Ta làm một nhàn...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2018

Liệt kê: làm chim hót, cành hoa, nhập vào hòa ca

Tác dụng: Nhấn mạnh ước muốn được cống hiến cho đất nước của tác giả.

Thực ra trong đoạn thơ này còn biện pháp hoán dụ nữa nhé con!

10 tháng 8 2018

'' Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc ".
=> Biện pháp ẩn dụ.
=> Thái độ ‘lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở cuối bài như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.

31 tháng 7 2019

Tham khảo:

''Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoa ca

Một nốt trầm xao xuyến''

Sử dụng cấu trúc điệp từ

=> Trong muốn ngàn điều ước, tác giả chỉ ước làm tiếng chim trong muôn ngàn giọng hót để gọi xuân về. Một đóa hoa trong triệu đóa hoa tô điểm mùa xuân. Tác giả muốn làm 1 nốt trầm nhưng một nốt trầm xao xuyến, có sức ngân vang, một nốt trầm có ích cho đời, là sự cống hiến có ích cho đất nước.

19 tháng 12 2018

Điệp từ "ta " nhấn mạnh được ước muốn tha thiết của tác giả tạo sự hài hòa cho câu thơ đồng thời khẳng mịnh được tam nguyện chân thành của thanh hải

4 tháng 8 2017

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được Thanh Hải sáng tác trước khi nhà thơ qua đời một tháng .Trong tâm lí nặng nề, sức khoẻ và bệnh tật mà hồn thơ Thanh Hải vẫn cất cánh bay cao để rồi mang đến cho cuộc sống một tình yêu, một nỗi niềm thiết tha với quê hương đất nước và cùng theo đó là ước nguyện chân thành được cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Tổ Quốc thân yêu.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Thanh Hải lựa chọn mùa xuân để khởi nguồn cảm hứng. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết :

"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến"

Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập”vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá ! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái , ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên. Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình.

Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiêm tốn . Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của hai nhà thơ, chúng ta càng thêm tin yêu vào mùa xuân của đất nước và “mùa xuân nho nhỏ” trong lòng mình. Chúng ta muốn cùng con chim chiền chiện hót lên khúc ca ngọt ngào gọi xuân về, học thành tài để trở thành cây tre trung hiếu của đất nước, góp phần công sức nhỏ bé để tô điểm cho mùa xuân cuộc đời thêm đẹp.

~ Chúc bn học tốt!~

4 tháng 8 2017

bạn có thể nêu ngắn gọn cho mik đc ko.Ko cần thiết phải dài như vậy đâuhihi

24 tháng 11 2023

Biện pháp điệp ngữ "Ta làm..."

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình, biểu đạt, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Diễn tả khát vọng muốn được cống hiến cho cuộc đời dù chỉ là những điều nhỏ bé nhất như chim, cành hoa, nốt trầm.

- Ước nguyện cống hiến ấy không chỉ của riêng tác giả mà là tâm nguyện chung của rất nhiều người khao khát đóng góp phần tốt đẹp nhất cho cuộc đời.

VỚI TƯ CÁCH LÀ GIÁM KHẢO CUỘC THI GIỎI VĂN . MK SẼ RA ĐỀ THI NHƯ SAU . CÁC BẠN LÀM NHA ! DÀNH CHO LỚP 7 Câu 1: ( 2,0 điểm) Cho đoạn văn sau:“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ...
Đọc tiếp

VỚI TƯ CÁCH LÀ GIÁM KHẢO CUỘC THI GIỎI VĂN . MK SẼ RA ĐỀ THI NHƯ SAU . CÁC BẠN LÀM NHA ! DÀNH CHO LỚP 7 vui

Câu 1: ( 2,0 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục vụ…”

(Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)

a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .

d) Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Câu 2: (3,0 điểm)

Từ văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, em hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu lên công dụng của văn chương, trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn.(Chỉ rõ câu rút gọn đó).

Câu 3: (5,0 điểm)

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Em hiểu như thế nào về lời dạy của Bác Hồ đối với chúng ta qua hai dòng thơ trên?

……………….Hết……………

4
19 tháng 11 2016

Câu 1: ( 2,0 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi ***** một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”

(Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)

a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Trả lời : _ Đoạn văn trên được trích trong văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ “

_ Tác giả là Phạm Văn Đồng

b) Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”

Trả lời : Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác( C )/ quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”( V)

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .

_ Phép liệt kê : + Con ng của Bác , đời sống của Bác

+ Bữa cơm , đồ dùng , cái nhà , lối sống

_ Tác dụng : liệt kê nh chi tiết để lm sáng tỏ Bác là con ng sống giản dị , điều đó đc mọi ng kính trọng , tin yêu .

d) Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Bác Hồ giản dị trong đời sống , trong việc ăn uống , chứng tỏ Bác rất quý trọng thành quả lao động của mọi người .

24 tháng 6 2016

ừm 

Trần Việt Hà lớp mấy vậy

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
10 tháng 4 2018

1. 

a. Cụm C - V: học sinh chăm chỉ làm bài.

=> Cụm C-V làm chủ ngữ trong câu.

b. Cụm C - V là: hoa phượng nở.

=> Cụm C - V làm chủ ngữ trong câu.

2. Phép liệt kê:

a. lý con sáo, lý hoài xuân, lý hoài nam.

b. ngón nhấn, mổ, vồ, vã,...

=> Tác dụng: nói về sự phong phú của các làn điệu dân ca xứ Huế và sự khéo léo, thạo nghề của nhạc công.

Đọc các văn bản sau và tìm hiểu việc triển khai các lí lẽ, dẩn chứng trong mỗi văn bản sau :1. CÓ HIỂU ĐỜI MỚI HIỂU VĂNVăn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cx pải sống mới hiểu được đời, mới hiểu đc văn. Không lịch lãm nhìu thì lm sao tưởng tượng đc những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay ? Không đau khổ nhìu thì lm sao thấu rõ đc những tình tiết kể...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và tìm hiểu việc triển khai các lí lẽ, dẩn chứng trong mỗi văn bản sau :

1. CÓ HIỂU ĐỜI MỚI HIỂU VĂN

Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cx pải sống mới hiểu được đời, mới hiểu đc văn. Không lịch lãm nhìu thì lm sao tưởng tượng đc những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay ? Không đau khổ nhìu thì lm sao thấu rõ đc những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo ?

Một thanh niên không ra tời miền bắc, dù có khiếu về văn chương, đọc hai câu :

Đá gập ghềnh nghiêng đôi bánh gỗ

Tre làng dăm bảo biếc trong sương

của Vũ Hoàng chương, hoặc câu :

Chiều xuống vàng hoe chợ mới tàn,

Gánh gồng chen chúc đợi sang ngang...

của Bàng Bá Lân, tuy nhận đc tài tả cảnh vật của hai nhà thơ đó, song tất ko thấy lòng rung động nhè nhẹ như những người đã sống ở đất bắc, và hễ lòng chưa rung động thì chưa gọi là hiểu hết đc cái hay của thơ.

Câu :

Hoa bưởi hoa rồi : đêm đã khuya.

của Xuân Diệu, về nghệ thuật xét ra thì chẳng có j đặc biệt cả, nhưng mỗi lần ngâm lên, tôi thấy thoang thoảng hoa bưởi ở đâu đây mà nhớ những đêm xuân ở miền bắc.

Bài Tràng giang của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, những pải đợi ts lúc tôi nằm trong một cái ghe bầu, lênh đênh trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, ms thấm đc hết cái buồn man mác của nó. Và ngày nay, mỗi lần qua đò Mĩ Thuận hay Vàm Cống, trông dòng sông đầy, băng băng chảy, cuốn theo những mảnh bèo, tôi đều bất giác ngâm lên những câu :

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,

Mênh mông ko một chuyến đò ngang.

Ko cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

2. SỨC MẠNH CỦA ÂM NHẠC

Âm nhạc với những đường nét giai điệu trầm bổng, nhặt khoan đã có tác động tới nhiều mặt trong cuộc sống xung quanh ta.

Đời xưa, người ta đã gắn cho nghẹ thuật này một sức mạnh có tính chất huyền bí tới vạn vật xung quanh, nhưng ngày nay, bằng những thí nghiệm khoa học, người ta cũng đã ghi nhận được những tác dụng khá cụ thể. Sử dụng một loại âm nhạc nào đấy trên tàu đánh cá thì sẽ thu hút được cá kéo nhau chui vào lưới; sử dụng loại nhạc nào đó thì lượng sữa sẽ được nhiều hơn khi người ta vắt sữa bò; có loại cây phát triển nhanh khi ta cho phát một loại nhạc nào đấy ở khu vực trồng...

Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng âm nhạc trong các xí nghiệp, công trường để nâng cao năng suất lao động của công nhân [...] Ở Việt Nam ta, Viện Quân y 103 cũng đã bước đầu nghiên cứu sử dụng âm nhạc vào việc chữa bộnh và tìm được kết qủa tốt.

Tuy nhiên, tác dụng lớn lao nhất của âm nhạc mà không ai có thể phủ nhận được là hằng những âm thanh có tổ chức (tức là những bài ca, bản nhạc), thông qua thính giác mà tác động đến tư tưởng và tình cám của con người.

0
Cho đoạn văn sau:“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục vụ…”

(Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)

a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .

d) Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

4
25 tháng 8 2016

 a) Đoạn văn trên trích trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”                        – Tác giả: Phạm Văn Đồng

b) Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác/quý trọng biết bao kết

C          V

quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục

vụ. 

c) Phép liệt kê : + Con người của Bác, đời sống của Bác

                         + Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống

– Tác dụngLiệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người  sống giản dị , điều đó được mọi người kính trọng, tin yêu.

d) Bác Hồ giản dị trong đời sống, trong việc ăn uống, chứng tỏ Bác rất biết quý trong thành quả lao động của mọi người.

25 tháng 8 2016

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

  – Đoạn văn trên trích trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”                        – Tác giả: Phạm Văn Đồng

0,25

 

0,25

 

 

 

   b. Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu:

 

Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác/quý trọng biết bao kết

C          V

quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục

vụ.

0,5 

 

 

 

 

c.  Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn:”Con người của Bác, đời sống của Bác  giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống”.

 

–  Phép liệt kê : + Con người của Bác, đời sống của Bác

                         + Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống

– Tác dụngLiệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người  sống giản dị , điều đó được mọi người kính trọng, tin yêu.

0,25

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

d. Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn được trích:

 

Bác Hồ giản dị trong đời sống, trong việc ăn uống, chứng tỏ Bác rất biết quý trong thành quả lao động của mọi người.