K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

-         Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng cảm xúc mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.

-         Bút pháp tương phản, đối lập.

-         Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người.

-         Ngôn ngữ hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.

-         Giọng điệu, nhịp điệu giàu chất thơ, chất trữ tình.

-         Tạo dựng tình huống truyện độc đáo.

-         Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản.

-         Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.

-         Ngôn ngữ có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.

 

18 tháng 3 2016

Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo:

-         Luôn hướng tới thế giới nội tâm của con người.

-         Có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật.

-         Viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc.

-          Giọng văn tỉnh táo sắc lạnh mà nặng trĩu suy tư, buồn thương chua chát mà đằm thắm yêu thương, ngôn từ sống động tinh tế mà gần gũi, giản dị.

-         Đoàn tàu là biểu tượng của một thới giới giàu sang và rực rỡ ánh sáng.

-         Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm, và quẩn quanh của người dân phố huyện.

-         Đối với chị em Liên, chuyến tàu gợi nhớ về tuổi thơ đẹp ở Hà Nội.

Chuyến tàu đêm – hình ảnh gửi gắm tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam.

 

18 tháng 3 2016

Nam Cao là một nhà văn lớn của nền văn học hiện thực phê phán nói riêng và là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam nói chung. Sở dĩ Nam Cao có một vị trí xứng đáng như vậy bởi cả cuộc đời cầm bút của mình, ông luôn trăn trở để nâng cao “Đôi Mắt” của mình. Tất cả những gì Nam Cao để lại cho cuộc đời chính là tấm gương của một người “trí thức trung thực vô ngần” luôn tự đấu tranh để vươn tới những cảnh sống và tâm hồn thật đẹp. Với những nét tiêu biểu như vậy, Nam Cao đã thể hiện qua một hệ thống các quan điểm sáng tác của mình trước cách mạng tháng Tám.
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám được thể hiện qua “Trăng Sáng” và “Đời Thừa”. Trong “Trăng Sáng”, nhà văn quan niệm văn chương nghệ thuật phải “vị nhân sinh”, nhà văn phải viết cho hay, cho chân thực những gì có thật giữa cuộc đời, giữa xã hội mà mình đang sống. Ông viết “Chao ôi! Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than”. Đó chính là quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Trước cách mạng, Nam Cao mang tâm sự u uất, đó không chỉ là tâm trạng của một người nghệ sĩ “tài cao, phận thấp, chí khí uất” (Tản Đà) mà đó còn là tâm sự của người người trí thức giàu tâm huyết nhưng lại bị xã hội đen tối bóp nghẹt sự sống. Nhưng Nam Cao không vì bất mãn cá nhân mà ông trở nên khinh bạc. Trái lại ông còn có một trái tim chan chứa yêu thương đối với người dân nghèo lam lũ. Chính vì lẽ đó mà văn chương của ông luôn cất lên “những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.
Trong “Đời thừa”, một tác phẩm tiêu biểu của văn Nam Cao trước cách mạng, Nam Cao cũng có những quan điểm nghệ thuật. Khi mà ta đã chọn văn chương nghệ thuật làm nghiệp của mình thì ta phải dồn hết tâm huyết cho nó, có như thế mới làm nghệ thuật tốt được. “Đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã tuổi trẻ say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, suy ngẫm, tìm tòi, nhận xét, suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy nghề thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không có gì đáng quan tâm nữa…”. Nam Cao còn quan niệm người cầm bút phải có lương tâm và trách nhiệm đối với bạn đọc, phải viết thận trọng và sâu sắc: “sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi, còn sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Với Nam Cao, bản chất của văn chương là đồng nghĩa với sự sáng tạo “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Quan điểm của Nam Cao là một tác phẩm văn chương đích thực phải góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc: Nó phải chứa đựng một cái gì đó vừa lớn lao vừa cao cả, vừa đau đớn vừa phấn khởi: “Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn”.
Văn nghiệp của Nam Cao (1915-1951) chủ yếu được thể hiện trước cách mạng tháng Tám. Với quan điểm sáng tác thể hiện trong hai truyện “Trăng Sáng” và “Đời Thừa” giúp ta hiểu sâu hơn về Nam Cao. Qua đó, ta thấy được những đóng góp về nghệ thuật cũng như tư tưởng của Nam Cao cho văn học Việt Nam. Từ đấy giúp ta hiểu vì sao Nam Cao – một nhà văn chưa tròn bốn mươi tuổi lại để lại cho cuộc đời một sự nghiệp văn chương vĩ đại đến như vậy.

18 tháng 3 2016

-         Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống.

-         Văn chương phải mang tinh thần nhân đạo.

-         Văn chương là lĩnh vực đòi hỏi phải khám phá, tìm tòi, sáng tạo.

-         Nhà văn phải có lương tâm.

 

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Nhan đề gợi lên sự tò mò và mong muốn được đọc truyện để thấy được bí ẩn, đẹp đẽ và huyền ảo của khu rừng thiên nhiên khi rừng kết muối.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Nội dung bao quát: Vào một buổi chiều sương mờ mịt, chàng trai đã nghe ông Nhiệm Bình kể lại câu chuyện đi biển cùng một nhóm bạn chài. Chuyến đi biển đã gặp một trận bão tố lớn, họ đã suýt mất mạng. Trên đường trở về, trong không gian mù mịt mờ sương, họ đã gặp một chiếc “thuyền ma” mà sau này họ mới biết rằng người trên thuyền đã bỏ mạng trong trận bão tố đó. Câu chuyện cho chúng ta thấy những gian truân mà người đi biển gặp phải và thái độ của họ đối với những con người thuộc thế giới âm, dương khác nhau.

- Nhận xét cách đặt nhan đề truyện của tác giả: Cho người đọc hiểu về bối cảnh thời gian và khung cảnh hôm diễn ra sự việc đoàn thuyền của ông Phó Nhụy ra khơi gặp nạn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

* Bài nói tham khảo:

       Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi học nói và nghe hôm nay, em sẽ thuyết trình về một vấn đề xã hội được đặt ra trong một tác phẩm văn học, đó là lối sống ích kỷ vô cảm được đặt ra trong tác phẩm Người trong bao của Sê-khốp.

       Trong xã hội suy tàn, người ta thường thấy xuất hiện những kiểu người kì quái, lạ lùng, không chỉ gây tò mò mà có khi làm vẩn đục không khí cuộc sống, đem lại tai họa cho những người xung quanh. Bê-li-cốp trong tác phẩm Người trong bao là một kiểu người kì quái như thế. Viết truyện ngắn này, nhà văn đã đặt ra nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội xưa và nay khiến chúng ta phải suy nghĩ.

       Đọc truyện, chúng ta thấy thầy giáo Bê-li-cốp vừa là sản phẩm vừa là nạn nhân, một nạn nhân bi thảm của cái xã hội ngột ngạt của chế độ chuyên chế Nga Hoàng thời bấy giờ. Chân dung của Bê-li-cốp, là bức chân dung dị thường. Con người này lúc nào cũng vậy, luôn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông, giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông, luôn kéo mui khi ngồi xe ngựa,đồ đạc lúc nào cũng cất kĩ trong bao. Đã thế khi ngủ thì hắn kéo chăn trùm đầu kín mít… thời tiết nào hắn cũng ăn mặc như vậy. Cái bộ dạng này dường như ngay lập tức khiến độc giả cảm thấy hài hước bởi sự phi lí quá đáng. Dường như cả bộ mặt của hắn “cũng để ở trong bao”. Cả ý nghĩ của mình, Bê-li-cốp cũng cố giấu vào bao. Hắn không nói những điều mình nghĩ, hắn nói theo thông tư, chỉ thị, những lời nói rao giảng, giáo điều. Sự khô khan cứng nhắc của Bê-li-cốp được tái hiện trong từng lời kể tỉ mỉ của Bu-rơ-kin như một thước phim quay chậm chạp. Để trốn tránh thực tại, Bê-li-cốp lúc nào cũng ngợi ca, tôn sùng quá khứ, muốn trở về những cái không có thật. Hắn chỉ biết đến bản thân, một lối sống ích kỉ; không chỉ có vậy, hắn áp đặt mọi người, mọi chuyện xung quanh mình theo suy nghĩ cực đoan.

       Có thể khái quát con người và tính cách cửa Bê-li-cốp bằng những hình ảnh, từ ngữ như hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong “bao”, trong vỏ ốc và cảm thấy yên tâm, mãn nguyện về lối sống đó. Anh chị em giáo viên trong trường nơi y làm việc, dân cư trong thành phố nơi y sống, tất cả mọi người đều sợ y, ghét y, tránh xa y, ghê tởm y. Khi Bê-li-cốp chết, mọi người thấy nhẹ nhàng, thoải mái, nhưng một tuần sau người ta thấy xuất hiện nhiều người như hắn. Cuộc sống chẳng tốt đẹp gì hơn trước. Rõ ràng Bê-li-cốp không phải là một con người cụ thể, một trường hợp duy nhất mà đã trở thành nhân vật điển hình trong xã hội. Lối sống, kiểu người Bê-li-cốp là một lối sống mang tính phổ biến trong xã hội. Lối sống ấy đã đầu độc không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hoá nước Nga đương thời.

       Kết thúc truyện, tác giả mượn lời bác sĩ I-van-nứt để bày tỏ thái độ, quan điểm: “không thể sống mãi như thế được”. Qua truyện ngắn này, Sê-khốp phê phán mạnh mẽ kiểu “người trong bao”, “lối sống trong bao” cùng tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai nước Nga; đồng thời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị và hủ lậu mãi như thế.

       Đó là bài học về cách sống, còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay với một số bộ phận thanh niên nước ta. Bê-li-cốp đã vĩnh viễn nằm trong bao cách đây hơn thế kỉ, nhưng kiểu “người trong bao” và lối sống “trong bao” cùng những biến thể của nó vẫn tồn tại đây đó trong xã hội hiện đại. Trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều biểu hiện giống Bê li cốp: Còn một bộ phận thanh niên sống thu mình, hèn nhát, ích kỉ. Họ chỉ biết đến mình, lo vun vén cho bản thân mình, không quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Đôi khi, họ sống cô độc, không tham gia vào các hoạt động tập thể, không hi sinh vì lợi ích chung. Mặt khác, xã hội ngày nay thường sản sinh ra những con người vô cảm, lạnh lùng, làm việc như một cái máy, không hề quan tâm đến suy nghĩ của những người xung quanh. Có nhiều bạn trẻ sống lạc hậu, không hòa nhập với cộng đồng…Chúng ta ít nhiều đều có phần giống với Bê Li cốp. Tất cả những biểu hiện của lối sống Bê li cốp đều xuất hiện phổ biến quanh ta, trong bạn, trong tôi, và trong tất cả mọi người, .

Tác hại của lối sống ấy trong xã hội ngày nay là gì? Chắc không cần nói nhiều mọi người cũng có thể nhận rõ: nó ảnh hưởng sâu săc, nặng nề tới những người xung quanh và đối với toàn xã hội.

       Vậy phải làm gì để loại bỏ lối sống ấy ra khỏi cộng đồng? Rõ ràng vấn đề không phải là chống lại, tiêu diệt những “người trong bao” mà là phải thay đổi, xoá bỏ môi trường đã sản sinh ra những “người trong bao” ấy. Chừng nào cái chế độ tàn bạo, thối nát, bất công còn tồn tại thì những sản phẩm và cũng là nạn nhân của nó vẫn không thể mất đi. Trong xã hội ngày nay, muốn xóa bỏ lối sống Bê li cốp thì mỗi chúng ta trước hết phải xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, dám thử sức, dám đấu tranh, dám tiếp thu cái mới,gần gũi, giúp đỡ những kẻ sống hèn nhát. Đồng thời chúng ta cần lên án, bài trừ lối sống đó, hãy đừng thờ ơ, vô cảm, và thụ động, thu mình như người trong bao để rồi cuộc đời bị bóp nghẹt trong cái bao của chính mình.

       Đọc truyện Người trong bao, chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tác hại của lối sống Bê-li-cốp để xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, nhân ái, hòa đồng. Là học sinh, trước hết mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình lối sống đoàn kết, gắn bó với tập thể lớp, tích cực tham gia các hoạt động chung để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kết bạn bốn phương. Đồng thời chúng ta cũng nên lắng nghe những ý kiến góp ý của tập thể để tự hoàn thiện mình.

       Trên đây là toàn bộ phần thuyết trình của em về lối sống ích kỷ vô cảm được đặt ra trong tác phẩm Người trong bao của Sê-khốp. Rât cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài thuyết trình được hoàn thiện hơn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bài viết tham khảo

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn có nhiều đóng góp cho sự đổi mới của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông có một kho tàng truyện ngắn hấp dẫn đề cập đến nhiều chủ đề về cuộc sống và thiên nhiên. Một trong số đó là truyện ngắn “Muối của rừng” viết năm 1986. Tác phẩm này mô tả cuộc chiến giữa thiện và ác, đồng thời truyền tải một cách đẹp đẽ lòng trắc ẩn và sự lương thiện. Đồng thời, tác phẩm cũng cho người đọc nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên thông qua vấn nạn mang tính thời sự - săn bắn thú rừng hoang dã ở nước ta.

Thông qua hành trình đi săn của ông Diểu từ khi trở vào rừng đến khi về nhà, người đọc thấy được cuộc chuyển biến nội tâm đầy sâu sắc của ông, khi tìm lại được nhân bản, tính người thiện lương mà trước nay bị vùi lấp. Nguyễn Huy Thiệp đã khắc họa rất chân thực nỗi đau đớn, thống khổ của loài vật trước sự tác động của con người. Hình ảnh cuối truyện là hình ảnh đẹp nhất để khép lại cuộc hành trình nhận thức của ông Diểu. Đó là khi ông bắt gặp loài hoa tử huyền - loài cây chỉ nở hoa 30 năm một lần, chứng tỏ rừng kết muối là vùng đất yên bình. Khi con người có lòng trắc ẩn, biết làm việc thiện việc tốt thì sẽ gặp được may mắn. Thiên nhiên là hình ảnh phản ánh thái độ của con người đối với cuộc sống. Nếu con người biết bảo vệ và yêu thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ mang đến cho họ rất nhiều tài nguyên.

Câu chuyện cho ta nhận thức sâu sắc về mối quan hệ bền chắc, không thể tách rời của thiên nhiên và con người. Thiên nhiên tạo ra loài người, loài người sinh sống và quyết định số phận của thiên nhiên. Chân lí ấy đã tồn tại đời đời kiếp kiếp, chứng minh tính song hành và tương trợ lẫn nhau thiên nhiên và con người. Các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, khí hậu, ánh sáng, cảnh quan… Cơm ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, quần áo mặc đều là sản phẩm từ thiên nhiên thông qua quá trình lao động của chính con người đó chính là những gì tồn tại ở môi trường tự nhiên.

Có thể thấy con người tác động vào môi trường tự nhiên cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tác động tích cực của con người vào môi trường tự nhiên được thể hiện qua việc tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Con người còn biết lựa chọn cho mình không gian sống thích hợp nhất, từ chỗ lệ thuộc bị động đến cải tạo chinh phục tự nhiên. Sự tác động của con người tăng theo sự gia tăng quy mô dân số và theo hình thái kinh tế (Từ nền nông nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp truyền thống và nền nông nghiệp công nghiệp hóa). Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của con người vào môi trường tự nhiên khiến cho môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, lúc đó con người sẽ luôn phải sống trong cảnh lo âu về thiên tai, dịch bệnh... Do vậy, môi trường tự nhiên phải được bảo vệ một cách tốt nhất, phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao tỷ lệ sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, làm cho hệ sinh thái được tái sinh thường xuyên.

Như chúng ta đã biết tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi và đầy bức xúc do chính việc sinh hoạt và  sản xuất của con người gây ra, nó đang trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các thế hệ sau này của thế  giới. Những năm gần đây, chúng ta luôn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra và do công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người làm ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thử thách lớn lao. Đó cũng chính là những kết quả tất yếu của sự thiếu ý thức tôn trọng tự nhiên và sự lúng túng trong việc tìm ra một lời giải cho bài toán phát triển bền vững. Có điều là, nếu những hành vi của con người phù hợp với quy luật của tự nhiên thì tự nhiên sẽ là người bạn tốt, đầy thiện chí, ngược lại những hành vi trái với quy luật tự nhiên thì sức trả thù của tự nhiên sẽ lớn hơn bất cứ lực lượng xã hội nào. Thực tế đã chứng minh, không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra cái chết cho con người do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, bệnh trầm cảm, bệnh mất ngủ và gây nhiều hậu quả khác.

Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Chính vì thế chúng ta phải biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để thiên nhiên trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.

Như vậy, "Muối của rừng" là một tác phẩm hoàn hảo để con người nhận thức lại vị thế của mình trên bàn cân: con người - thiên nhiên. Tác phẩm đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về giá trị chân chính của thiên nhiên - đánh thức nhân tính. Một tác phẩm nhắn nhủ con người phải luôn bảo vệ, nâng niu, che chở cho thiên nhiên.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Văn bản

Đề tài

 

 

Câu chuyện

Sự kiện

Nhân vật

Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Câu chuyện về “chứng tích thời đại” là căn nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự và vẻ đẹp con người của cụ Phan Bội Châu.

Quỳnh và Tuấn đã có dịp tới thăm nhà cụ Phan Bội Châu, được tận mắt trông thấy cụ, được cụ trò chuyện, hỏi han, chỉ dạy về tinh thần yêu nước.

Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, thành phố Huế, vào năm 1927

- Tuấn

- Quỳnh

- Cụ Phan Bội Châu.

Tôi đã học tập như thế nào?

Sự quan trọng của việc tự học và đọc sách.

Pê-xcốp hồi tưởng về quá khứ nghịch ngợm, bồng bột khi còn nhỏ của mình, sau đó trở về với thực tại, kể cho người đọc về động cơ khiến bản thân mình thay đổi tốt hơn từng ngày: đó là nhờ vào việc tự học và tự đọc sách.

- Nhân vật Pê-xcốp hồi tưởng về kí ức đi học của mình.

- Nhân vật Pê-xcốp khi trưởng thành, nhìn nhận lại bản thân mình và chia sẻ với người đọc suy nghĩ của mình

- Nhân vật Pê – xcốp.

- Đức giám mục Cri-xan-phơ

Xà bông “con vịt”

Tinh thần yêu nước, yêu quê hương, luôn muốn đất nước và cuộc sống trở nên tốt đẹp, phát triển hơn của nhân dân Nam Kỳ.

Ông Cai Tuất cùng với một số nhân sĩ yêu nước khác đã mở một xưởng sản xuất xà bông hiệu là “Con Vịt” để người Việt có thể dùng hàng Việt. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì có người chỉ điểm của Pháp đã khiến cho những cơ sở sản xuất như ông Tuất bị đàn áp, không kinh doanh nổi.

- Cai Tuất trả lại chức vụ đang làm của mình, quyết định cùng với một số nhân sĩ trí thức cùng nhau mở một cơ sở sản xuất xà bông hiệu “Con Vịt”.

- Ông Tuất bắt đầu mở xưởng sản xuất kinh doanh.

- Ông cùng với chủ nhà máy Dương cùng trò chuyện về cuộc vận động Minh Tân. Cả hai ông đều có mong muốn canh tân lại đất nước.

- Những sản phẩm đầu tiên của hãng xà bông của ông Tuất đã ra lò.

- Trần Bá Thọ chính là chỉ điểm cho bọn Pháp, nên sau đó chúng đã đàn áp và thu lại tất cả những cơ sở sản xuất xà bông của hội Minh Tân.

- Trước khi bọn thực dân Pháp đến, ông Tuất đã đốt xưởng sản xuất của mình.

- Cai Tuất

- Trần Chánh Chiếu