôi cũng không biết mặt trời đã dậy từ bao giờ. Chỉ thấy có một chị chuột nhắt đến bên đánh thức và tặng tôi một khay thức ăn đầy. Đang đói bụng, tôi ăn ngấu nghiến, ngon lành. Xong bữa sáng, chúng tôi lại tiếp tục rong ruổi khắp mọi nơi. Họ nhà chuột kháo nhau, hôm nay bếp nhà bà lão nọ có món cá kho ngon lắm. Anh chuột nhắt rủ tôi cùng đi chinh phục.

Bước chân vào, bếp tối om, chỉ có vài tia sáng lách mình qua khe cửa lọt vào. Tôi không quen nhìn tối dò dẫm bước theo anh nhắt. Nỗi lo sợ của tôi tăng lên theo từng bước chân. Gần đến nồi cá rồi. Anh nhắt nhẹ nhàng leo lên. Bỗng “ngheo...ngheo’', quả tim của tôi như muốn nhảy ra ngoài. Chưa kịp nhìn xem con mèo hung tợn ấy ở đâu, anh nhắt đã nhanh chân chạy mất, để lại mình tôi lạc lõng. Vì không quen đường nên tôi chẳng biết chạy đi đâu vội chui vào gầm chạn. Nhưng con mèo tinh quái đã phát hiện ra và tiến lại gần. Tôi nghe rõ từng hơi thở của nó. Nó không muốn bắt tôi ngay mà vờn vờn, đùa giỡn. Giờ tôi mới hiểu thế nào là mèo vờn chuột. Thật là đáng sợ. Mỗi lúc, tôi lại càng bị dồn vào góc tường. Tôi không dám thở nữa. Con mèo tiến gần thêm. Ngày tận thế của tôi đã đến. Tôi sẽ không thể về nhả, bố mẹ bạn bè sẽ không biết tôi nơi đâu mà tìm. Thế là hết. Nhưng kia, cánh cửa bếp hé mở. Bà lão xuống nấu cơm. Nhờ ánh sáng, tôi thấy đường rõ hơn. Và trong lúc tên mèo ngốc nghếch kia quay mặt nhìn bà chủ, tôi ba chân bốn cẳng chạy ra ngoài.... Vậy là tôi thoát chết trong gang tấc.

Tôi lao ra ngoài chỉ mong chạy càng xa nơi ấy càng tốt. Tôi cứ cắm đầu chạy mà không biết mình đang đi đâu, đến khi dừng lại chì thấy một bụi cây rậm rạp, hoang sơ. Sợ quá, tôi quay đầu chạy về thì “phỉ…phỉ...”, một con rắn to tướng, dài ngoằng ngay sau lưng. Tôi sợ tưởng ngất ngay đi được. Ôi, số phận tôi thật trớ trêu, nhà đã ngay kia rồi mà không thể quay về được. Nhắm mắt lại chờ tử thần mang đi, tôi đợi mãi mà rắn ta không hành động. Tĩnh lặng quá. Mở mắt ra đã không thấy nó đâu rồi. Thì ra một anh săn rắn đã mang nó đi.

Tôi lại lang thang thất thểu đi tìm nhà. Mặt trời đã xế bóng. Một ngày trôi đi dài quá với bao sự rắc rối. Nhìn bóng mình nghiêng nghiêng trên mặt đất, tôi thấy rất nhớ nhà. Tôi nhớ những món ăn mẹ nấu, nhớ dáng ngồi đọc báo của cha, nhớ giọng nói dễ thương của cậu em trai năm tuổi... và tôi cũng thấy nhớ bạn bè. Tôi muốn kết thúc thật nhanh ba ngày khủng khiếp này. Lúc đó trở về tôi sẽ thú nhận sự dối trá của tôi, sẽ xin lỗi cô giáo và người bạn thân của mình. Giá như tôi dũng cảm thì bây giờ tôi đã không phải chịu sự trừng phạt.

Hình phạt này với tôi thật quá sức tưởng tượng nhưng đó là một cơ hội quý giá cho tôi và những ai lầm đường. Sau lần này sẽ không bao giờ tôi nói dối nữa. Tôi cũng sẽ dũng cảm hơn trước sai trái của mình.

1 tháng 12 2017

Vẫn như mọi hôm, khi tiếng chuông đồng hồ báo thức vang lên, báo hiệu đã đến giờ đi học, tôi liền bật dậy, đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo thật nhanh, ăn qua bữa sáng rồi chạy nhanh đến trường.

Ngày mai là thứ hai đầu tuần, trường tôi vào học sớm hơn mười phút. Buổi tối, sau khi xem phim khuya xong, tôi lên giường, đi ngủ. Sáng nay, tiếng chuông đồng hồ báo thức vang lên, tôi bật dậy chuẩn bị mọi thứ. Khi chuẩn bị xong, tôi nhìn lên đồng hồ, chỉ còn ba phút nữa là vào học. Tôi chợt nhớ ra là tối hôm qua, vì mải xem ti vi nên quên vặn đồng hồ báo thức. Tôi liền chạy nhanh đến trường, quên cả bữa sáng. Vừa đến trường, tôi thấy các bạn đã vào học từ lúc nào. Tôi lo sợ bước vào cô giáo chủ nhiệm thấy tôi đến, liền nói:

-    Em vào lớp đi. Hôm nay, cả trường chĩ có mình em đi học muộn. Em cũng biết đấy, nhà trường có luật là khi ai vi phạm kỉ luật như: đi học muộn, đánh bạn, ... thì sẽ biến thành một con vật tương đương trong ba ngày.

Sau khi cô giáo nói, mặt tôi tái mét, lo sợ. Buổi chiều khi tan học, tôi vừa bước ra cửa lớp thì một ánh sáng loé lên. Tôi nhìn lại chân, tay, thân, đầu mình thì thấy hai chân mình đã biến thành hai chân của con rùa. Tôi rất buồn và ngạc nhiên. Như mọi hôm, tôi muôn chạy thật nhanh về nhà cùng các bạn nhưng không hiểu sao, chân tôi rất khó nhấc lên. Tôi bước từng bước chậm chạp, cuối cùng đến tận 8 giờ tối tôi mới bò về đến nhà. Tôi chào bố" mẹ rồi ngồi xuống ghế. Bố mẹ thấy tôi thế, liền hỏi:

-    Con về muộn thế? Sao trông con thế này. Con vi phạm luật của nhà trường đúng không?

Tôi trả lời:

-    Dạ! hôm qua, vì mải xem phim nên con quên vặn đồng hồ báo thức. Sáng nay, con dậy muộn nên... nên con đi học muộn ạ.

Bố tôi nói:

-    Suốt ngày xem phim nên quên cả giờ giấc. Thế này là còn nhẹ đấy con ạ, không thì biến thành con ruồi cơ.

Bố tôi nói xong thì đi vào phòng. Mẹ tôi đến gần tôi rồi nói:

-    Thôi! Con cố gắng đừng vi phạm luật của nhà trường nữa nhé. Con vào phòng cất cặp rồi ra ăn cơm.

Chuyện ăn cơm cũng thật khó khăn với hai chân rùa ngắn ngủn như tôi. Khác với mọi khi, mẹ phải giúp tôi ngồi vào bàn ăn. Lúc đi ngủ, mẹ cũng phải giúp tôi trèo lên giường, mẹ ngồi lại và an ủi tôi: “Con cố gắng lên nhé! Ba ngày sẽ nhanh thôi. Từ nay, con phải cố gắng dậy sớm để đi học cho đúng giờ”.

Buổi tối, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi nghĩ: “Ba ngày là một thời gian ngắn, nó sẽ trôi qua thật nhanh thôi”. Sáng hôm sau, tôi cố gắng dậy sớm để đến lớp cho đúng giờ, vừa đến lớp thì thấy các bạn nói chuyện với nhau. Có bạn nhìn thấy tôi đến liền nói:

-    Phương rùa đến kìa?

Một bạn khác xen vào:

-    Hình dáng của Phương trông thật buồn cười.

Tôi đỏ mặt, đi đến chỗ ngồi của mình. Chiều, tôi đang làm bài tập ở nhà thì bỗng có tiếng gọi:

-    Phương ơi, tí cậu sang nhà Lan chơi nhảy dây nhé!

Tôi từ trong phòng nhìn ra, thì ra là Dung - cô bạn hàng xóm rất thân với tôi. Tôi biết là Dung chưa nhìn thấy hình dáng của tôi bây giờ nên mới rủ tôi chơi nhảy dây. Nghe Dung nói, tôi sang nhà LAn .Thấy các bạn đang nói chuyện vui vẻ tôi đến gần chỗ các bạn nói:

-    Xin lỗi các bạn, mình không thể chơi dây cùng các bạn được. Do vi phạm luật của nhà trường nên mình phải biến thành con vật trong ba ngày.

Lan thấy tôi nói thế, trả lời:

-    Không sao đâu, cậu đã nói như thế thì chúng mình cùng học nhóm nhé!

Khi học nhóm xong, trên đường đi về nhà tôi thầm nghĩ “Mình đã sai.

Mình sẽ không dám đi học muộn nữa. Ba ngày là một thời gian dài. Mình mong trở lại hình dáng cũ để được vui chơi cùng các bạn”.

Cuối cùng, ngày thứ ba đã đến, tôi rất vui. Buổi sáng đến lớp, tôi thấy các bạn đang bàn tán về tôi. Tôi không quan tâm, bước về chỗ ngồi. Buổi chiều, vừa bước ra cổng trường, một ánh sáng loé lên, tôi cao dần lên, hai chân rùa đã biến mất thay vào đó là hai chân của tôi. Tôi nhìn lại thì thấy mình đã trở thành hình dáng cũ. Tôi liền chạy ngay về nhà khoe với bố mẹ. Tôi đã khóc vì những gì đã xảy ra. Nhưng giờ tôi quá đỗi vui mừng. Tôi hứa với bố mẹ sẽ không vi phạm kỉ luật của nhà trường nữa.

Tôi rất vui vì đã trở lại hình dáng cũ. Với hình dáng này, tôi lại có thể chạy nhảy, vui chơi cùng các bạn. Sự việc xảy ra là một bài học, một kỉ niệm đáng nhớ và rút kinh nghiệm đối với tôi. Từ hôm đó, không bao giờ tôi dám đi học muộn nữa.

=^.^=

30 tháng 11 2017

Luật thơ:

"Nhất Tam Ngũ bất luận, Nhị Tứ Lục phân minh":

Trong thơ bảy chữ,  những tiếng 1, 3 và 5 không phải tuân thủ theo luật bằng trắc. Các tiếng 2, 4, 6 phải tuân thủ nghiêm ngặt theo luật bằng trắc.

        Luật  thơ 7 chữ, ta chia làm 2 loại; luật vần bằng và luật vần trắc
Căn cứ vào chữ thứ 2 của câu thứ nhất trong bài thơ ta có thể phân biệt được bài thơ đó làm theo luật bằng hay trắc.  Nếu chữ thứ 2 của câu 1 trong bài bắt đầu bằng 1 vần bằng (B) thì bài thơ sẽ tuân thủ theo luật bằng. Nếu chữ thứ 2 của câu 1 trong bài bắt đầu bằng 1 vần trắc (T) bài thơ sẽ phải tuân thủ theo luật vần trắc.
Các chữ 2, 4, 6 phải phân định rạch ròi. Nếu chứ thứ 2 là vần bằng (B) thì chữ thứ 4 là vần trắc (T) và thứ 6 là vần bằng (B) và ngược lại. Nếu chữ thứ 2 là vần trắc (T) chữ thứ 4 sẽ là bằng(B) và 6 là (T). (chữ thứ 2 và 6 giống nhau cùng 1 vần chữ thứ 4 ngược lại với 2 và 6 ).
Trong thơ 7 chữ, các câu 1 và 4 niêm với nhau, câu 2 và 3 niêm với nhau, nghĩa là các câu 1 và 4 áp dụng luật bằng, trắc giống nhau, các câu 2 và 3 áp dụng cùng 1 luật bằng, trắc.

Cách ngắt nhịp: 4/3 hoặc 3/4

Luật bằng:

(Chữ thứ 2 của câu 1 trong bài là vần bằng)
Các câu 1 và 4 
Câu 1:  B (Bằng), T (Trắc) , B (Bằng)
Câu 2:  T               B              T
Câu 3:  T               B               T
Câu 4   B               T               B

Ví dụ:

Vô tình để gió hôn lên má
Bẽn lẽn làm sao, lúc nửa đêm
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em

(Bẽn Lẽn – Hàn Mặc Tử)

Luật Trắc:
(Chữ thứ 2 của câu 1 trong bài là vần trắc)

Câu 1:    T        B         T
Câu 2:    B        T         B
Câu 3:    B        T         B
Câu 4:    T         B        T

Ví dụ:

Bên khóm thùy dương em thướt tha 
Bên này bờ liễu anh trông qua 
Say mơ vướng phải mùa hương ướp 
Yêu cái môi hường chẳng nói ra

(Âm Thầm – Hàn Mặc Tử)

Trong 1 bài thơ 7 chữ ta có thể vận dụng xen kẽ giữa hai loại luật bằng và luật trắc trong cùng 1 bài thơ. 

Mùa Xuân Chín

Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý - Bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi:
-Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây

Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
-"Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?"

Hàn Mặc Tử



Gieo vần 

1. Vần tréo (thường dùng)
Nhiều khi trong thi đoạn bốn câu, chỉ cần hai tiếng bình ở cuối câu hai và bốn vần với nhau, hai tiếng trắc cuối câu một và ba không cần:

Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn,
Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ!
Một hôm trận gió tình yêu lại:
Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ.

Huy Cận

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi

Tô Thùy Yên


Mười ngón tay buồn chưa ráo lệ 
Một cung bạch ngọc náo trường CANH
Tay run điệu múa hương rừng thắm 
Biển vọng hồi âm ngẩn mắt XANH. 

(Đàn Thu Tay Ngọc - Đinh Hùng) 

2. 3 tiếng bằng bằng (Thường dùng)
Các chữ cuối trong câu 1, 2, 4 gieo vần với nhau.

Ta trút linh hồn giữa lúc đây 
Gió sầu vô hạn nuối trong cây 
- Còn em sao chẳng hay gì cả ? 
Xin để tang anh đến vạn ngày.
          
(Trút Lnh Hồn – Hàn Mặc Tử)

Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng,
Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.

Huy Cận

30 tháng 11 2017

Giữa cái nắng nóng bức, người mẹ vẫn chỉ đang chăm chăm cấy lúa. Những giọt mồ hôi như những giọt nước mắt của người mẹ mà bắt đầu tuôn ra. Vào những ngày đó , nước nóng như đã được nấu sôi.Dù cái nóng gay gắt đã thành trở ngại lớn cho công việc của mình nhưng người mẹ vẫn cấy lúa. Mong sao cho những hạt gạo mà người mẹ đã bỏ ra biết bao nhiêu giọt mồ hôi, nước mắt sẽ trở thành những hạt gạo , hạt cơm ngon và được quý như vàng.

Động từ : cấy lúa, tuôn ra

Tính từ : trở ngại lớn

Quan hệ từ : và, mà, dù, như, của

30 tháng 11 2017

Trưa hè thật oi ả, mọi vật như thiếp lặng dưới ánh nắng mặt trời. Thế mà mẹ em vẫn cặm cụi cấy lúa. Vóc người mẹ mảnh khảnh, làn da đỏ hồng dưới nắng ban trưa. Mẹ đội nón lá, đầu chít khăn ô, quần xắn ngang gối, trông mẹ thật chất phác.

Mẹ chăm chú cấy lúa. Tay trái nắm chặt bó mạ non, tay phải thoăn thoắt rút từng cây mạ để cấy xuống ruộng. Những cây mạ non như tươi tắn, chúng vui mừng, vì được mẹ đưa chúng trở về với đất. Bàn tay gầy gầy của mẹ cấy lúa thật nhanh, thật đều. Cánh tay rắn rỏi ấy cứ nhịp nhàng, thoăn thoắt cấy lúa. Đôi mắt thâm quầng của mẹ nhìn chăm chăm xuống khoảnh ruộng đang cấy. Những hàng lúa non thẳng tắp trước mặt mẹ. Chờ mẹ cấy xuống, để rồi chúng sẽ vươn lên đón lấy sự sống và hẹn mùa đơm bông, kết hạt. Mẹ vẫn cứ lom khom dưới ruộng, mặc cho hơi nước nóng bốc lên bao bọc lấy thân người. Nắng trời vẫn đổ xuống tấm lưng gầy của mẹ. Mặt mẹ đỏ bừng, mồ hôi thánh thót rơi trên ruộng nước. Chân mẹ đỏ bầm vì ngâm phải nước nóng dưới ruộng. Nước như ai đun sôi đến nỗi lũ cá cờ không sao chịu được, chúng chết la liệt trên đồng rộng. Còn lũ cua thì lổm ngổm bò lên bờ để tránh nóng, tìm lấy sự sống cho mình. Đúng là thời tiết khắc nghiệt của trưa tháng sáu. Ấy vậy mà mẹ vẫn cứ cấy lúa, mẹ không nao núng trước cái nắng như đổ lửa của trưa hè. Mẹ đang cấy trồng, đang gieo hạt giống cho mùa sau.

Có lẽ mẹ cũng đã thấm mệt. Thỉnh thoảng mẹ ngẩng đầu lên, lấy khăn ô lau nốt những giọt mồ hôi rơi cay cay trên khóe mắt. Thế rồi, mẹ lại tiếp tục cấy lúa. Đến bờ ruộng, mẹ nghỉ tay. Nhìn những hàng lúa non thẳng tắp, đôi mắt mẹ ánh lên một niềm vui, một niềm hi vọng ở ngày mai tươi sáng. Nhìn mẹ cấy lúa, em cảm thấy thương mẹ vô cùng. Ôi, mỗi hạt gạo làm ra chan chứa biết bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn của mẹ. Em nguyện sẽ chăm ngoan, học giỏi dể mẹ vui lòng.