K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2018

Nước ta thời thuộc Đường có những thay đổi:
- Đất nước bị chia lại đơn vị hành chính với những tên gọi mới.
- Có đường giao thông từ Trung Quốc tới Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận.
- Quân lính của bọn đô hộ ngày càng nhiều.
- Nhân dân rên xiết dưới ách đô hộ của nhà Đường.

9 tháng 4 2018

Nước ta thời thuộc Đường có những thay đổi:
- Đất nước bị chia lại đơn vị hành chính với những tên gọi mới.
- Có đường giao thông từ Trung Quốc tới Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận.
- Quân lính của bọn đô hộ ngày càng nhiều.
- Nhân dân rên xiết dưới ách đô hộ của nhà Đường

8 tháng 5 2019

mik có câu tl thế này m.n xem có đúng ko nhá

- Năm 679,nhà Đường đổi Giao châu thành An Nam,châu,huyện do người Trung quốc cai trị,hương xã là người Việt

-Trụ sở của phủ đô hộ đặt ở tống bình

-sửa sang đường xá

-bắt dân ta nộp thuế,sản vật quý hiếm

Năm 618, nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc. Nước ta lại chịu sự thống trị của nhà Đường. Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương và xã vẫn do người Việt tự cai quản.

Ở miền núi, các châu vẫn do các tù trưởng địa phương cai quản. Trụ sở của phủ đô hộ đặt ở Tông Bình (Hà Nội).

Nhà Ồ hố cho sửa sang các đường giao thông thuỷ, bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận, huyện. Ở Tống Bình và một số quận, huyện quan trọng, nhà Đường cho xây thành, đắp luỹ và tăng thêm số quân đồn trú...

Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối, thuế sắt, thuế đay, gai, tơ lụa... Hằng năm, nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý hiếm như ngọc trai, ngà voi, sừng tê, đồi mồi, trầm hương, vàng, bạc...



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/duoi-ach-do-ho-cua-nha-duong-nuoc-ta-co-gi-thay-doi-c81a14225.html#ixzz5nIGLqnr6

Ai lớp 6 vô giải hộ mik với ạ !

Câu 1.

Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán nhiều thay đổi:

- Đất nước mất hoàn toàn độc lập, bị chia thành 6 quận, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

- Nhân dân ta phải chịu ách đô hộ tàn bạo, với những chính sách bóc lột và chế độ cai trị thâm hiểm.

Câu 2.

Lời nhận xét của Lê Vãn Hưu chứng tỏ:

- Lòng yêu nước, ý chí độc lập dân tộc của nhân dân ta.

- Nhân dân ta vô cùng căm phẫn chính sách thống trị tàn bạo của chế độ phong kiến phương Bắc nên sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ.

- Dân tộc ta đủ sức giành và giữ vững nền độc lập dân tộc.

16 tháng 9 2018

Ở lớp 5, học môn Lịch Sử và Địa Lý, phần Lịch Sử, em đã biết được các câu chuyện lịch sử của đất nước ta ở thời kì chống thực dân Pháp và chống Đế quốc Mỹ xâm lược.

16 tháng 9 2018

Thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ và chống thực dân Pháp

 Hok tốt

# MissyGirl #

29 tháng 4 2019

a,Từ năm 179TCN cho đến TK X, nước ta chịu sự đô hộ của phương Bắc (Trung Quốc bây giờ). Vì vậy, trong sử cũ, người ta gọi giai đoạn từ năm 179TCN đến thế kỷ X là thời kỳ Bắc thuộc.

b,-Trong suốt hơn 1000 năm đô hộ, đất nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc chia ra, nhập vào lãnh thổ Trung Quốc với những tên gọi khác nhau : Nhà Triệu chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân rồi nhập vào Nam Việt. Nhà Hán chia lại thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chán và Nhật Nam rồi gộp với 6 quận của Trung Quốc gọi là châu Giao. Nhà Ngô chia châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu. Nhà Đường đổi thành An Nam đô hộ phủ.

c,-Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...

a.

Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử này là thời Bắc thuộc vì: Từ 179 đến thế kỉ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

b.

Năm 179 TCN Nhà Triệu Sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.

Năm 111 TCN Nhà Hán Châu Giao Chia làm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

Đầu thế kỉ III Nhà Ngô Giao Châu Tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).

Đầu thế kỉ VI Nhà Lương Giao Châu Chia nước ta thành: Châu Giao, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.

Năm 679 - thế kỉ X Nhà Đường An Nam đô hộ phủ Gồm: Các châu Ki Mi, Phong Châu, Giao Châu, Trường Châu, Ái Châu, Diễn Châu, Hoan Châu, Phúc Lộc Châu.

C.

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắc những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt.

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,…

⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.

14 tháng 9 2021

Bản thân việc ghép Lịch sử với Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thì còn phải bàn, nhưng không có lẽ gì lại bắt buộc học sinh cấp 3 học Lịch sử.

Có nhiều ý kiến phản đối quyết định này, nhưng tôi thấy nhiều lý luận đòi bắt buộc dạy, học môn sử rất có vấn đề.

Có bạn đọc viết gửi cho giaoduc.net: “Đất nước ta đã qua hàng nghìn năm bị xâm lược, nhưng dân tộc ta vẫn không bị đồng hóa. Đó chính là nhờ vào lòng dân, nhờ vào truyền thống văn hóa của ông cha ta để lại. Do vậy, các môn học trong nhà trường phải mang tính chất bắt buộc vì sự tồn vong của đất nước. Môn Lịch sử mà bị xóa sổ hoặc cho xuống hàng thứ yếu thì liệu con cháu sau này có nghĩ rằng chúng là người Việt Nam không?”

Tôi thấy thật vô lý. Qua một nghìn năm mà không bị đồng hóa thì không cần bắt buộc học sử nữa chứ? Thế mấy nghìn năm Bắc thuộc đấy, quan phương Bắc đô hộ họ bắt buộc người mình học lịch sử Việt Nam nên nước mới không mất sao?

Rất nhiều lý luận cũng đề cao vai trò của việc HIỂU BIẾT lịch sử Việt Nam. Không có gì sai, nhưng đây là lý luận lạc đề. Câu hỏi ở đây không phải là “học sinh có phải hiểu biết lịch sử hay không”, mà là “học sinh có phải học sử ở trường hay không, và nếu có, thì nên học đến mức nào?”.

Ở Singapore, Sử là môn tự chọn từ Secondary 3, tương đương lớp 8 ở Việt Nam. Ở Mỹ và Anh cũng thế, qua khoảng 14 tuổi thì lịch sử đã không còn là môn học bắt buộc.

Xã hội, bao gồm học sinh, thầy cô giáo, phụ huynh... có lượng tài nguyên có hạn cho giáo dục ở cấp trung học phổ thông: tiền bạc, thời gian, năng lượng. Lượng tài nguyên này phải chia đều cho rất nhiều môn học.

Bình thường, dĩ nhiên học sinh sẽ muốn dành "tài nguyên" cho những môn họ thấy hay và hữu ích nhất.

'Chán ghét'

Sự thật là tôi thấy (và hẳn là nhiều bạn cũng đồng ý với tôi) là học Sử ở Việt Nam cực kỳ chán. Nếu môn sử thực sự đạt được mục đích giúp "hình dung được sự tồn tại và phát triển của loài người" thì tôi nghĩ đã không có cảnh cả hội đồng thi chỉ có 1 học sinh thi sử. Xin hỏi, một môn học cực chán, dù học sinh có phải học, thì cũng có gì đọng lại trong đầu không?

Ở Việt Nam, học Sử là nhớ một đống ngày tháng, nhớ diễn biến từng trận đánh như thế đang học môn khoa học quân sự, nhớ số máy bay bị bắn rơi, số phi công bị bắt, số người thiệt mạng... Tất cả những dữ kiện này sau kì thi liệu có ai còn nhớ?

Còn đây là một câu hỏi trong một kỳ thi Sử ở Mỹ: “Theo bạn, trong số những sự kiện sau, sự kiện nào đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng nền dân chủ ở Mỹ: - Sự ra đời của các đảng phái chính trị những năm 1790, hay – Sự ra đời của những tổ chức tự nguyện, nhằm mục đích cải cách xã hội những năm 1820 đến 1840. Hãy dùng các bằng chứng lịch sử để bảo vệ lựa chọn của mình.”

Không có một câu trả lời đúng duy nhất. Học sinh được chấm điểm dựa trên sự chặt chẽ của lập luận, sự thuyết phục của bằng chứng họ đưa ra.

Hay như ở Singapore, một bài luận môn Sử cần có đủ các phần: nêu quan điểm của người viết về vấn đề lịch sử trong đề bài (ví dụ: “Nhật Bản hoàn toàn thắng lợi ở Singapore trong Thế chiến II. Hãy bình luận.”), nêu luận điểm trái chiều, nêu luận điểm bảo vệ cho quan điểm của mình. Cuối cùng là kết luận mang tính cân bằng, đã xem xét cả luận điểm từ hai phía.

Một cách dạy và học Sử biến học sinh thành con vẹt, không đem lại lợi ích gì đáng kể trong thời đại mà mọi thông tin đều nằm trên Internet chỉ cách mỗi chúng ta vài cái gõ smartphone.

Một cách dạy và học Sử giúp học sinh phát triển khả năng tự tư duy và bảo vệ chính kiến. Có lẽ các bạn cũng thấy tại sao ở một nơi, môn sử tuy là bắt buộc nhưng bị chán ghét; còn nơi kia, môn Sử là tự chọn nhưng vẫn không bị bỏ quên.

Môn Sử đã chán, lại muốn giải quyết bằng cách bắt buộc học nó. Chẳng khác gì một nhà hàng nấu kém không ai ăn, nhưng thay vì khắc phục bằng cách làm cho món ăn ngon hơn, thì lại đi banh miệng khách ra nhét vào bắt ăn.

Tôi thậm chí sẽ còn đi xa hơn và nói rằng sự thờ ơ với lịch sử hiện nay có một phần không nhỏ là do việc dạy Sử bắt buộc.

Hãy tưởng tượng, bạn vốn thích món phở. Nhưng trong mấy năm liền, tuần 3 lần, bạn bị bắt buộc phải ăn một món phở dở tệ. Dĩ nhiên sau đó bạn cứ nhìn thấy món phở là sẽ rùng mình.

Đó là chưa nói đến chuyện liệu “dạy lòng yêu nước” có phải là trách nhiệm của môn Sử không? Môn Sử nên dạy cái gì? Dạy sự thật, dạy phương pháp nghiên cứu lịch sử, dạy học sinh tự suy nghĩ để rút ra nhận xét của bản thân, hay dạy “lòng yêu nước”?

Lịch sử vốn hấp dẫn và quan trọng, thế nhưng cách dạy nhồi nhét đã khiến cho nhiều người nghĩ về Sử đã ngán ngẩm, không còn hứng tìm hiểu thêm.

Không ai phủ nhận hiểu biết về lịch sử là vô cùng quan trọng, nhưng chính vì thế chúng ta càng phải trả lại quyền quyết định cho học sinh, để môn Sử ở trường có thể vừa hay, vừa hữu ích.

Mik ko đồng ý nha, vì cho dù lịch sử đã qua và ko thế thay đổi nhưng chính nó có liên quan nhiều hiện tại

( ý kiến riêng của mik )

~HT~

28 tháng 8 2019

Câu đầu tiên là mk cx ko bt còn câu thứ hai mk ko ở cùng nên cx ko bt

28 tháng 8 2019

để tìm lại đc lịch sử.... tài liệu chính là: sách lịch sử
ở địa phương...tài liệu lịch tử: đền gióng(sóc sơn), chùa bà chúa kho(bắc ninh)
Mih nghĩ vậy thôi chứ chảng biết đâu, tích cho mih nha