K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xác định từ láy trong những đoạn thơ sau bằng cách gạch châna. Trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu-Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng -Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi -Mình đi có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son -Ta với mình, mình với ta,Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh -Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất...
Đọc tiếp

Xác định từ láy trong những đoạn thơ sau bằng cách gạch chân

a. Trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu

-Mình về mình có nhớ ta 

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng 

-Tiếng ai tha thiết bên cồn 

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi 

-Mình đi có nhớ những nhà 

Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son 

-Ta với mình, mình với ta,

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh 

-Những đường Việt Bắc của ta 

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng 

ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan 

Dân công đỏ đuốc từng đoàn 

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay 

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày 

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

b.Xác định từ láy trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận:

-Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

-Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

-Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

-Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

 c. Trong bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến:

-Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Trong bài “Thu ẩm”, Nguyễn Khuyến:

-Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

d. Trong bài “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu:

-Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.

-Những luồng run rẩy rung rinh lá…

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

-Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…

Non xa khởi sự nhạt sương mờ…

 

e. Trong bài “Thu” của Xuân Diệu:

-Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu;

Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì.

Hư vô bóng khói trên đầu hạnh;

Cành biếc run run chân ý nhi

-Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm,

Hây hây thục nữ mắt như thuyền.

Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu,

Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên

 

f. Từ láy trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

-Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

-Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

-Rải rác biên cương mồ viễn xứ

-Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

 

g. Từ láy trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương:

-Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

-Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không

 

 

h. Từ láy trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ:

-Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,

Nơi ta không còn được thấy bao giờ!

Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,

Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn

Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,

– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

 

 

1
29 tháng 7 2021

Xác định từ láy trong những đoạn thơ sau bằng cách gạch chân

a. Trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu

-Mình về mình có nhớ ta 

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng 

-Tiếng ai tha thiết bên cồn 

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi 

-Mình đi có nhớ những nhà 

Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son 

-Ta với mình, mình với ta,

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh 

-Những đường Việt Bắc của ta 

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng 

ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan 

Dân công đỏ đuốc từng đoàn 

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay 

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày 

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

b.Xác định từ láy trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận:

-Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

-Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

-Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

-Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

 c. Trong bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến:

-Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Trong bài “Thu ẩm”, Nguyễn Khuyến:

-Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

d. Trong bài “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu:

-Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.

-Những luồng run rẩy rung rinh lá…

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

-Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ

Non xa khởi sự nhạt sương mờ…

 e. Trong bài “Thu” của Xuân Diệu:

-Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu;

Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì.

Hư vô bóng khói trên đầu hạnh;

Cành biếc run run chân ý nhi

-Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm,

Hây hây thục nữ mắt như thuyền.

Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu,

Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên

 

f. Từ láy trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

-Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

-Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

-Rải rác biên cương mồ viễn xứ

-Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

 

g. Từ láy trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương:

-Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

-Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không

h. Từ láy trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ:

-Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,

Nơi ta không còn được thấy bao giờ!

Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,

Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn

Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,

– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

 

22 tháng 7 2020

1. Nhà thơ muốn nói đến lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú  của tiếng Việt.

2. Tiếng người dân tha thiết nói thường nghe như hát.

3.

Câu rút gọn: ''Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh''

Rút gọn thành phần CN

Khôi phục: Lời tiếng việt kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

27 tháng 7 2019

Địt mẹ mày BTS đồ Bãi Cứt Chó thì có

29 tháng 7 2019

Tao nói cho mày biết đừng có mà nói thần tượng của người khác như thế vì nếu vậy mày cũng chẳng khác gì bãi cứt chó đâu

23 tháng 9 2016

từ ghép ko đổi đc : bút chì 

=> là từ ghép chính phụ

từ ghép đổi đc : sách vở 

=> là từ ghép đẳng lập

9 tháng 8 2016

– Đặt vấn dề

Từ định nghĩa ca dao dẫn tới vấn đề cần chứng minh:

Ca dao là tiếng nói trái tim, là kho tàng tình cảm của nhân dân

Thật vậy, từ nghìn xưa đến nay, trong quá trình sống, làm việc, chiến đấu, nhân dân ta đã sản sinh vô vàn câu ca dao để tỏ bày tình cảm của mình. Nhận xét về điều này, có người cho rằng: “Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình”.

I- Giải quyết vấn dề. ;  

 

1- Thể hiện được tình yêu quê hưcỉng đất nước:

* Gắn bó, ca ngợi, tự hào với bao cảnh đẹp của quê hương đất nước

– Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

– Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

– Thấy dừa thì nhớ Bến Tre 

Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười…  

* Đó cũng là lòng yêu nước, thể hiện tình nghĩa đồng bào “Người trong một nước” ý thức đoàn kết tương trợ nhau:

– Bầu ơi! Thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

– Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

2- Thể hiện tình yêu thương gia đình:

* Tình cảm sâu nặng nhất, thiêng liêng nhất là tình mẫu tử, ơn nghĩa sinh thành:

– “Công cha như núi Thái Sơn  

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

– “Ngồi buồn nhở mẹ ta xưa”

Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”

* Tình vợ chồng gắn bó thiết tha, chung thủy:

– Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

– Thà rằng ăn bát cơm rau

Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời

– “Một thuyền một bến một dây

Ngọt bùi ta hưởng đắng cay chịu cùng” 

– Thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn

3- Thể hiện tình yêu thiết tha với cuộc đời:

* Gắn bó với lao động:

– Chồng chài, vợ lưới, con câu 

Chàng rể đóng đáy, con dâu ngồi mò

– Trên đồng cạn, dưới đồng sâu 

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

* Yêu lao động người nông dân yêu cả ruộng đồng, gắn bó với thiên nhiên

– Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát.

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mènh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ trước ngọn nắng hồng buổi mai.

* Chính tình yêu sâu nặng đối với cuộc đời lạc quan vui sống đã khiến người lao động vượt lên tất cả khó nhọc, gian lao.

– Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thảnh thót như mưa ruộng cày 

Ai ơi! Bưng bát cơm đầy 

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

– Công lênh chẳng quản bao lâu 

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng

– Trong đầm gì đẹp bằng sen 

Lả xanh bông trắng lại chen nhị vàng 

Nhị vàng bông trắng lá xanh 

ần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

III- Kết thúc vấn đề

– Ca dao là bức tranh phác họa tâm tình của nhân dân ta, tuy không đầy đủ, nhưng cũng sơ nét cho thấy sự phong phú và tha thiết của những tình cảm cao quý ấy.

– Ca dao không chỉ đem lại xúc cảm thẩm mĩ của văn chương mà còn góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng tâm hồn chúng ta. 

 

9 tháng 8 2016

Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được nhữngtình cảm thiết tha và cao quý của người Việt Nam mình thật rõ rệt. Đầu tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của cha ông ta. Đó là niềm tự hào, gắn bó kháng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chôn nhau cắt rốn. Điều này dễ hiểu.

Thời xưa, điều kiện đi lại khó khăn, hiểu biết của mỗi người đều có hạn, ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sông trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ tre, ngọn rau, tấc đất của mình. Chính vì lẽ đó mà người dân xứ Lạng tự hào:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa  … Bỏ công bác mẹ sinh thành ra em.

Người con của mảnh đất xứ Nghệ cũng hãnh diện về quê hương mình:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Xưa kia hay ngay cả bây giờ, trong hàng triệu người Việt Nam, có biết bao người chưa một lần đặt chân đến Kinh kì (Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội), mảnh đất trái tim Tổ quốc. Thế nhưng ai lại không xúc động tâm hồn khi nghe thấy những lời ca thắm thiết:

Gió đưa cành trúc la đà 

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Dù yêu một cây đa bến nước vô danh, hay yêu bức “họa đồ” của một vùng “non xanh nước biếc” hữu danh nào đó, thì đây cũng là khởi điểm của tình yêu đất nước, là tình cảm cao quý, thiêng liêng đối với hồn thiêng sông núi Việt Nam. Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đối xử thân ái với nhau, “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Khi ấy, lòng yêu nước thể hiện ra ở tình cảm đồng bào máu thịt:

Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Bầu và bí tuy là khác giống, nhưng vẫn mang nặng nghĩa chị tình em, vì cùng sinh trưởng chung trên một giàn. Con người đâu khác. Tuy nguồn gốc, hoàn cảnh và địa vị xã hội khác nhau, nhưng mọi người vẫn tồn tại trong cùng chung một đất nước. Trong quá trình dài lâu sống chung với nhau như thế, tình cảm hình thành, phát triển, trong ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có từ đồng bào để chỉ “người trong một nước”. Từ đó, một câuca dao đầy gợi cảm đã nảy sinh từ nghìn xưa, đến nay ai ai cũng nhớ nằm lòng:

 

Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình

Nhiễu điều phủ lấy giá gương  

Người trong một nước phải thương nhau cùng. 

Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ. Gia đình từ nghìn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội phồn vinh hạnh phúc. Ai cũng biết trong tình cảm gia đình, cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành. Ca dao có biết bao câu tuyệt đẹp về mối quan hệ này:

Công cha như núi Thái Sơn 

…Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đặc biệt, ca dao có những câu tuyệt đẹp về tình cảm mẹ con:

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa , 

 

Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương. 

Vì thế, khi chia xa, phải rời mẹ, có người con nào không khỏi bâng khuâng đau xót:

Chiều chiều chim vịt kêu chiều  

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau. 

Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. ‘“Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khổ cực, người bình dân vần yêu đời: Râu tôm nấu với ruột bầu  Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Bởi lẽ họ nghĩ là:

Thà rằng ăn bát cơm rau

Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.

Trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy, cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, dầm mưa dãi gió, để mong sao có được “dẻo thơm một hạt”. Thế mà họ làm nên đươc bao khúc hòa ca lao động:

Trên đồng cạn dưới đồng sâu  

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa. 

Mỗi thành viên một việc làm, kể cả con trâu nữa chứ! Đủ thấy đối với nhà nông, thật đúng “con trâu là đầu cơ nghiệp”, nên được họ yêu thương biết mấy. Thử nghe lời họ thủ thỉ với con trâu:

Trâu ơi! Ta bảo trâu này  

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta  

Cấy cày vốn nghiệp nông gia  

Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công  

Bao giờ cây lúa còn bông  

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Gắn bó khăng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ông bao đời, của cả chính mình góp phần tô điểm:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát 

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông 

Thân em như chẽn lúa đòng  

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.  

Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động vượt lên mọi gian khổ nhọc để vui sống, vững tin:

Công lênh chẳng quản bao lâu 

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Cho dầu phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi cực, phải lỡ bước sa chân, người nông dân hướng thiện, trước sau vẫn giữ vẹn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao:

Có xáo thời xáo nước trong  

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Bởi vậy, có người so sánh vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân với hoa sen:

Nhụy vàng bông trắng lá xanh  

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thể hiện khá sinh động, tuy chưa phải là đầy đủ và toàn diện những sắc thái tình cảm thiết tha và cao quý của nhân dân lao động, nhưng cũng đủ cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của những người đã sản sinh ra nó. Ngày nay đọc lại, ai cũng thấy ngoài giá trị nghệ thuật văn chương, ca dao còn có giá trị nhân văn to lớn.

Bài làm

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.

# Chúc bạn học tốt #

26 tháng 10 2018

BẠN THAM KHẢO NHA

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.

Nội dung lời hát sao mà hay vậy. Tình của lời hát sao mà đằm thắm. Đó chính là tình yêu quê hương, đất nước. Trong ca dao của người Việt Nam, tình yêu quê hương ấy cũng được thể hiện ở nhiều dáng vẻ, ở từng miền đất từ Bắc chí Nam. Các bài thơ và ca dao học ở lớp Bảy đã làm sáng tỏ điều ấy.

Đầu tiên, chúng, ta hãy theo bước chân tác giả đến Thủ đô Hà Nội - niềm tự hào của cả nước với: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút:

Rủnhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên,Tháp Bút chưa sờn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Và nếu ta đi lên phía tây thành Hà Nội, ta sẽ còn được thưởng thức một cảnh ngoạn mục hơn: đó là Hồ Tây. Hãy đến Hồ Tây vào lúc gần sáng, lúc bình minh lên ta sẽ gặp cảnh thật thơ mộng:

Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Âm thanh ấy, người Hà Nội đi xa sao mà quên được: dó là tiếng chuông chùa Trấn Võ (một ngôi chùa ở phía bấc thành Thăng Long xưa), tiếng gõ mõ cầm canh báo thời gian và nhịp chày giã giấy ở làng Yên Thái - còn gọi là làng Bưởi - nơi có nghề làm giấy dó - Và hình ảnh Tây Hồ như tấm gương khổng lồ lung linh trong sớm mai của Hà Nội.

Từ Hà Nội, xin các bạn hãy dừng chân ở vài địa danh phía bắc, trước khi đi về miền Trung thân yêu. Sông Lục Đầu - tên gọi gợi nhó' về chiến thắng Vạn Kiếp lẫy lừng của Trần Hưng Đạo chống quân Mông - Nguyên:

Thành Hà Nội năm cửa; chàng ơi!

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Sông Lục Đầu gồm sông Thương, sông cầu, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Môn, sông Thái Bình gặp nhau tạo thành. Riêng sông Thương - con sông chảy qua thị xã Bắc Giang lại có cấu thành đặc biệt:

Nước sông Thương bên trong, bên đục

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có Thánh sinh.

Đi với sông Thương, câu ca còn nhấc đến núi Tản Viên: theo truyền thuyết: Sơn Tinh hóa phép cho núi thắt cổ bồng để Thủy Tinh không dâng nước lên được.

Chúng ta hãy dừng chân ở Lạng Sơn và Thanh Hóa. Những nơi này không những có nét nổi bật về địa lí tự nhiên, mà còn nổi tiếng về cả văn hóa, lịch sử:

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh Ởtrên đỉnh Lạng có thành tiên xây.

Đền Sòng ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) là nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh. Thanh Hóa còn là đất của các vua. Và theo tương truyền ở Lạng Sơn có thành do các nàng tiên hiện về đêm đêm xây cất nên. Thật là hấp dẫn phải không các bạn?

Ta hãy cùng nhau đi về miền Trung - khúc ruột thân yêu của cả nước - và đến với xứ Huế mộng mơ:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ.

Cảnh đẹp có núi, có sông, thật hữu tình, như bức họa của người họa sĩ tài ba. Sông Hương, núi Ngự, cố đô Huế đã trở thành những di sản văn hóa thế giới - niềm tự hào của người Việt:

Sông Hương nước chảy trong luôn Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.

Càng đi dạo trên mỗi mảnh đất của Tổ quốc, mỗi người Việt không thể kìm nén được xúc động trước những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Mỗi cây lúa đẹp ngời lên dưới ánh ban mai như những cô gái đẹp, trẻ, tươi tắn.

-     Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát Đứng bên tể đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

-     Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai.

Dân gian đã gửi vào bài ca dao một tình yêu đắm say đồng nội, quê hương - Ta như nghe sóng lúa dạt dào, ta như thấy cả cánh đồng đang chạy tít tận chân trời, ta như nghe hương thơm của lúa ngọt ngào, vương vấn đâu đây,...

Qua đất miền Trung tình nghĩa, ta tới miền Nam tươi đẹp với những miệt vườn vựa lúa, với những con người mộc mạc, chân chất, mà anh hùng “Thành đồng Tổ quốc”. Ta sẽ sung sướng đến bất ngờ vì sự giàu có của những miền đất Nam Bộ:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cú tôm.

Đến với Nam Bộ, ở miền đất nào cũng vậy, nơi nào cũng giàu có, lòng người mến khách, phóng khoáng và chân thật. Những điều đó níu kéo lòng người ở lại:

Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó thì không muốn về.

Hạnh phúc biết bao khi được gặp những con người ấy, được sống ở vùng đất ấy!

Thơ ca Việt Nam - người đã thay người Việt bộc lộ niềm yêu mến tự hào về quê hương, về sông núi nước Việt. Cứ đi liền từ Bắc vào Nam, và rồi lại từ Nam ra Bắc, ta sẽ sung sướng chiêm ngưỡng bao cảnh đẹp, bao nơi giàu có và gặp gỡ anh em thân thiết trong đại gia đình lớn Việt Nam ở cả Bắc, Trung, Nam.

TÍCH TỚ NHA

7 tháng 7 2019

I. Mở bài

Giới thiệu tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa”.

Thơ ca là sự giãi bày của tâm hồn. Trong thơ ta thấy một tấm lòng yêu nước, thấy một tâm hồn yêu quê hương và cũng thấy cả những dòng bình dị về tình cảm gia đình thân thương. “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh chính là những dòng thơ bình dị ấy. Bài thơ đã đi vào lòng người đọc bằng tiếng gà trưa, bằng một tình bà cháu nồng đậm yêu thương.

II. Thân bài: Cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ

1. Tình bà cháu hiện lên qua dòng kí ức

“Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.”

Dòng cảm xúc từ hiện tại đã trôi về miền quá khứ với nỗi xúc động tràn trề. Tiếng gà trưa đã gợi lên bao kỉ niệm thơ ấu được sống nơi làng xóm với bà, trong tình yêu thương và bàn tay chăm sóc của bà.

Hình ảnh người bà hiện lên trong những kỉ niệm đẹp, gắn liền với đàn gà cục ta cục tác.

“Gà đẻ mà mày nhìn!

Rồi sau này lang mặt. ”

Câu thơ đã tái hiện lại lời mắng yêu của bà với người cháu. Dù đã lớn nhưng cháu vẫn mang theo mình kỉ niệm rất đỗi giản dị mà chan chứa yêu thương này.

“Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu”

“Cứ hàng năm hàng năm Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới.”

Bà hiện lên với dáng vẻ tần tảo, vất vả, chắt chiu, dành dụm để cho cháu được cuộc sống ấm lo.

Những “cái quần chéo go”, những “cái áo cánh chúc bâu” chẳng phải là món quà đắt tiền, chẳng sang trọng nhưng nó lại là niềm vui lớn nhất của người cháu mỗi khi tết đến xuân về. Món quà tuy không đắt tiền nhưng chính tiền lại chẳng thể trả nổi bởi nó được làm bằng những sợi yêu thương của người bà, là những hy sinh của bà để cháu có cuộc sống hạnh phúc ấm lo.

2. Tình cảm bà cháu gắn bó thiêng liêng

Bà đã cùng người chiến sĩ đồng hành gắn bó trên suốt chặng đường hành quân.

Những ý nghĩ về bà, những kỉ niệm ấu thơ có bóng dàng người bà tảo tần, tình yêu thương của bà đã tiếp sức cho người chiến sĩ.

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ ”

Bà đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần cho cháu.

Điệp từ “vì” đã làm nổi bật nguyên nhân người chiến sĩ quyết tâm lên đường hành quân. Không phải bắt nguồn từ những gì to lớn mà đó chính là vì bà, vì cháu biết những tảo tần chịu thương chịu khó của bà. Tình yêu gia đình gắn với người bà đã lớn lên thành tình yêu quê hương, nơi có tiếng gà cục tác. Từ tình yêu quê hương, nó lớn dần thành tình yêu tổ quốc, thành quyết tâm đứng lên bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng ấy trong tâm tưởng người cháu.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ.

Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua từng viết: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Quyết tâm lên đường của người cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” cũng bắt nguồn từ những tình cảm giản dị ấy. Ấy là tình bà cháu, bình dị nơi làng quê ngõ xóm nhưng thật thiêng liêng bởi nó làm nên tình yêu Tổ quốc.

7 tháng 7 2019

Từ lâu ta đã biết đến tiếng thơ vừa sôi nổi vừa đằm thắm mà tha thiết, trong sáng của Xuân Quỳnh, nay đến với Tiếng gà trưa lại một lần nữa ta bắt gặp điệu cảm xúc ấy. Bài thơ là sự bộc lộ tình cảm yêu quê hương, đất nước chân thành, sâu lắng của nhà thơ qua hình tượng tiếng gà trưa. Đó là âm thanh gọi về những kỉ niệm, những cảm xúc thiêng liêng và nơi chốn bình yên cho tâm hồn con người.

Tiếng hà trưa là âm thanh giản dị, quen thuộc của làng quê Việt. nó gợi về cuộc sống yên ả, sự lao động yên vui, ấm áp của người nông dân quanh năm sau lũy tre làng. Ở đây, bằng những cảm xúc mới mẻ, nồng nàn rất riêng Xuân Quỳnh đã thổi vào thứ âm thanh ấy một vẻ đẹp rất thiêng liêng của những cảm xúc ấu thơ của người lính hành quân. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào. Với ý nghĩa như vầy, tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

"Cục...cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ".

Đến đoạn thơ thứ hai, trong hai mươi sáu câu thơ, câu thơ Tiếng gà trưa được nhắc lại ba lần, âm thanh ấy gọi về bao kỉ niệm thân yêu. Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng. Những quá trứng hồng, đàn gà chi chít đông đúc.

"Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng."

Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu. Tuổi thơ sống bên bà có biết bao kỉ niệm đáng nhớ, tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ thơ quan sát con gà đẻ trứng. Rồi bị bà mắng, sợ mặt bị lang, trong lòng cháu hiện lên lo lắng:

"Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới."

Nổi bật qua suốt những câu thơ ấy là hình ảnh người bà chắt chiu, giành giụm yêu thương cháu. Bà đã luôn ân cần, hi sinh và mệt nhọc để mong có được một đàn gà tốt giúp cháu có những bộ quần áo mới, dù nó chỉ nhỏ thôi những mà thấm thía biết bao nhiêu. Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỉ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.

"Ôi cái quần chéo go,

Ống rộng dài quết đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt"

Cháu nhớ mãi sau mỗi lần gà được bán, bà lại ra chợ chọn mua cho cháu yêu bộ quần áo thật đẹp. Tình cảm yêu thương nồng hậu bà luôn dành trọn cho cháu, cho con. Tuổi thơ sống bên bà đây là quãng đời đầy ắp những kỉ niệm khó quên.

Lần thứ tư Tiếng gà trưa lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ của người lính trẻ.

"Tiếng gà trưa

Mang bao nhiều hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng."

Âm thanh xao động của tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó gợi tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Âm thanh ấy như tiếng của quê hương, đất mẹ thân yêu. Tiếng gà trưa, đâu chỉ là âm thanh của một con vật vô tri mà nó là tiếng gọi của tuổi thơ, của yêu thương hồng, là những âm thanh của kí ức tươi đẹp, trong sáng đã theo cháu suốt một đời. nó cứ ám ảnh, âm vang day dứt mãi trong lòng nhà thơ, trong những giấc mơ tuổi nhỏ. Âm thanh ấy đã đi vào tiềm thức đứa cháu nhỏ, đầy dịu dàng mà xúc động thiêng liêng vì nó gắn với tình bà cao cả. Đó cũng là lí do để người cháu sống cống hiến:

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ."

Điệp từ "vì" được lặp lại 4 lần liên tiếp nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Đó là vì tổ quốc thân thương, vì xóm làng que thuộc nơi chôn rau cắt rốn của tuổi thơ, nhưng đất nước quê hương vô cũng vô tận, mênh mông ấy cũng chỉ mãi hữu hình trong dáng bà thầm lặng hi sinh, gắn với âm thanh của tiếng gà trưa quen thuộc. Ha tiếng "bà ơi" vang lên nghe mới tha thiết mà đằm thắm làm sao, nó vừa xúc động thiêng liêng, vừa bỏng sôi mãnh liệt. Giống như nó được chực trào ra từ tận đáy lòng thổn thức không thể kìm lòng. Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu. Qua đây thấy được tình cảm tiền tuyến hậu phương của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến, gian khổ có thể làm mệt mỏi, bom đạn có thể hủy diệt mọi thứ nhưng những tình cảm về bà, về những kỉ niệm ấu thơ cùng tiếng gà trưa không bao giờ chết mà vẫn còn nguyên lửa, vẫn cứ dâng dâng trong lòng người.

Bài thơ "Tiếng gà trưa" là một nốt trầm sâu lắng, da diết của người lính trên bước đường hành quân gian khổ, nhưng tiếng gà ấy còn là tên gọi khác của kỉ niệm, của hồi ức, của tình bà cháu thiêng liêng bất diệt. với cách sử dụng linh hoạt điệp từ, các hình ảnh giản dị mà xúc động, Xuân Quỳnh đã truyền tải được thật chính xác lòng mình tới độc giả.

17 tháng 4 2020

Bạn tham khảo nhé:

Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước cho dân tộc ta đã hình thành một truyền thống yêu nước quý báo. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mọi con người Việt Nam tạo nên một sức mạnh của dân tộc như Bác Hồ đã nói ”Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mọi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nỗi nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

Chúng ta đi làm rõ nhận định trên:
  
 Truyền thống yêu nước của nhân dân ta như thế nào? Trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ bao đời nay, ông cha ta đã khai thiên ra nước Việt nam dân chủ cộng hoà. Từ một đất nước nghèo nàng lạc hậu và dần dần trở thành một nước có nền kinh tế vững mạnh. Một đất nước giàu mạnh về mọi lịch vật để cùng sánh vai với khác cường quốc năm châu.<br>
 Và đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước chảy qua bao nhiêu cuộc kháng chiến ông cha và bao lớp người đi trước đã hi sinh ko biết bao nhiêu xương máu để giữ vững hoà bình cho dân tộc. Từ khi mới độc lập thì đất nước phải đương đầu vs giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Và bik bao nhiêu thế lực của địch đg trong phá đất nước nhưng chúng ta vẫn kiên quyết đề phòng chiến tranh.
  
 Lịch sử đã chứng minh tinh thần chiến đấu, chiến thắng bọn xâm lược.
  
 Trong lịch sử phong kiến Lý Thường Kiệt đánh quân Tống trên sông Như Nguyệt. Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Mông nguyên trên sông Bạch Đằng. Lê lợi kháng chiến chống quân Minh trong mười năm. Quang Trung đánh tan quân Thanh, khiến giặc phương Bắc trong nhiều thập kỉ không dám xâm phạm bờ cõi nước ta.
  
 

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng to lớn,chính vì tinh thân đoàn kết chung sức vì một lòng với tổ quốc thân yêu đã giữ vững nên độc lập dân tộc thống nhất đất nước. Trong giai đoạn hiện nay thì tinh thần yêu nước ấy vẫn đc giữ vững vừa là bảo vệ vừa là xây dựng đất nước.

Chúc bạn học tốt ! 

17 tháng 4 2020

Mục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡvvvvv