K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2023

Trong truyện bóng giao hữu, nhân vật “tôi” ghi được một bàn thắng tuyệt đẹp nhưng Nghi đã la toáng lên bảo “tôi” đã việt vị, không công nhận bàn thắng và còn trêu chọc.nhân vật tôi là người hiếm thắng, dễ xúc động. Nên xảy ra mâu thuẫn

4 tháng 4 2023

quá muộn

7 tháng 4 2022

Thiếu bài văn rồi nhé

7 tháng 4 2022

Bài này mình học rồi ,  nên mình trl đựt nha . Thông cảm nếu mk kh trl hết dc

1.Điều không tính trước của nhân vật "tôi"  khi gặp Nghi là :Lúc đang chuẩn bị tấn công Nghi , nhân vật "tôi" không thể không ngạc nhiên khi thấy Nghi đưa cho mình quyển sách luật bóng đá và rủ đi xem phim.Điều không tính trước này đã làm cho nhân vật "tôi" xúc động

2.Trước tâm trạng của nhân vật "tôi" là tức giận , vì không được công nhận bàn thắng nên đã muốn trả thù Nghi . Nhưng sau đó , tâm trạng của nhân vật tôi đã thay đổi thành vui vẻ xúc động  khi thấy Nghi tốt với mình

3.Khi phước chuẩn bị bắn Nghi , nhân vật tôi đã lấy thân mình để che đạn cho Nghi

4.Nhân vật Nghi đã trêu chọc , "cười lên hô hố"trước pha bóng việt vị của đội bạn

5.Nhân vật Nghi đã đưa quyển sách về luật bóng đá cho nhân vật tôi và rủ nhân vật tôi đi xem phim.Qua đó , em thấy nhân vật Nghi là 1 người có tính tình tốt bụng và tôn trọng bạn bè

 

2 tháng 2 2023

Khi soạn Bài tập làm văn – em thấy:

– Nhân vật trong câu chuyện rút ra kinh nghiệm qua những gì đã xảy ra khi nhờ bố làm bài: Chỉ có khi tự mình thực hiện, tự mình viết thì mới thể hiện được cá tính, nét độc đáo riêng biệt của mỗi người bạn của mình và của chính bản thân mình.

– Em đồng ý với điều đó. Vì bài văn là một hình thức sáng tạo của cá nhân. Để có thể biểu hiện được cá tính và độc đáo thì phải tự mình làm vì lời văn và cách tư duy của mỗi người là khác nhau.

- Em đồng ý với ý kiến của nhân vật.

- Vì chỉ khi tự mình thực hiện, tự mình viết thì mới thể hiện được cá tính, nét độc đáo riêng biệt của mình. 

-Bài tập làm văn cần đến sự sáng tạo của mỗi cá nhân, bởi vật cần phải tự mình suy nghĩ và hoàn thành thay vì nhờ sự giúp đỡ của người khác.
22 tháng 12 2023

- “Tôi hiểu rằng bài tập làm văn của tôi thì tốt nhất là tôi tự làm một mình” – đó là bài học mà Ni-cô-la đã rút ra được qua những gì đã xảy ra. 

- Bài học này không chỉ đúng với riêng Ni-cô-la mà đúng với mọi học sinh. Chỉ có làm bài bằng sự suy nghĩ, bằng cảm xúc, trải nghiệm của bản thân thì mới bộc lộ được năng lực thực sự của mình, thấy được những điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục.

- Trong học tập, hoạt động nhóm, trao đổi, giúp đỡ nhau là điều cần thiết, tuy nhiên, viết một bài tập làm văn phải là hoạt động của cá nhận, không thể hợp tác như làm những công việc khác. 

3 tháng 3 2022

TK:

Văn bản Điều không tính trước kể câu chuyện về một lần tức giận, thậm chí có ý nghĩ muốn đánh nhau của nhân vật “tôi” dành cho người bạn của mình nhưng sau đó lại được hóa giải bằng một cuốn sách đã khiến nhiều độc giả bất ngờ. Nhưng hơn hết, cách ứng xử và hành vi của nhân vật Nghi đã gây ấn tượng mạnh với nhiều độc giả, trong đó có cả em.

Trong cuộc đời, chúng ta sẽ có rất nhiều người bạn, có những người chỉ vô tình lướt qua, nhưng cũng có những người sẽ trở nên thân thiết, tri kỉ, cũng có những người khiến ta cảm phục, yêu mến. Nhưng hơn hết, là những người bạn luôn bao dung, độ lượng với khuyết điểm và giúp ta sửa chữa. Nghi chính là một người bạn như thế. Nghi, “tôi” và Phước là những người bạn cùng học, cùng tham gia đá bóng với nhau. Xích mích chỉ xảy ra khi Nghi không công nhận bàn thắng của “tôi” và Phước, và cả hai đội cãi nhau về luật việt vị. Thế nhưng, cách hành xử của Nghi sau đó đã khiến “tôi” và Phước nguôi ngoai, cả ba lại khoác vai nhau như những người bạn thân thiết.

Đầu tiên, em thấy Nghi là một người bạn rất vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Cùng cãi cọ, xô xát trên trận bóng, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, tức tối, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí để đánh nhau thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, nhưng không phải để phân bua, cãi cọ hay tệ hơn nữa là… đánh nhau. Nghi mang theo một cuốn sách, không hề tính toán chuyện to tiếng trên sân bóng, chỉ thủng thỉnh buông một câu: “Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa!”. Hành vi trái ngược hoàn toàn với “tôi” và Phước đã cho thấy sự rộng lượng của Nghi, không hề tức giận, hậm hực hay bất mãn. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý của đối phương để giúp các bạn hiểu được luật đá bóng đúng. Đó là điều mà không phải một cậu bé mười hai, mười ba tuổi nào cũng có thể làm được, đa số ở độ tuổi này, các cậu bé thường xốc nổi, bồng bột và khó bỏ qua cái sai của người khác. Nhưng Nghi đã không hề tính toán gì với Phước và “tôi”, còn đưa sách để mọi người học được luật đúng, không để xảy ra tranh chấp trong những trận bóng tiếp theo.

Xem thêm:

Soạn bài Điều không tính trước - Cánh diều (chi tiết)Soạn bài Điều không tính trước - Cánh diều (siêu ngắn) 

Bên cạnh đó, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Khi gặp Phước và “tôi”, không hề nhắc nhiều tới trận bóng và lỗi sai của đội bạn, mà rủ mọi người đi xem phim một cách vô tư. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội và bức bối của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa lòng yêu thương, chân thành và tích cực của mình tới mọi người. Điều đó còn thể hiện Nghi là một người giàu lòng yêu thương và vị tha, một người bạn đáng quý.

Bạn bè là những người luôn ở bên cạnh và giúp đỡ, nâng đỡ ta những lúc khó khăn, yếu đuối hay hoạn nạn. Và hình ảnh của Nghi trong tác phẩm đã đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và những tình cảm. Nghi là một người bạn chân thành, vô tư, đáng mến và giàu tình thương, lan tỏa tinh thần tích cực đến mọi người.

3 tháng 3 2022

THAM KHẢO :

Văn bản Điều không tính trước kể câu chuyện về một lần tức giận, thậm chí có ý nghĩ muốn đánh nhau của nhân vật “tôi” dành cho người bạn của mình nhưng sau đó lại được hóa giải bằng một cuốn sách đã khiến nhiều độc giả bất ngờ. Nhưng hơn hết, cách ứng xử và hành vi của nhân vật Nghi đã gây ấn tượng mạnh với nhiều độc giả, trong đó có cả em.

Trong cuộc đời, chúng ta sẽ có rất nhiều người bạn, có những người chỉ vô tình lướt qua, nhưng cũng có những người sẽ trở nên thân thiết, tri kỉ, cũng có những người khiến ta cảm phục, yêu mến. Nhưng hơn hết, là những người bạn luôn bao dung, độ lượng với khuyết điểm và giúp ta sửa chữa. Nghi chính là một người bạn như thế. Nghi, “tôi” và Phước là những người bạn cùng học, cùng tham gia đá bóng với nhau. Xích mích chỉ xảy ra khi Nghi không công nhận bàn thắng của “tôi” và Phước, và cả hai đội cãi nhau về luật việt vị. Thế nhưng, cách hành xử của Nghi sau đó đã khiến “tôi” và Phước nguôi ngoai, cả ba lại khoác vai nhau như những người bạn thân thiết.

Đầu tiên, em thấy Nghi là một người bạn rất vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Cùng cãi cọ, xô xát trên trận bóng, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, tức tối, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí để đánh nhau thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, nhưng không phải để phân bua, cãi cọ hay tệ hơn nữa là… đánh nhau. Nghi mang theo một cuốn sách, không hề tính toán chuyện to tiếng trên sân bóng, chỉ thủng thỉnh buông một câu: “Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa!”. Hành vi trái ngược hoàn toàn với “tôi” và Phước đã cho thấy sự rộng lượng của Nghi, không hề tức giận, hậm hực hay bất mãn. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý của đối phương để giúp các bạn hiểu được luật đá bóng đúng. Đó là điều mà không phải một cậu bé mười hai, mười ba tuổi nào cũng có thể làm được, đa số ở độ tuổi này, các cậu bé thường xốc nổi, bồng bột và khó bỏ qua cái sai của người khác. Nhưng Nghi đã không hề tính toán gì với Phước và “tôi”, còn đưa sách để mọi người học được luật đúng, không để xảy ra tranh chấp trong những trận bóng tiếp theo.

Xem thêm:

Soạn bài Điều không tính trước - Cánh diều (chi tiết)Soạn bài Điều không tính trước - Cánh diều (siêu ngắn) 

Bên cạnh đó, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Khi gặp Phước và “tôi”, không hề nhắc nhiều tới trận bóng và lỗi sai của đội bạn, mà rủ mọi người đi xem phim một cách vô tư. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội và bức bối của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa lòng yêu thương, chân thành và tích cực của mình tới mọi người. Điều đó còn thể hiện Nghi là một người giàu lòng yêu thương và vị tha, một người bạn đáng quý.

Bạn bè là những người luôn ở bên cạnh và giúp đỡ, nâng đỡ ta những lúc khó khăn, yếu đuối hay hoạn nạn. Và hình ảnh của Nghi trong tác phẩm đã đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và những tình cảm. Nghi là một người bạn chân thành, vô tư, đáng mến và giàu tình thương, lan tỏa tinh thần tích cực đến mọi người.

15 tháng 4 2022

ai giúp mik vs

15 tháng 4 2022

ngôi kể trong đoạn trích trên là;ngôi kể thứ nhất

tác dụng của ngôi kể là 

-khai thác được chiều sâu tâm lý nhân vật bởi nhân vật tham gia vào tiến trình của truyện

-làm cho câu chuyện có sức thuyết phục lý,hấp dẫn hơn

đây là ý kiến của mình bạn tham khảo nhé

14 tháng 2 2022

Tham khảo 

Đó là vào một buổi chiều, ba mẹ tôi có công việc phải đi nên tôi sang nhà nhỏ Trúc - cô bạn thân của tôi để chơi và chờ ba mẹ về. Khi ấy, tôi chỉ là một cô bé lên 10, rất hồn nhiên và hoạt bát. Tôi với nhỏ Trúc chơi với nhau từ hồi còn bé, thân ơi là thân, chuyện gì hai đứa cũng ngồi lại tâm sự với nhau được.

Thế nhưng có một điều mà nhỏ giấu kỹ lắm, cứ nhem nhem hoặc kể tí tí với tôi để làm tôi tò mò thôi, chứ chẳng bao giờ cho tôi biết cả, đó là sổ nhật ký.

Tôi là một cô bé nói chung là dạn dĩ và năng động hơn Trúc, tôi dễ bắt chuyện và tiếp xúc với các bạn cùng trang lứa hơn. Còn Trúc, nó hiền và rất trầm tính, vì thế bạn bè của nó chỉ có tôi là thân và hiểu nó.

Quay lại câu chuyện của hôm ấy, khi tôi bước vào phòng Trúc, tôi với nó cứ rú rú nằm kể cho nhau nghe nhiều chuyện ở trên lớp, rồi cùng đùa giỡn cười ha hả cùng nhau. Bỗng nhiên, mẹ của Trúc nhờ Trúc đi mua một bịch đường vì đang nấu ăn mà hết đột ngột, thế là Trúc liền chạy đi mua và nói tôi chờ một xíu nhé.

Tôi ngồi trong căn phòng, đưa mắt nhìn xung quanh rồi bỗng nhiên dừng lại ở một gốc bàn. Tôi chợt phát hiện ra cuốn sổ Nhật ký mà nó giấu tôi bao lâu nay. Thật sự lúc này tôi rất tò mò, lâu lâu khi nhắc đến chuyện tuổi thơ, Trúc hay than buồn và thường ít kể cho tôi nghe tuổi thơ của mình. Vì vậy, ngay lúc này, tôi rất muốn biết Trúc viết điều gì ở trong quyển sổ Nhật ký ấy. Đấu tranh một hồi, tôi quyết định mở cuốn sổ ra và xem những trang đầu tiên….

Tôi chợt giật mình và ứa nước mắt, lúc này tôi thật sự thấy có lỗi về hành động của mình. Tôi đã hiểu được vì sao Trúc hay che giấu tuổi thơ và thường hay than buồn. Ngay từ trang nhật ký đầu tiên, Trúc đã viết: “Tôi – một cô gái bị ba mẹ ruột của mình bỏ rơi “Tôi chỉ đủ can đảm để đọc một trang đầu tiên, và rồi lặng lẽ gấp lại và ngồi khóc.

Tôi đang khóc thì nghe tiếng của Trúc đi về, vội vã lau sạch nước mắt, tôi giả vờ như chưa từng biết gì. Đối với tôi lúc này, thật sự tôi đang rất buồn và thấy có lỗi. Chỉ vì sự tò mò của mình mà tôi đã xem trộm nhật ký của Trúc. Tôi biết đó là chuyện riêng tư và buồn nên Trúc đã luôn giấu đi. Vậy mà tôi lại làm những điều thật tệ hại đến thế…. Bạn có hiểu được cảm giác mà mình đã làm một điều sai, nhưng vẫn cố tỏ ra là chưa làm gì cả, cố giấu đi vì sợ người khác phát hiện ra mình không.


 
Sau ngày hôm ấy về, tôi vẫn thể hiện với Trúc là chưa biết gì cả, tôi vẫn tỏ ra vui vẻ, bình thường. Thế nhưng, trong lòng tôi, chưa bao giờ là cảm thấy thoải mái. Tôi muốn nói lời xin lỗi vì hành động của mình, muốn ôm Trúc một cái để an ủi bạn. Nhưng, lúc này tôi lại sợ vì Trúc có thể nghỉ chơi mình và giận mình thật lâu. Tôi sợ Trúc tủi thân hay buồn vì tôi biết quá khứ của cô ấy…

Trong lòng tôi nó rối bời lắm, một đứa bé lên 10 phải đấu tranh tư tưởng mỗi ngày vì hành động của mình khiến tôi mệt mỏi lắm. Tôi quyết định thú nhận với Trúc những điều tôi đã làm. Sáng hôm sau, tôi hẹn Trúc ra công viên gần nhà chơi, tôi lấy hết sức can đảm để thú nhận hết với Trúc về việc xem trộm nhật ký của mình. Tôi vừa kể, vừa khóc và chẳng dám nhìn thẳng vào Trúc nữa.

Sau khi nghe tôi nói xong, Trúc cuối mặt xuống và cũng khóc. Tôi vô cùng lo lắng và ấy náy và nghĩ rằng Trúc sẽ bỏ đi và không chơi với tôi nữa. Thế nhưng, Trúc chỉ nói: “Mày biết rồi thì thôi, không sao đâu, tôi tha lỗi cho mày, nhưng bữa sau đừng xem trộm nhật ký nữa nhé!” Bạn có hiểu được cảm xúc của tôi lúc đó không? Tôi mừng đến nổi chỉ ôm Trúc thật chặt và nói lời cảm ơn. Sau lần đó, tôi nói với lòng mình rằng sẽ không và không bao giờ tôi lập lại hành động ấy một lần nào nữa, với bất kỳ người nào. Tôi đã làm cho bạn mình buồn một lần thì sẽ không được như thế nữa!

Cho đến bây giờ, tôi và Trúc vẫn chơi thân với nhau, vẫn yêu thương nhau dù thời gian có thế nào đi nữa. Hãy trân quý tình bạn và đừng để bạn của mình buồn nhé!

14 tháng 2 2022

Bạn tham khảo nhé :

Đó là vào một buổi chiều, ba mẹ tôi có công việc phải đi nên tôi sang nhà nhỏ Trúc - cô bạn thân của tôi để chơi và chờ ba mẹ về. Khi ấy, tôi chỉ là một cô bé lên 10, rất hồn nhiên và hoạt bát. Tôi với nhỏ Trúc chơi với nhau từ hồi còn bé, thân ơi là thân, chuyện gì hai đứa cũng ngồi lại tâm sự với nhau được.

Thế nhưng có một điều mà nhỏ giấu kỹ lắm, cứ nhem nhem hoặc kể tí tí với tôi để làm tôi tò mò thôi, chứ chẳng bao giờ cho tôi biết cả, đó là sổ nhật ký.

Tôi là một cô bé nói chung là dạn dĩ và năng động hơn Trúc, tôi dễ bắt chuyện và tiếp xúc với các bạn cùng trang lứa hơn. Còn Trúc, nó hiền và rất trầm tính, vì thế bạn bè của nó chỉ có tôi là thân và hiểu nó.

Quay lại câu chuyện của hôm ấy, khi tôi bước vào phòng Trúc, tôi với nó cứ rú rú nằm kể cho nhau nghe nhiều chuyện ở trên lớp, rồi cùng đùa giỡn cười ha hả cùng nhau. Bỗng nhiên, mẹ của Trúc nhờ Trúc đi mua một bịch đường vì đang nấu ăn mà hết đột ngột, thế là Trúc liền chạy đi mua và nói tôi chờ một xíu nhé.

Tôi ngồi trong căn phòng, đưa mắt nhìn xung quanh rồi bỗng nhiên dừng lại ở một gốc bàn. Tôi chợt phát hiện ra cuốn sổ Nhật ký mà nó giấu tôi bao lâu nay. Thật sự lúc này tôi rất tò mò, lâu lâu khi nhắc đến chuyện tuổi thơ, Trúc hay than buồn và thường ít kể cho tôi nghe tuổi thơ của mình. Vì vậy, ngay lúc này, tôi rất muốn biết Trúc viết điều gì ở trong quyển sổ Nhật ký ấy. Đấu tranh một hồi, tôi quyết định mở cuốn sổ ra và xem những trang đầu tiên….

Tôi chợt giật mình và ứa nước mắt, lúc này tôi thật sự thấy có lỗi về hành động của mình. Tôi đã hiểu được vì sao Trúc hay che giấu tuổi thơ và thường hay than buồn. Ngay từ trang nhật ký đầu tiên, Trúc đã viết: “Tôi – một cô gái bị ba mẹ ruột của mình bỏ rơi “Tôi chỉ đủ can đảm để đọc một trang đầu tiên, và rồi lặng lẽ gấp lại và ngồi khóc.

Tôi đang khóc thì nghe tiếng của Trúc đi về, vội vã lau sạch nước mắt, tôi giả vờ như chưa từng biết gì. Đối với tôi lúc này, thật sự tôi đang rất buồn và thấy có lỗi. Chỉ vì sự tò mò của mình mà tôi đã xem trộm nhật ký của Trúc. Tôi biết đó là chuyện riêng tư và buồn nên Trúc đã luôn giấu đi. Vậy mà tôi lại làm những điều thật tệ hại đến thế…. Bạn có hiểu được cảm giác mà mình đã làm một điều sai, nhưng vẫn cố tỏ ra là chưa làm gì cả, cố giấu đi vì sợ người khác phát hiện ra mình không.

Sau ngày hôm ấy về, tôi vẫn thể hiện với Trúc là chưa biết gì cả, tôi vẫn tỏ ra vui vẻ, bình thường. Thế nhưng, trong lòng tôi, chưa bao giờ là cảm thấy thoải mái. Tôi muốn nói lời xin lỗi vì hành động của mình, muốn ôm Trúc một cái để an ủi bạn. Nhưng, lúc này tôi lại sợ vì Trúc có thể nghỉ chơi mình và giận mình thật lâu. Tôi sợ Trúc tủi thân hay buồn vì tôi biết quá khứ của cô ấy…

Trong lòng tôi nó rối bời lắm, một đứa bé lên 10 phải đấu tranh tư tưởng mỗi ngày vì hành động của mình khiến tôi mệt mỏi lắm. Tôi quyết định thú nhận với Trúc những điều tôi đã làm. Sáng hôm sau, tôi hẹn Trúc ra công viên gần nhà chơi, tôi lấy hết sức can đảm để thú nhận hết với Trúc về việc xem trộm nhật ký của mình. Tôi vừa kể, vừa khóc và chẳng dám nhìn thẳng vào Trúc nữa.

Sau khi nghe tôi nói xong, Trúc cuối mặt xuống và cũng khóc. Tôi vô cùng lo lắng và ấy náy và nghĩ rằng Trúc sẽ bỏ đi và không chơi với tôi nữa. Thế nhưng, Trúc chỉ nói: “Mày biết rồi thì thôi, không sao đâu, tôi tha lỗi cho mày, nhưng bữa sau đừng xem trộm nhật ký nữa nhé!” Bạn có hiểu được cảm xúc của tôi lúc đó không? Tôi mừng đến nổi chỉ ôm Trúc thật chặt và nói lời cảm ơn. Sau lần đó, tôi nói với lòng mình rằng sẽ không và không bao giờ tôi lập lại hành động ấy một lần nào nữa, với bất kỳ người nào. Tôi đã làm cho bạn mình buồn một lần thì sẽ không được như thế nữa!

Cho đến bây giờ, tôi và Trúc vẫn chơi thân với nhau, vẫn yêu thương nhau dù thời gian có thế nào đi nữa. Hãy trân quý tình bạn và đừng để bạn của mình buồn nhé!

Học tốt