K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2023

.........

26 tháng 12 2023

Mới đọc đoạn trích và biết sơ qua về Nemo, em đã thấy rất ngưỡng mộ con người này. Trong hình dung của em, thuyền trưởng Nemo là một người đàn ông cao lớn lực lưỡng, vầng trán cao và khuôn mặt lúc nào cũng đăm chiêu suy nghĩ. Ông đã tự mình sáng chế và điều khiển cả con tàu khổng lồ, cùng tất cả anh em bạn bè trên thuyền vượt qua bao nguy hiểm khó khăn để khám phá đại dương rộng lớn.

Qua cách hành xử và nói năng của Nemo, có thể thấy ông là một người dũng cảm và vị tha. Không phải ai cũng dám lặn xuống tận đáy đại dương trên một con tàu lớn và đặt tính mạng của mình vào trạng thái nguy hiểm như vậy. Khi chiến đấu với con bạch tuộc khổng lồ, Nemo cũng không nề hà khó khăn nguy cấp, lăn xả chiến đấu cùng đồng đội và giành được chiến thắng. Cuối trận chiến, khi một người đồng đội chẳng may hi sinh, thuyền trưởng đã tỏ ra vô cùng buồn bã và quyết tâm làm gì đó để bù đắp cho người đó. Đây cũng chính là chi tiết khiến em cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ vị thuyền trưởng dũng cảm và luôn sống vì người khác. Bên cạnh đó, trận chiến khốc liệt với con quái thú khổng lồ cũng khơi gợi cảm giác nể phục, tự hào về sức mạnh của con người trước biển cả nói riêng, thiên nhiên rộng lớn nói chung.

Theo dõi những hành động và lời nói của thuyền trưởng, chứng kiến cuộc chiến đấu khốc liệt đầy anh dũng, em cảm thấy như được tiếp thêm sức mạnh để kiên cường đối mặt với khó khăn. Cách Nemo sống vì người khác cũng dạy cho em bài học về việc yêu thương, đùm bọc với bạn bè xung quanh, kề vai sát cánh vượt qua hiểm nguy gian khổ.

Tóm lại, thuyền trưởng Nemo chính là biểu tượng về lòng dũng cảm và vị tha trong em. Câu chuyện về người đàn ông thông minh, gan dạ này đã truyền cho em cảm hứng để sống tích cực và mạnh mẽ hơn, không ngại gian lao thử thách.

24 tháng 6 2023

“Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Nam Cao viết về số phận người nông dân trước cách mạng mà em được đọc và cảm thấy vô cùng ấn tượng. Nổi bật lên trong truyện là hình ảnh lão Hạc đã trở thành một trong những biểu tượng cho người nông dân Việt Nam.

Đầu tiên, lão Hạc cũng sống trong hoàn cảnh chung giống như biết bao người nông dân trước cách mạng - phải đối mặt với cuộc sống nghèo đói khổ cực. Nhưng lão cũng có hoàn cảnh riêng của mình. Vợ lão mất sớm. Con trai lão bỏ đi đồn điền cao su vì không có đủ tiền cưới vợ. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con bầu bạn. Không chỉ vậy, thiên tai còn đẩy lão vào cảnh đói nghèo. Lão phải đối mặt với: cái đói, giàu yếu, và sự cô đơn. Để rồi cuối cùng lão phải bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”...

Sống trong hoàn cảnh đó, nhưng lão Hạc vẫn có những phẩm chất tốt đẹp. Lão Hạc là một người cha hết mực yêu thương con. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Bởi đó con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình. Lão thương con đến mức chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn là của hồi môn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn.

Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Lão quyết không nhận sự giúp đỡ của ông giáo, bởi lão nghĩ hoàn cảnh của ông giáo có khá hơn mình đâu. Ban đầu là “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai”, “khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc”. Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Trong hoàn cảnh này, con người ta rất dễ đánh mất đi sự trong sạch của mình. Nhưng lão Hạc thì không như vậy. Lão quyết định tìm đến cái chết. Lão đến xin Binh Tư một ít bả chó.Binh Tư đã nghi ngờ lão. Ông giáo cũng vậy. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.

Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão Hạc đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp.

Với ngòi bút xây dựng nhân vật độc đáo, qua nhân vật lão Hạc, người đọc mới thấm thía được số phận bất hạnh của người nông dân Việt Nam trước cách mạng, cũng như nổi bật lên cả là phẩm chất tốt đẹp của họ.

17 tháng 3

“Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Nam Cao viết về số phận người nông dân trước cách mạng mà em được đọc và cảm thấy vô cùng ấn tượng. Nổi bật lên trong truyện là hình ảnh lão Hạc đã trở thành một trong những biểu tượng cho người nông dân Việt Nam.

Đầu tiên, lão Hạc cũng sống trong hoàn cảnh chung giống như biết bao người nông dân trước cách mạng - phải đối mặt với cuộc sống nghèo đói khổ cực. Nhưng lão cũng có hoàn cảnh riêng của mình. Vợ lão mất sớm. Con trai lão bỏ đi đồn điền cao su vì không có đủ tiền cưới vợ. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con bầu bạn. Không chỉ vậy, thiên tai còn đẩy lão vào cảnh đói nghèo. Lão phải đối mặt với: cái đói, giàu yếu, và sự cô đơn. Để rồi cuối cùng lão phải bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”...

Sống trong hoàn cảnh đó, nhưng lão Hạc vẫn có những phẩm chất tốt đẹp. Lão Hạc là một người cha hết mực yêu thương con. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Bởi đó con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình. Lão thương con đến mức chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn là của hồi môn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn.

Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Lão quyết không nhận sự giúp đỡ của ông giáo, bởi lão nghĩ hoàn cảnh của ông giáo có khá hơn mình đâu. Ban đầu là “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai”, “khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc”. Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Trong hoàn cảnh này, con người ta rất dễ đánh mất đi sự trong sạch của mình. Nhưng lão Hạc thì không như vậy. Lão quyết định tìm đến cái chết. Lão đến xin Binh Tư một ít bả chó.Binh Tư đã nghi ngờ lão. Ông giáo cũng vậy. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.

Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão Hạc đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp.

Với ngòi bút xây dựng nhân vật độc đáo, qua nhân vật lão Hạc, người đọc mới thấm thía được số phận bất hạnh của người nông dân Việt Nam trước cách mạng, cũng như nổi bật lên cả là phẩm chất tốt đẹp của họ.

4 tháng 1 2023

sọ dừa 

Sọ Dừa ra đời một cách vô cùng huyền bí và li kì với nhiều tình tiết hư cấu, kì ảo. Một bà mẹ đã lâu chưa có con một ngày bà đi làm đồng do khát nước lại thấy nước trong một chiếc sọ dừa liền uống. Về nhà bà có thai sau đó đẻ ra một bé trai không chân và không tay, duy nhất chỉ có mỗi một cái đầu nhìn như sọ dừa, nên cậu bé được đặt là Sọ Dừa. Khi Sọ Dừa lên 7-8 tuổi thì cuộc sống ngày càng khó khăn hơn. Khi mẹ nói Sọ Dừa rằng nhà càng lúc càng nghèo và không biết lấy gì để nuôi Sọ Dừa nữa, không biết rồi cuộc sống của hai mẹ con ta sẽ ra sao. Sọ Dừa liền nói với mẹ: “mẹ yên tâm con lớn rồi con sẽ đi ở đợ cho nhà phú hộ kiếm tiền nuôi mẹ”. Cho thấy Sọ Dừa tuy là đứa trẻ tật nguyền nhưng lại vô cùng có hiếu, là đứa con ngoan biết giúp đỡ gia đình.

 

 

5 tháng 2 2023

Trong cuộc sống, khi làm việc gì cũng cần phải có chính kiến, nếu không sẽ gặp phải thất bại. Và điều đó được gửi gắm qua nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.

Chuyện kể rằng có người thợ mộc dốc hết vốn để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên vệ đường. Nhiều người thường ghé vào xem. Có ông cụ nói rằng phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là có lí. Một lần, một người đến nói với người thợ mộc, ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Người thợ mộc nghe được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Tất cả vốn liếng của người thợ mộc đều mất hết.

Từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” với nhân vật anh thợ mộc, chúng ta đã rút ra một bài học giá trị. Anh chàng thợ mộc trong truyện chỉ vì thiếu hiểu biết mà nghe theo lời khuyên của mọi người, đẽo ra những chiếc cày không thể sử dụng được. Cuối cùng, mọi vốn liếng, của cải đều “đi đời nhà ma”. Bài học ở đây là con người cần có chính kiến của bản thân, khi được góp ý cần suy nghĩ và xem xét, cần xác định được mục tiêu của bản thân.

Như vậy, nhân vật người thợ mộc được xây dựng nhằm gửi gắm một bài học giá trị. Mỗi người hãy nhìn vào đó để không phạm phải sai lầm tương tự.

26 tháng 1

bye mn cô và các bạn

26 tháng 1

  Trước đây, em vô tình nghe được một câu chuyện cảm động. Sau này, khi nhìn thấy những đóa hoa cúc trắng, em đều không thể không nhớ đến câu chuyện này. Đó chính là Sự tích bông hoa cúc trắng của một nhà văn người Nhật. Đặc biệt, hình ảnh người con gái trong truyện được tác giả xây dựng rất vừa thán phục, vừa cảm động.

  Mở đầu câu chuyện, gia cảnh của cô bé đã được tác giả thể hiện rõ qua những câu văn. Nơi cô bé ở thưa người, bố mất sớm và chỉ có hai mẹ con sống nương tựa vào nhau. Gia cảnh không có gì khấm khá, thậm chí còn được coi là khó khăn. Vậy nên, người mẹ mới làm việc chăm chỉ và vất vả qua ngày. Cuối cùng, mẹ kiệt sức nên bị ốm. Qua sự kiện này, tính cách của cô gái nhỏ được thể hiện rõ ràng. 

  Đầu tiên, có bé là một người con ngoan ngoãn và nghe lời. Tuy tuổi còn nhỏ, cô bé không ham chơi hay nghịch ngợm. Thấy mẹ ốm, cô nghe lời đi tìm thầy thuốc. Tính cách này còn được thể hiện khi gặp thầy thuốc, em dù vội vàng nhưng vẫn vô cùng lễ phép. Chắc hẳn, mẹ rất yêu thương và dạy dỗ cô bé cẩn thận.

  Tiếp theo, thứ mà chúng ta cảm nhận được chính là lòng hiếu thảo của người con. Từ việc đi tìm thầy thuốc hay đi lấy hoa chữa bệnh cho mẹ, cô bé đều không ngại khổ. Ngoài trời lạnh giá, tay chân rét lạnh nhưng cô bé vẫn đi một quãng đường rất xa. Ở tầm tuổi nhỏ như vậy, hiếm có ai chịu khó được giá lạnh cả. Nhưng vì tình thương với mẹ, cô bé đã rất dũng cảm.

  Cuối cùng, thông qua chi tiết em xé từng cánh hoa nhỏ hơn để mẹ được sống lâu, ta có thể biết đây chính là một cô bé vô cùng thông minh. Vốn dĩ, em có thể cầm bông hoa đó về. Nhưng cô bé có thể nghĩ ra được việc xé từng cánh hoa ra nhỏ hơn. Em thực sự là một cô bé vô cùng thông minh.

  Lòng hiếu thảo và thông minh của cô bé trong truyện Sự tích bông hoa cúc trắng là thứ mà không phải ai cũng có được. Thông qua đó, ta cũng cảm nhận được tình cảm gia đình tha thiết, là tình thân không thể chia lìa. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

- Tóm tắt lời thoại: Chú chiên con đang uống nước bên bờ suối. Một con sói đói ăn đang lảng vảng gần đó liền tìm cách ăn thịt chiên con. Nó lại gần và thét lên tra hỏi chiên con tại sao lại làm đục nước. Chiên con sửng sốt giải thích nơi mình uống nước cách xa suối nguồn phía trên của sói. Con sói lại tìm cớ khác rằng năm ngoái chiên đã nói xấu nó. Chiên con sợ hãi bèn đáp rằng năm ngoái chiên con vẫn chưa ra đời. Con sói vẫn hung hăng lại tìm ra lí do vô lí khác, cho rằng không phải chiên con thì đó là anh của chú. Thế nhưng con sói vẫn lấy lý do vô cớ để buộc tội chiên con nhằm ăn thịt bằng được chú chiên nhỏ.

- Tác dụng của lời thoại trong việc thể hiện đặc điểm từng nhân vật:

+ Nhân vật sói đã thể hiện thói hung hăng, độc ác, gian xảo, hống hách, bịa đặt và vô lý. 

+ Nhân vật chiên con đã cho thấy bản tính nhút nhát, hiền lành, yếu đuối và sự đáng thương.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.” ( Trích Ngữ văn 7- Tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên có trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Văn bản có đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.”

( Trích Ngữ văn 7- Tập 1)

Câu 1: Đoạn trích trên có trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Văn bản có đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể đó có tác dụng gì?

Câu 3: Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản có đoạn trích trên?

Câu 4: Em hãy giải thích vì sao khi dắt Thủy ra khỏi cổng trường, tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.

Câu 5: Tìm trong đoạn trích hai từ ghép chính phụ, hai từ ghép đẳng lập.

Câu 6: Từ văn bản có đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu nêu cảm nhận của em về tình cảm của hai anh em Thành và Thủy dành cho nhau. Trong đoạn văn có dùng một từ ghép chính phụ và một từ ghép đẳng lập. (Gạch chân và chú thích rõ).

Câu 7. Trong chương trình Ngữ văn 6, em đã học một văn bản nói về tình cảm anh em trong gia đình, hãy nêu rõ tên văn bản và tác giả của văn bản đó.

0
ĐỀ 2 PHẦN I: (5 điểm) Cho đoạn văn sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (Trích SGK Ngữ văn 7, tập 2) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản...
Đọc tiếp

ĐỀ 2 PHẦN I: (5 điểm) Cho đoạn văn sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (Trích SGK Ngữ văn 7, tập 2) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b. Tìm câu văn nêu luận điểm chính của đoạn văn trên? c. Tìm các trạng ngữ trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của những trạng ngữ ấy? d. Chỉ ra phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên và phân tích tác dụng? e. Viết một đoạn văn khoảng 8 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên? (trong đoạn văn có sử dụng một câu đặc biệt, một trạng ngữ) cần gấp lắm help me ae ơi

1
11 tháng 2 2020

Cho đoạn văn sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (Trích SGK Ngữ văn 7, tập 2)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Trích trong "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh

b. Tìm câu văn nêu luận điểm chính của đoạn văn trên?

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

c. Tìm các trạng ngữ trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của những trạng ngữ ấy?

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng: Trạng ngữ chỉ thời gian

d. Chỉ ra phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên và phân tích tác dụng?

nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn (so sánh lòng yên nước với làn sóng)

=> tác dụng: thể hiện sự mạnh mẽ + tài năng của tác giả, tăng sức gợi hình

e. Viết một đoạn văn khoảng 8 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên?

Viết:

- Nội dung đoạn + cảm nhận sương sương

- Cảm nhận bptt

- Nêu bài học

11 tháng 2 2020

giúp mk đoạn văn với mk cho 10 sp