K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2024

Xét cấu tạo,từ tiếng chim và từ vỗ thuộc:

_ Tiếng chim:danh từ ( chỉ âm thanh phát ra từ chim ).

_ Vỗ:động từ ( chỉ hành động vỗ cánh, dùng để bay của loài chim) ( chỉ hoạt động, trạng thái).

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau: Trích đoạn nằm ở phần 3 của tác phẩm, từ câu 2738 – 2940 (có lược một đoạn)      Kim Trọng tìm Kiều      Nỗi nàng tai nạn đã đầy, Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.      Từ ngày muôn dặm phù tang, Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.      Vội sang vườn Thuý dò la, Nhìn phong cảnh cũ, nay đà khác xưa.    ...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau:

Trích đoạn nằm ở phần 3 của tác phẩm, từ câu 2738 – 2940 (có lược một đoạn)

     Kim Trọng tìm Kiều

     Nỗi nàng tai nạn đã đầy,

Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.

     Từ ngày muôn dặm phù tang,

Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.

     Vội sang vườn Thuý dò la,

Nhìn phong cảnh cũ, nay đà khác xưa.

     Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời.

     Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

     Xập xoè én liệng lầu không,

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

     Cuối tường gai gốc mọc đầy,

Đi về, này những lối này ngày xưa.

     Chung quanh lặng ngắt như tờ,

Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

     Láng giềng có kẻ sang chơi,

Lân la sẽ hỏi một hai sự tình.

     Hỏi ông, ông mắc tụng đình,

Hỏi nàng, nàng đã bán mình chuộc cha.

     Hỏi nhà, nhà đã dời xa,

Hỏi chàng Vương với cùng là Thuý Vân.

     Đều là sa sút, khó khăn,

Thuê may, bán viết, kiếm ăn lần hồi.

     Điều đâu sét đánh lưng trời,

Thoắt nghe, chàng thoắt rụng rời xiết bao!

     Vội han di trú nơi nao,

Đánh đường, chàng mới tìm vào tận nơi.

     Nhà tranh, vách đất tả tơi,

Lau treo rèm nát, trúc gài phên thưa.

     Một sân đất cỏ dầm mưa,

Càng ngao ngán nỗi, càng ngơ ngẩn dường!

     Đánh liều lên tiếng ngoài tường,

Chàng Vương nghe tiếng, vội vàng chạy ra.

     Dắt tay vội rước vào nhà,

Mái sau, viên ngoại ông bà ra ngay.

     Khóc than kể hết niềm tây:

“Chàng ôi! Biết nỗi nước này cho chưa?

     Kiều nhi phận mỏng như tờ,

Một lời đã lỗi tóc tơ với chàng!

     Gặp cơn gia biến lạ dường,

Bán mình nó phải tìm đường cứu cha.

     Dùng dằng khi bước chân ra,

Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần.

     Trót lời nặng với lang quân,

Mượn con em nó Thuý Vân thay lời.

     Gọi là trả chút nghĩa người,

Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên!

     Kiếp này duyên đã phụ duyên,

Dạ đài còn biết, sẽ đền lai sinh.

     Mấy lời ký chú đinh ninh,

Ghi lòng để dạ, cất mình ra đi.

     Phận sao bạc bấy, Kiều nhi!

Chàng Kim về đó, con thì đi đâu?”

     Ông bà càng nói càng đau,

Chàng càng nghe nói, càng dàu như dưa.

     Vật mình vẫy gió, tuôn mưa,

Dầm dề giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai.

     Đau đòi đoạn, ngất đòi thôi,

Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê.

     Thấy chàng đau nỗi biệt ly,

Nhận ngừng, ông mới vỗ về giải khuyên:

     “Bây giờ ván đã đóng thuyền,

Đã đành phận bạc, khôn đền tình chung!

     Quá thương chút nghĩa đèo bòng,

Nghìn vàng thân ấy, dễ hòng bỏ sao?”

     Dỗ dành, khuyên giải trăm chiều,

Lửa phiền càng dập, càng khêu mối phiền.

     Thề xưa giở đến kim hoàn,

Của xưa lại giở đến đàn với hương.

     Sinh càng trông thấy, càng thương,

Gan càng tức tối, ruột càng xót xa.

     Rằng: “Tôi trót quá chân ra,

Để cho đến nỗi trôi hoa, dạt bèo.

     Cùng nhau thề thốt đã nhiều,

Những điều vàng đá, phải điều nói không!

     Chưa chăn gối, cũng vợ chồng,

Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang?

     Bao nhiêu của, mấy ngày đàng,

Còn tôi, tôi gặp mặt nàng mới thôi!”

     Nỗi thương nói chẳng hết lời,

Tạ từ, sinh mới sụt sùi trở ra.

     […]

     Rắp mong treo ấn từ quan,

Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua.

     Dấn mình trong áng can qua,

Vào sinh ra tử, hoạ là thấy nhau.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Văn học, 2022)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản Kim Trọng tìm Kiều kể về việc gì?

Câu 2. Xác định một số hình ảnh thơ tả thực trong văn bản Kim Trọng tìm Kiều.

Câu 3. Phân tích cảm xúc của Kim Trọng khi chứng kiến khung cảnh nhà Thuý Kiều sau nửa năm gặp lại.

Câu 4. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau:

Sinh càng trông thấy, càng thương

Gan càng tức tối, ruột càng xót xa.

Câu 5. Tình cảm của Kim Trọng dành cho Thuý Kiều được thể hiện như thế nào? Phân tích một số câu thơ tiêu biểu thể hiện rõ tình cảm ấy.

0
3 tháng 12 2024

- Trong lao động, sản xuất: + Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn + Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang + Tre là cánh tay của người nông dân + Tre vất vả mãi với người: cối xay tre nặng nề quay + Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày + Tre buộc chặt những tình cảm chân quê + Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già + Tre chung thủy- Trong chiến đấu: tre là tất cả, tre là vũ khí – tre xung phong vào xe tăng, đại bác, tre giữ làng, giữ nước, tre hi sinh để bảo về con người→ Tre gần gũi, gắn bó với đời sống con người

3 tháng 12 2024

Giúp mình với ạ

6 tháng 12 2024

:((((

bnc sao ko ai rep