K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mình có thể sử dụng một vài dấu hiệu nhận biết. Ví dụ như nội dung thường sẽ phải có một cốt truyện, mạch truyện và chủ đề rõ ràng. Trong mạch truyện có các nhân vật, sự việc, sự kiện theo từng diễn biến, mạch cốt truyện sẽ là phương thức biểu đạt tự sự. Người viết sử dụng dùng ngôn ngữ để cho người nghe hoặc người đọc có thể hiểu được, hình dung được nhân vật, sự việc mà người nói, người viết đang đề cập đến sẽ là phương thức miêu tả... Tương tự như vậy mỗi phương thức sẽ có cách nhận diện riêng biệt. Bạn chú ý làm nhiều bài tập sẽ nhận ra thôi ạ.

22 tháng 1

Sự chủ động trong học tập không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là một tinh thần định hình tích cực cho sự phát triển cá nhân và xã hội. Việc học không chỉ là quá trình tiếp thu kiến thức mà còn là cơ hội để phát triển khả năng tự quản lý, sáng tạo và tư duy phê phán. Sự chủ động trong học tập mang lại nhiều lợi ích, bắt đầu từ việc xây dựng tư duy lạc quan đến việc phát triển khả năng giải quyết vấn đề.Khi học sinh và sinh viên trở nên chủ động, họ không chỉ nhận thức được trách nhiệm cá nhân trong quá trình học, mà còn có cơ hội thúc đẩy sự sáng tạo và tư duy độc lập. Quá trình học trở nên hấp dẫn hơn khi người học tự đặt ra câu hỏi, tìm kiếm thông tin và áp dụng kiến thức vào thực tế. Đồng thời, sự chủ động giúp phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian và công việc, tạo ra môi trường học tập tích cực và khích lệ tinh thần sáng tạo.Ở cấp độ xã hội, sự chủ động trong học tập góp phần xây dựng một cộng đồng học thuật, nơi mà mọi người không chỉ là người học mà còn là người sáng tạo kiến thức. Các cộng đồng như vậy thường tạo ra một không khí tích cực, khuyến khích sự tò mò và học hỏi liên tục. Hơn nữa, những người chủ động trong học tập thường trở thành những cá nhân có khả năng ứng xử linh hoạt trong môi trường làm việc và đóng góp tích cực vào sự phát triển xã hội.Trong tương lai, để xây dựng một xã hội thông minh, đổi mới và phát triển, việc khuyến khích sự chủ động trong học tập là quan trọng. Giáo dục không chỉ là trách nhiệm của hệ thống giáo dục mà còn là trách nhiệm của cả xã hội. Chúng ta cần tạo ra môi trường khuyến khích sự tò mò, sáng tạo và sự tự quản lý, từ đó thúc đẩy sự chủ động trong học tập và định hình một tương lai tươi sáng.

Đây bạn ơi

 

22 tháng 1

Bạn ơi cả bài văn nghị luận mà

22 tháng 1

“Ếch ngồi đáy giếng” là một trong những truyện ngụ ngôn để lại cho người đọc bài học sâu sắc, truyện khuyên nhủ chúng ta không được chủ quan, kiêu ngạo mà phải luôn luôn cố gắng, nỗ lực trau dồi bản thân.

Nhân vật chính trong câu chuyện là một con ếch, ếch được giới thiệu sống trong một cái giếng, bạn bè hàng xóm của nó chỉ là những con cua, con ốc bé nhỏ. Bởi vậy ếch nghiễm nhiên trở thành con vật to lớn nhất ở đó, cùng với tiếng kêu ồm ộp vang xa khiến các con vật xung quanh đều khiếp sợ. Mọi sự hiểu biết của ếch chỉ giới hạn trong khoảng không gian nhỏ hẹp là cái giếng, từ đó nhìn ra thế giới bên ngoài chỉ là chiếc miệng giếng bé bằng cái vung. Bởi thế mà ếch luôn tự cho mình là nhất.

Nhưng năm ấy trời mưa lớn, nước dâng cao đã đưa ếch ra khỏi chiếc giếng bé nhỏ chật hẹp. Với bản tính kiêu ngạo, hiểu biết nông cạn, luôn tự cho mình là nhất nên khi đến một môi trường mới ếch ta vẫn chẳng hề lo sợ hay nể nang ai. Ếch huênh hoang đi lại nên đã bị một con trâu đi ngang qua dẫm bẹp. Đó là sự trừng phạt thích đáng cho những kẻ có tầm nhìn hạn hẹp nhưng lại luôn kiêu ngạo, huênh hoang.

Câu chuyện nhắn nhủ người đọc những bài học vô cùng ý nghĩa. Truyện phê phán thói chủ quan, kiêu ngạo, hiểu biết nông cạn, hạn hẹp nhưng lại luôn tự cho mình là nhất, coi thường những người xung quanh. Đồng thời, nếu muốn tài giỏi thì không thể ngồi mãi mới đáy giếng bé nhỏ mà phải vươn ra ngoài thế giới, tích cực học hỏi, trau dồi năng lực của bản thân. Mỗi người phải ý thức được giới hạn, điểm yếu của mình, từ đó nỗ lực trau dồi để vượt qua những giới hạn đó.

Đây

ppppppppppppppppppppppppppppp

kkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkk

jjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj

ooooooooooooooooooooooooooooo

lllllllllllllllllllllllllllll

uuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu

iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Vấn đề trong đời sống: cống hiến được thể hiện qua câu nói của mẹ Teresa "Chúng ta cảm thấy điều chúng ta làm chỉ là một giọt nước trong đại dương. Nhưng đại dương sẽ ít hơn chỉ bởi thiếu giọt nước ấy". 

Bài làm

"Tôi như trẻ nhỏ, ngồi bên hiên nhà, chờ xem thế kỉ tàn phai

Tôi như trẻ nhỏ, tìm nơi nương tựa mà sao vẫn cứ lạc loài"

( Trịnh Công Sơn).

     Có những ngày tôi đã lặng lẽ và tồn tại nhạt nhòa như thế. Nhưng cũng nhờ nó mà tôi hiểu hơn về giá trị của sự sống và tình yêu thương trong cuộc đời. Tôi nhận ra mình may mắn vì đã yêu và được yêu thương. Và tình yêu đó giúp cho tôi được sống đúng nghĩa chứ không chỉ đơn thuần là tồn tại. Càng trải nghiệm tôi càng thấm thía nhiều hơn câu nói của Mẹ Teresa "Chúng ta cảm thấy điều chúng ta làm chỉ là một giọt nước trong đại dương. Nhưng đại dương sẽ ít hơn chỉ bởi thiếu giọt nước ấy". 

     Trong câu nói của mẹ Teresa sử dụng hàm ý ẩn dụ vô cùng sâu sắc. Đại dương ở đây chính là biển người mênh mông cùng nhau sinh sống trên hành tinh của chúng ta. “Giọt nước” chính là mỗi cá nhân nhỏ trong biển người rộng lớn ấy. Chính vì vậy nên đôi khi con người mang những mặc cảm tự ti về chính bản thân mình sinh ra tâm lý ngần ngại muốn cống hiến và đóng góp cho xã hội. Mẹ Teresa hiểu được sự trăn trở ấy trong lòng người và đưa ra lời khuyên một cách thấm thía “Đại dương sẽ ít hơn chỉ bởi thiếu giọt nước ấy”. Biển người là một cộng đồng rộng lớn được kiến tạo từ sức mạnh của mỗi cá nhân. Nếu càng nhiều người nghĩ những điều bản thân làm là vô dụng không đủ sức thay đổi thế giới này thì còn đâu những giá trị tốt đẹp được lan tỏa trong cuộc sống. Câu nói như một lời động viên chân thành mỗi người hãy cứ tỏa sáng và đóng góp giá trị tốt đẹp bản thân mình có. Chính những điều nhỏ bé ấy là sức mạnh để thay đổi thế giới rộng lớn. 

       Tôi chắc chắn ai cũng từng có một lần tự đặt câu hỏi “Tôi là ai trong thế giới này?”. Bởi đứng trước những con người có tầm ảnh hưởng trong xã hội với thành tựu đáng nể, chúng ta chỉ là những con người bình thường không có năng lực nổi trội. Từ đó sinh ra cảm giác tự ti về việc mình đang làm liệu có mang lại giá trị gì cho xã hội hay chỉ là một gánh nặng cho người khác. Chính suy nghĩ ấy đã khiến một bộ phận bạn trẻ “ngại hành động”. Họ đã quên mất rằng “Những điều lớn lao được tạo nên từ rất nhiều điều nhỏ nhặt”. Những con người nhỏ bé, ở nhiều nơi nhỏ bé, làm nhiều điều nhỏ bé… Những điều ấy có thể thay đổi cả bộ mặt của thế giới. Bên cạnh tâm lý tự ti về những điều mình cống hiến còn có một nguyên nhân khác chính là “tâm lý đám đông”. Ai cũng cho rằng mình không hành động thì người khác cũng sẽ làm phần của mình. Lầm tưởng ấy đã khiến bao nhiêu người mắc căn bệnh “vô cảm” thờ ơ với mọi thứ và chưa bao giờ gửi gắm yêu thương đến bất cứ chốn nào. Khi ấy tâm hồn ta sẽ là một biển Chết, trong lòng chỉ có sự nguội lạnh cảm xúc và suy nghĩ ích kỷ cho bản thân. 

    Một việc tốt hôm nay bạn làm sẽ là phép màu cứu rỗi cho một tâm hồn đang tổn thương hoặc thay đổi số phận của rất nhiều người. Hãy thử tưởng tượng “phép nhân yêu thương” ấy được thực hiện bởi nhiều người nhỏ bé ở khắp nơi trên thế giới thì bao nhiêu mảnh đời được xoa dịu và thoát những nỗi đau số phận vô tình san sớt. Mẹ Teresa chính là một người “bình thường” tại điểm xuất phát nhưng chính tình yêu thương không biên giới đã khiến Mẹ trở thành một người vĩ đại. Mẹ bắt đầu hành trình lan tỏa những giá trị cộng đồng tốt đẹp từ Ấn Độ sau đó là mọi nơi trên thế giới. Nhờ những đóng góp của Mẹ đã cứu vớt bao số phận khổ đau có cơ hội được đến trường, thắp lên ước mơ về cuộc sống hạnh phúc đủ đầy. Có lẽ rất khó để chúng ta có thể làm được như Mẹ nhưng mỗi ngày chúng ta đóng góp những điều nhỏ nhặt nhất gom tất cả chúng lại, ta sẽ thấy tấm áo hạnh phúc đã ôm trọn cho những mảnh đời bất hạnh và cả chính tâm hồn của chúng ta.

 Câu nói của mẹ Teresa thật sâu sắc và tôi được tri nhận rất nhiều điều quý giá. Tôi tự hứa với lòng mình sẽ làm nhiều việc tốt hơn nữa để cống hiện cho xã hội những giá trị tốt đẹp.

21 tháng 1

Bài thơ ngụ ngôn con mối và con kiến là cuộc hội thoại của mối và kiến để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận người trong xã hội hiện nay. Con mối với lối sống chỉ muốn đục rỗng tủ, ngồi yên một chỗ đại diện cho bộ phận những người không muốn lao động lười làm nhưng lại muốn hưởng. Ngược lại loài kiến luôn sẵn sàng làm việc, dù vất vả nhưng luôn chủ động lo xa đại diện cho những người không ngại khó khăn trong gian khổ, chăm chỉ lao động, biết lo xa, có trách nhiệm với cộng đồng sống vì mọi người.

21 tháng 1

thank you ai đó đã tick nha, mik đạt đc ước nguyện r nè, thanks, k bạn ik!

21 tháng 1

Để có được tinh thần đoàn kết, trước hết phải hiểu thế nào là đoàn kết? Đoàn kết là sự kết hợp, chung tay góp sức để tạo thành một khối thống nhất, sự thống nhất bao gồm cả tư tưởng và hành động hướng đến một mục đích chung, mục đích đó phục vụ chính lợi ích của khối đoàn kết. Đoàn kết không chỉ tạo nên một cộng đồng lớn hơn, đông đảo hơn mà còn là một khối thống nhất có sự vững mạnh hơn bất cứ một thành phần độc lập, riêng lẻ nào khác. Tinh thần đoàn kết trong con người được thể hiện rất cụ thể, đó là sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn, cùng chung tay hợp sức để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ.

Dân tộc Việt Nam chúng ta lấy tinh thần đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay, từ thời chiến đến thời bình tinh thần đoàn kết của dân tộc ta luôn được phát huy. Lịch sử dân tộc đã chứng minh rất rõ tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, bất cứ khi nào đất nước có giặc ngoại xâm, toàn thể nhân dân đều trên dưới một lòng, đoàn kết đồng lòng quyết tâm chống giặc bảo vệ đất nước. Chẳng cần ai phải nhắc nhở ai, tự mỗi con dân Việt Nam ý thức được dòng máu đồng bào của mình, ý thức được nền độc lập tự do và bờ cõi của dân tộc, từ đó đoàn kết lại với nhau cùng đánh đuổi quân xâm lược. Có người ở chiến trường, có người ở hậu phương, có người tham gia đánh chiến có người lại làm tình báo, mỗi người tuy có nhiệm vụ khác nhau nhưng chung một lý tưởng cách mạng, chung một ý chí cứu nước. Chính nhờ tinh thần đoàn kết đó, dân tộc ta đã trải qua không biết bao nhiêu trận chiến, có được nền độc lập hòa bình và tự do như hôm nay.

 
21 tháng 1

cho mình 1 tick

- Chuyển núi dời non: việc khó khăn gian khổ cần nhiều thời gian để hoàn thành hoặc là việc bất khả thi quá khả năng của con người.

- Chín người một ý: sự đồng lòng của mọi người trong nhóm.

- Ba chân bốn cẳng: đi nhanh hết sức vội vã để làm một việc gì đó

18 tháng 1

@Dũng Nguyễn, bạn tái phạm quá nhiều lần rồi nhé?