K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Πυθαγόρας - Pythagoras📷Thời đạiTriết học tiền SocratesLĩnh vựcTriết học Phương TâyTrường pháiHọc thuyết PythagorasSở thíchTriết lý toán họcÝ tưởng nổi trội-Ảnh hưởng bởi[hiện]Ảnh hưởng tới[hiện]Pythagoras (tiếng Hy Lạp: Πυθαγόρας; sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN) là một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín...
Đọc tiếp

Πυθαγόρας - Pythagoras📷Thời đạiTriết học tiền SocratesLĩnh vựcTriết học Phương TâyTrường pháiHọc thuyết PythagorasSở thíchTriết lý toán họcÝ tưởng nổi trội-Ảnh hưởng bởi[hiện]Ảnh hưởng tới[hiện]

Pythagoras (tiếng Hy Lạp: Πυθαγόρας; sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN) là một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagoras. Ông thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học vĩ đại. Trong tiếng Việt, tên của ông thường được phiên âm từ tiếng Pháp (Pythagore) thành Pi-ta-go.

Pythagoras đã thành công trong việc chứng minh tổng 3 góc của một tam giác bằng 180° và nổi tiếng nhất nhờ định lý toán học mang tên ông. Ông cũng được biết đến là "cha đẻ của số học". Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho triết học và tín ngưỡngvào cuối thế kỷ 7 TCN. Về cuộc đời và sự nghiệp của ông, có quá nhiều các huyền thoại khiến việc tìm lại sự thật lịch sử không dễ dàng. Pythagoras và các học trò của ông tin rằng mọi sự vật đều liên hệ đến toán học, và mọi sự việc đều có thể tiên đoán trước qua các chu kỳ.

Tiểu sử

📷Pythagoras, người đàn ông ở giữa bức hình với quyển sách, đang dạy nhạc, trong Trường học Athena của Raphael.

Pythagoras sinh tại đảo Samos (Bờ biển phía tây Hy Lạp), ngoài khơi Tiểu Á. Ông là con của Pythais (mẹ ông, người gốc Samos) và Mnesarchus (cha ông, một thương gia từ Týros). Khi đang tuổi thanh niên, ông rời thành phố quê hương tới Crotone phía nam Ý, để trốn tránh chính phủ chuyên chế Polycrates. Theo Iamblichus, Thales, rất ấn tượng trước khả năng của ông, đã khuyên Pythagoras tới Memphis ở Ai Cập học tập với các người tế lễ nổi tiếng tài giỏi tại đó. Có lẽ ông đã học một số nguyên lý hình học, sau này là cảm hứng để ông phát minh ra định lý sau này mang tên ông tại đó.

Mới 16 tuổi, cậu bé Pythagoras đã nổi tiếng về trí thông minh khác thường. Cậu bé theo học nhà toán học nổi tiếng Thales, và chính Thales cũng phải kinh ngạc về tài năng của cậu. Để tìm hiểu nền khoa học của các dân tộc, Pythagoras đã dành nhiều năm đến ấn Độ, Babilon, Ai Cập và đã trở nên uyên bác trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng: số học, hình học, thiên văn, địa lý, y học, triết học.

Vào tuổi 50, Pythagoras mới trở về tổ quốc của mình.Ông thành lập một ngôi trường ở miền Nam nước Ý, nhận hàng trăm môn sinh, kể cả phụ nữ, với thời gian học gồm 5 năm gồm 4 bộ môn: hình học, toán học, thiên văn, âm nhạc.Chỉ những học sinh giỏi vào cuối năm 3 mới được chính Pythagoras trực tiếp dạy.Trường phái Pythagoras đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển khoa học thời cổ, đặc biệt là về số học và hình học.

Ngay sau khi di cư từ Samos tới Crotone, Pythagoras đã lập ra một tổ chức tôn giáo kín rất giống với (và có lẽ bị ảnh hưởng bởi) sự thờ cúng Orpheus trước đó.

Pythagoras đã tiến hành một cuộc cải tạo đời sống văn hoá ở Crotone, thúc giục các công dân ở đây làm theo đạo đức và hình thành nên một thế giới tinh hoa (elite) xung quanh ông. Trung tâm văn hoá này có các quy định rất chặt chẽ. Ông mở riêng các lớp cho nam sinh và nữ sinh. Những người tham gia tổ chức của Pythagoras tự gọi mình là Mathematikoi. Họ sống trong trường, không được có sở hữu cá nhân và bị yêu cầu phải ăn chay. Các sinh viên khác sống tại các vùng gần đó cũng được ông cho phép tham gia vào lớp học của Pythagoras. Được gọi là Akousmatics, các sinh viên đó được ăn thịt và có đồ sở hữu riêng.

Theo Iamblichus, các môn đồ Pythagoras sống một cuộc sống theo quy định sẵn với các môn học tôn giáo, các bữa ăn tập thể, tập thể dục, đọc và học triết học. Âm nhạc được coi là nhân tố tổ chức chủ chốt của cuộc sống này: các môn đồ cùng nhau hát các bài ca tụng Apollo; họ dùng đàn lyre để chữa bệnh cho tâm hồn và thể xác, ngâm thơ trước và sau khi ngủ dậy để tăng cường trí nhớ.

Lịch sử của Định lý Pythagoras mang tên ông rất phức tạp. Việc Pythagoras đích thân chứng minh định lý này hay không vẫn còn chưa chắc chắn, vì trong thế giới cổ đại khám phá của học trò cũng thường được gán với cái tên của thầy. Văn bản đầu tiên đề cập tới định lý này có kèm tên ông xuất hiện năm thế kỷ sau khi Pythagoras qua đời, trong các văn bản của Cicero và Plutarch. Mọi người tin rằng nhà toán học Ấn Độ Baudhayana đã tìm ra Định lý Pythagoras vào khoảng năm 800 TCN, 300 năm trước Pythagoras.

Ngày nay, Pythagoras được kính trọng với tư cách là người đề xướng ra Ahlu l-Tawhīd, hay đức tin Druze, cùng với Platon.

Nguồn: Nguyễn Anh

Các môn đồ của Pythagoras

Bài chính: Học thuyết Pythagoras

Trong tiếng Anh, môn đồ của Pythagoras thường được gọi là "Pythagorean". Đa số họ được nhớ đến với tư cách là các nhà triết học toán và họ đã để lại thành tựu trên sự hình thành các tiên đề hình học, sau hai trăm năm phát triển đã được Euclid viết ra trong cuốn Elements. Các môn đồ Pythagoras đã tuân thủ một quy định về sự im lặng được gọi là echemythia, hành động vi phạm vào quy định này sẽ dẫn tới án tử hình. Trong cuốn tiểu sử Pythagoras (được viết 7 thế kỷ sau thời ông) Porphyry đã bình luận rằng sự im lặng này "không phải hình thức thông thường." Các môn đồ Pythagoras được chia vào nhóm trong được gọi là mathematikoi (nhà toán học), nhóm ngoài là akousmatikoi (người nghe). Porphyry đã viết "các mathematikoi học chi tiết và tỉ mỉ hơn về sự hiểu biết, akousmatikoi là những người chỉ được nghe giảng về các tiêu đề rút gọn trong các tác phẩm (của Pythagoras), và không được giảng giải rõ thêm". Theo Iamblichus, akousmatikoi là các môn đồ thông thường được nghe các bài giảng do Pythagoras đọc từ sau một bức màn. Họ không được phép nhìn thấy Pythagoras và không được dạy những bí mật bên trong của sự thờ phụng. Thay vào đó, họ được truyền dạy các quy luật đối xử và đạo đức dưới hình thức khó hiểu, những câu nói ngắn gọn ẩn giấu ý nghĩa bên trong. Akousmatikoi coi mathematikoi là các môn đồ Pythagoras thật sự, nhưng mathematikoi lại không coi akousmatikoi như vậy. Sau khi lính của Cylon, một môn đồ bất mãn, giết Pythagoras và một số mathematikoi, hai nhóm này hoàn toàn chia rẽ với nhau, với vợ Pythagoras là Theano cùng hai cô con gái lãnh đạo nhóm mathematikoi.

Theano, con gái của Brontinus, là một nhà toán học. Bà được cho là người đã viết các tác phẩm về toán học, vật lý, y học và tâm lý học trẻ em, dù không tác phẩm nào còn tồn tại đến ngày nay. Tác phẩm quan trọng nhất của bà được cho là về các nguyên lý của sự trung dung. Ở thời đó,phụ nữ thường bị coi là vật sở hữu và chỉ đóng vai trò người nội trợ, Pythagoras đã cho phép phụ nữ có những hoạt động ngang quyền với nam giới trong tổ chức của ông.

Tổ chức của Pythagoras gắn liền với những điều ngăn cấm kỳ lạ và mê tín, như không được bước qua một thanh giằng, không ăn các loại đậu (vì bên trong đậu "có chứa" phôi thai người). Các quy định đó có lẽ tương tự với những điều mê tín thời sơ khai, giống như "đi dưới một cái thang sẽ bị đen đủi," những điều mê tín không mang lại lợi ích nhưng cũng không nên bỏ qua. Tính ngữ mang tính lăng nhục mystikos logos (bài nói thần bí) đã từng hay được dùng để miêu tả các công việc của Pythagoras với mục đích làm lăng mạ ông. Hàm ý ở đây, akousmata có nghĩa là "các quy định," vì thế những điều cấm kỵ mê tin ban đầu được áp dụng cho những akousmatikoi, và nhiều quy định có lẽ đã được tạo ra thêm sau khi Pythagoras đã chết và cũng không liên quan gì đến các mathematikoi (được cho là những người duy nhất gìn giữ truyền thống của Pythagoras). Mathematikoi chú trọng nhiều hơn tới sự hiểu tường tận vấn đề hơn akousmatikoi, thậm chí tới mức không cần thiết như ở một số quy định và các nghi lễ tâm linh. Đối với mathematikoi, trở thành môn đồ của Pythagoras là vấn đề về bản chất thiên phú và sự thấu hiểu bên trong.

Các loại đậu, màu đen và trắng, là phương tiện sử dụng trong các cuộc biểu quyết. Câu châm ngôn "abstain from beans" (tránh xa đậu) trong tiếng Anh có lẽ đơn giản chỉ sự hô hào không tham gia bỏ phiếu. Nếu điều này đúng, có lẽ nó là một ví dụ tuyệt vời để biết các ý tưởng đã có thể bị bóp méo như thế nào khi truyền từ người này qua người khác và không đặt trong đúng hoàn cảnh. Cũng có một cách khác để tránh akousmata - bằng cách nói bóng gió. Chúng ta có một số ví dụ như vậy, Aristotle đã giải thích cho họ: "đừng bước qua cái cân", nghĩa là không thèm muốn; "đừng cời lửa bằng thanh gươm", nghĩa là không nên bực tức với những lời lẽ châm chích của một kẻ đang nóng giận; "đừng ăn tim", nghĩa là không nên bực mình với nỗi đau khổ, vân vân. Chúng ta có bằng chứng về sự ngụ ý kiểu này đối với các môn đồ Pythagoras ít nhất ở thời kỳ đầu thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Nó cho thấy rằng những câu nói kỳ lạ rất khó hiểu đối với người mới gia nhập.

Trường phái Pythagoras cũng nghiên cứu âm nhạc.Họ giải thích rằng độ cao của âm thanh tỉ lệ nghịch với chiều dài của dây và ba sợi dây đàn có chiều dài tỉ lệ với 6,4,3 sẽ cho âm êm tai.

Các môn đồ Pythagoras cũng nổi tiếng vì lý thuyết luân hồi của tâm hồn, và chính họ cũng cho rằng các con số tạo nên trạng thái thực của mọi vật. Họ tiến hành các nghi lễ nhằm tự làm trong sạch và tuân theo nhiều quy định sống ngày càng khắt khe mà họ cho rằng sẽ khiến tâm hồn họ tiến lên mức cao hơn gần với thượng đế. Đa số những quy định thần bí liên quan tới tâm hồn đó dường như liên quan chặt chẽ tới truyền thống Orpheus. Những tín đồ Orpheus ủng hộ việc thực hiện các lễ nghi gột rửa tội lỗi và lễ nghi để đi xuống địa ngục. Pythagoras có liên hệ chặt chẽ với Pherecydes xứ Syros, nhà bình luận thời cổ được cho là người Hy Lạp đầu tiên truyền dạy thuyết luân hồi tâm hồn. Các nhà bình luận thời cổ đồng ý rằng Pherecydes là vị thầy có ảnh hưởng lớn nhất tới Pythagoras. Pherecydes đã trình bày tư tưởng của mình về tâm hồn thông qua các thuật ngữ về một pentemychos("năm góc" hay "năm hốc ẩn giấu") - nguồn gốc có lẽ thích hợp nhất giải thích việc các môn đồ Pythagoras sử dụng ngôi sao năm cánh làm biểu tượng để nhận ra nhau giữa họ và biểu tượng của sức mạnh bên trong (ugieia).

Trường phái Pytago khảo sát hình vuông có cạnh dài một đơn vị và nhận ra không thể biểu thị độ dài đường chéo của nó bằng một số nguyên hay phân số, tức là tồn tại các đoạn thẳng không biểu thị được theo đoạn thẳng đơn vị bởi một số hữu tỉ.Sư kiện naỳ được so sánh với việc tìm ra hình Ơ-clit ở thế kỉ XIX.

Cũng chính các môn đồ Pythagoras đã khám phá ra rằng mối quan hệ giữa các nốt nhạc có thể được thể hiện bằng các tỷ lệ số của một tổng thể nhỏ số (xem Pythagorean tuning). Các môn đồ Pythagoras trình bày tỉ mỉ một lý thuyết về các con số, ý nghĩa thực sự của nó hiện vẫn gây tranh cãi giữa các học giả.Họ cho rằng số 1 là nguồn gốc của mọi số, biểu thị cho lẽ phải; số lẻ là "số nam", số chẵn là "số nữ";số 5 biểu thị việc xây dựng gia đình; số 7 mang tính chất của sức khỏe; số 8 biểu thị cho tình yêu... Trước lúc nghe giảng,các học trò của Pytago đọc những câu kinh như:"Hãy ban ơn cho chúng tôi, hỡi những con số thần linh đã sáng tạo ra loài người!". Pytago còn nghiên cứu cả kiến trúc và thiên văn. Ông cho rằng trái đất có hình cầu và nằm ở tâm vũ trụ.

Các tác phẩm

Không văn bản nào của Pythagoras còn tồn tại tới ngày nay, dù các tác phẩm giả mạo tên ông - hiện vẫn còn vài cuốn - đã thực sự được lưu hành vào thời xưa. Những nhà phê bình thời cổ như Aristotle và Aristoxenus đã tỏ ý nghi ngờ các tác phẩm đó. Những môn đồ Pythagoras thường trích dẫn các học thuyết của thầy với câu dẫn autos ephe (chính thầy nói) - nhấn mạnh đa số bài dạy của ông đều ở dạng truyền khẩu. Pythagoras xuất hiện với tư cách một nhân vật trong tác phẩm Metamorphoses của Ovid, trong đó Ovid đã để Pythagoras được trình bày các quan điểm của ông.

Ảnh hưởng tới Platon

Pythagoras hay ở nghĩa rộng hơn là các môn đồ của Pythagoras được cho là đã gây ảnh hưởng mạnh tới Platon. Theo R. M. Hare, ảnh hưởng của ông xuất hiện ở ba điểm:

Tác phẩm Cộng hòa của Platon có thể liên quan tới ý tưởng "một cộng đồng được tổ chức chặt chẽ của những nhà tư tưởng có cùng chí hướng", giống như một ý tưởng đã được Pythagoras đưa ra tại Croton.

có bằng chứng cho thấy có thể Platon đã lấy ý tưởng của Pythagoras rằng toán học, và nói chung, tư tưởng trừu tượng là một nguồn tin cậy cho sự tư duy triết học cũng như "cho các luận đề quan trọng trong khoa học và đạo đức".

Platon và Pythagoras cùng có chung ý tưởng "tiếp cận một cách thần bí tới tâm hồn và vị trí của nó trong thế giới vật chất". Có lẽ cả hai người cùng bị ảnh hưởng từ truyền thống Orpheus[1].

Sự điều hòa của Platon rõ ràng bị ảnh hưởng từ Archytas, một môn đồ Pythagoras thật sự ở thế hệ thứ ba, người có nhiều đóng góp quan trọng vào hình học, phản ánh trong Tập VIII trong sách Elements của Euclid.

Các câu trích dẫn nói về Pythagoras

"Ông ta được khâm phục đến nỗi các môn đồ của ông thường được gọi là 'những nhà tiên tri tuyên truyền ý Chúa'...", Diogenes Laertius, Lives of Eminent Philosophers, VIII.14, Pythagoras; Loeb Classical Library No. 185, p. 333

"...the Metapontines named his house the Temple of Demeter and his porch the Museum, so we learn from Favorinus in his Miscellaneous History.", Diogenes Laertius, Lives of Eminent Philosophers, VIII.15, Pythagoras; Loeb Classical Library No. 185, p. 335

"Hoa quả của đất chỉ nở một hai lần trong năm, còn hoa quả của tình bạn thì nở suốt 4 mùa"

"Trong xã giao đừng đổi bạn thành thù mà hãy đổi thù thành bạn."

"Hãy tập chiến thắng sự đói khát, sự lười biếng và sự giận dữ"

" Đừng thấy cái bóng to của mình trên vách tường mà tưởng mình vĩ đại"

" Hãy chỉ làm những việc mà sau đó mình không hối hận và bạn mình không phiền lòng."

" Chưa nhắm mắt ngủ nếu chưa soát lại tất cả những việc đã làm trong ngày."

" Chớ coi thường sức khỏe. hãy cung cấp cho cơ thể đúng lúc những đồ ăn, thức uống và sự tập luyện cần thiết."

" Hãy sống giản dị, không xa hoa."

" Hãy tôn trọng cha mẹ của bạn"

3
26 tháng 1 2019

hay đấy bn ơi

4 tháng 3 2019

thank bn nhìu

Quê tôi, một làng quê nghèo nằm heo hắt ben con sông bình yên và thơ mộng ,ai đã từng đọc bài thơ nhớ con sông quê hương của nhà thơ nổi tiếng của tế hanh , thì đó , đó là dòng sông quê tôi, con sông đã gắn với những kỷ niệm của tôi , các bạn tôi , của tất cả các người dân nghèo nơi đây. Con sông chảy từ thượng nguồn, xẻ dọc giữa làng với làng , xã với xã . nhà tôi ở gần...
Đọc tiếp

Quê tôi, một làng quê nghèo nằm heo hắt ben con sông bình yên và thơ mộng ,ai đã từng đọc bài thơ nhớ con sông quê hương của nhà thơ nổi tiếng của tế hanh , thì đó , đó là dòng sông quê tôi, con sông đã gắn với những kỷ niệm của tôi , các bạn tôi , của tất cả các người dân nghèo nơi đây. Con sông chảy từ thượng nguồn, xẻ dọc giữa làng với làng , xã với xã . nhà tôi ở gần chợ cách con sông chỉ một dải đất rộng chừng một trăm mét , từ nhà tôi nhìn thẳng ra sông có thể thấy được làng bên kia rõ môn một , tất cả các giao thương người ta phải qua sông , từ đi chợ , đi làm hay đi ra bến xe đều phải qua con sông này . Thời buổi hiện đại , con đo chỉ còn tồn tại trong những câu thơ lời hát , nhưng ở quê tôi, nó là phương tiện đi lại hữu hiệu nhất giữa các làng các xã là cầu nối giữa đôi bờ mênh mông. .. tôi lớn lên ở đây từ nhỏ , nhà gần bến đò , nên chứng kiến rất nhiều những vụ lật đò thương tâm , nhưng vụ tai nạn trên bến đò năm 1997 làm 11 người chết là vụ tai nạn thương tâm nhất.

Tôi còn nhớ rất rõ thời điểm đó là tháng 9, sau nhiều ngày lũ lụt nước xuống dần , trời bắt đầu hửng nắng tuy không còn mưa nhưng nước sông vẫn chảy khá siết , người bên kia sông bắt đầu đi chợ nhiều hơn bởi cả tháng trời nay họ không thể đi chợ vì lũ lụt . con đò chở khoảng mười lăm người qua sông , đang lướt nhẹ trên dòng sông lạnh ngắt thì một người khách làm rơi nón xuống , vì cố tình chụp lại , khiến con đò chồng chênh và lật úp , nước mới rút nên dòng sông vẫn chảy rất mạnh và con nước vẫn còn sâu quá đầu người, trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em theo mẹ đi chợ , chỉ vài người đàn ông và ông lái đò thoát chết , còn lại 11 mạng người nằm trong lòng sống lạnh , và cũng cả tháng sau người ta mới tìm hết . Con khóc mẹ , bà khóc cháu , chồng khóc vợ , anh khóc e… không khí tang thương bao trùm cả một khúc sông. Nhang đèn hoa quả cúng kiếng mù mịt bến sông , khiến cho những ai nhìn vào cũng thấy lành lạnh . người lái đò bị công an bắt, người dân đi lại phải xuống bến dưới cách đó cả cây số , từ đó bên đò cung trở nên hoang lạnh .
thời gian trôi qua người sống cũng đã nguôi ngoai , nhưng người chết có lẽ họ không an phận , họ vẫn còn tiếc cuộc sống dương trần , vì vậy nên đã có rất nhiều những câu chuyện ma mị trên bến sông năm ấy . vào mùa hè dòng sông trơ đáy, chỗ sâu nhất cũng chỉ ngang bẹn của người lớn , có việc người dân vẫn lội qua khúc sông ấy mà không cần phải đi đò . ông Tư hoàng ở cạnh nhà tôi kể , có lần ông đi qua nhà người bạn bên kia sông đám giỗ , khi về lúc đó khoảng 7 giờ tối ổng ra đến bến đo , định săn quần lội qua , ổng như chết lặng khi thấy bên bờ sông một đám người phụ nữ có con nít có tóc tai rủ rượi , mặt mày trắng bệch , quần áo ướt sũng đang ngồi nhìn ra ngoài con sông khóc thút thít, tuy hơi sợ nhưng nghĩ là người nhà của người chết , vì thương nhớ người quá cố nên họ ra đây để thắp nhang nhưng bản tính to mo nên quyết định lại xem thử . khi lại gần ông phát hoảng khi thấy họ nhảy xuống sông và biến mất , trả lại không gian yên tĩnh lạ thường , biết gặp phải những oan hồn chết sông năm trước, tuy nhien la người cứng bóng vía ông vẫn qua sông và về nhà. Ông đã kể cho mọi người nghe , và nhiều người nói cũng đã từng gặp những chuyện như ông , riêng tôi thì tôi không tin lắm vào chuyện của ông kể , tôi cũng có nhiều người quen bên kia sông cũng đi đi , về về qua khúc sông ấy, thậm chí đi về khuya nhưng tôi có thấy gi đâu có lẽ tôi cứng vía . từ nhỏ tôi đã không bao giờ tin trên đời này có ma, ba tôi thường nói với ae tôi rằng chỉ có người mắc bệnh về tâm lý mới thấy ma , có lẽ tôi đã ảnh hưởng nhiều từ lối sống cách nghĩ của ông .
năm 98 khi tôi 17 tuổi, cái tuổi bẻ gãy sừng trâu cái tuổi quậy phá thích thể hiện mình thì nhậu nhẹt , cua gái , đi chơi đêm là chuyện rất đổi bình thường ở cái làng quê nghèo ven sông ấy . tôi còn nhớ rõ như in hôm đó là ngày rằm tháng 3 , thằng bạn bên kia sông có rủ tôi qua bên đó đá bóng , làm gì thì tôi có thể từ chối chứ đá bóng là tôi ok liền , trong các môn thể thao tôi thích nhất môn này . chiều hôm đó đá xong cũng đã 6h , về nhà nó nhậu khoảng 9h tôi ra về , thằng bạn nó rủ ở lại ngủ sáng về nhưng tôi không chịu , ngủ lạ nhà tôi ngủ không yên vả lại ba tôi khá nghiêm khắc trong vấn đề đi qua đêm của con cái . từ nhà đến bến sông khoảng 300m , ánh trăng cũng đã lên cao soi mọi vật rõ môn một , đêm đầu hè oi nồng, mô hôi bắt đầu lấm tấm trên lưng trên trán , cộng với vài ly rượu khiến tôi cảm thấy ngột ngạt khó chịu. Trên lối mòn nhỏ ra bến sống giờ này chắc chỉ có mình tôi, rồi cũng tới bến sông những cơn gió nhẹ cộng với hơi nước của con sông mát lạnh làm tôi cảm thấy dễ chịu những bụi tre già du đưa chạm vào nhau nghe ken két trong không gian tỉnh lặng , mặt sông loang loáng ánh trăng soi .
Đi qua bãi cát, chân tôi chạm dòng nước mát lạnh từ từ lội đi trên sông, nghĩ về trận bóng đá hồi chiều đầu óc tôi như nhẹ tenh ,chợt chân tôi chạm vào cái gì đó như một búi tóc , rồi cái gì đó nhớt nhớt lượn dưới chân minh, cảm giác như hàng chục bàn tay đang cố níu chân tôi lại , cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng , tôi đứng như trời trồng giữa dòng sông, cũng may là đầu hè dòng sông cũng cạn , nước đoạn sông tôi qua cũng chỉ đến bụng . tôi bắt đầu nghĩ đến những câu chuyên ma của ông 7 hoàng của những người đã kể , mà trước đó với tôi chỉ là nhảm nhí , để dọa con nít . cố lấy can dam tôi hít một hơi thật sâu, thò tay vốc nước rửa mặt cho tỉnh táo , co bước đi thật nhanh nhưng do lực cản của nước chân tôi vẫn nặng như chì , tuy nhien cái cảm giác của búi tóc , bàn tay dưới chân tôi lại hoàn toàn biến mất, tôi thở phào nhẹ nhõm , có lẽ đá bóng mệt lại thêm mấy li rượu làm tôi mất trí , nhưng duoi không gian tĩnh lặng tôi nghe rõ tiếng bì bõm phía sau lưng mình như có ai đó đang bơi , tôi ngoái đầu nhìn lại, dưới ánh trăng rằm loang loáng tôi nhìn rất rõ những khuân mặt trắng bệch , với đôi mắt không chút biểu cảm đang cố bơi sau lưng mình , đã qua quá nửa sông nên nước cũng cạn dần , tôi cố lội thật nhanh , có những lúc nhìn sát hai bên người nhưng bóng trắng ấy bơi dập dềnh bên cạnh ngước nhìn tôi với con mắt đen ngòm , sâu hoam , trong đời mình tôi chưa bao giờ có cảm giác sợ đến vậy .rồi tôi cũng đã đến được bờ cát , cố chạy một đoạn rồi cũng khuỵ xuống , có lẽ tôi đã hết sức vì quá mệt . Tiếng bì bõm cũng đã hết , không gian tĩnh lặng trở lại , chỉ còn phì phò tieng thở dốc của tôi , tôi đưa mắt nhìn ra mép sông , dưới ánh trăng rằm soi tỏ , một đoàn người lớn có nhỏ có đứng sắp một hàng ngang dài dưới mép nước nhìn tôi , như cố tìm, cố níu keo cái gì đó trong cuộc sống vốn không con thuộc về họ nữa , bây giờ thì tôi không còn cảm thấy sợ họ , nhìn những bóng trắng ướt sũng lần lượt kéo nhau ra giữa sông rồi mất hẳn , tôi thấy thương cho họ vô cùng những phận người đoan mệnh , ở dưới đó chắc họ lạnh lắm .
giờ này đã khuya , tôi lê những bước chân mệt mỏi trên con đường mòn về nhà , mắt tôi cay sè , cổ tôi nghen lai .giá như năm đó người lái đò có trách nhiệm hơn với công việc của mình, đừng chở quá tải , giá như người khách đó không tiếc cái nón lá của mình, và giá như quê tôi đừng quá nghèo để có một cây cầu, thì những con người tội nghiệp ấy đâu phải nằm bo vơ dưới lòng sông lạnh . Ở miền quê giờ này mọi người đã chìm trong giấc ngủ, chỉ có tiếng chó sủa, lâu lâu lại vang lên như xé tan màn đêm tĩnh lặng . nhà nhà đã tắt đèn di ngủ , nhưng ánh trăng vẫn sáng văng vặc trên đầu , trước mặt đèn nhà tôi vẫn sáng , có lẽ họ đang chờ tôi về , một trận lôi đình đang được ba tôi chờ sẵn …

0
hãy hát 1 bài hát mà mình thấy hay nhất trong từng khối lớp lưu ý : bước 1 điền tên bước 2 viết hết lời bài hát bước 3 ai có thể đăng ảnh lên thì càng tốt , ko đăng đc thì thôi cũng ko sao cả bước 4 có thể giới thiệu cuốn sách mà có lời bài hát của bài đó cho cho mọi người biết bước 5 nói về cuốn sách đó thuộc khối lớp nào hoặc nói...
Đọc tiếp

hãy hát 1 bài hát mà mình thấy hay nhất trong từng khối lớp

lưu ý : bước 1 điền tên

bước 2 viết hết lời bài hát

bước 3 ai có thể đăng ảnh lên thì càng tốt , ko đăng đc thì thôi cũng ko sao cả

bước 4 có thể giới thiệu cuốn sách mà có lời bài hát của bài đó cho cho mọi người biết

bước 5 nói về cuốn sách đó thuộc khối lớp nào hoặc nói về chủ đề của nó

bước 6 nói tên tác giả hoặc nói tên người điều khiển nhạc và lời

________________________________________________________________

hãy quan sát mình làm mẫu nhé

Họ và tên : Trần Thanh Hà

hôm nay mình sẽ hát 1 bài hát mang tên Hà Nội Một Trái Tim Hồng

( nhạc...........................................................................................................................................................................)

Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội . Ôi thủ đô sao xao xuyến trong trái tim tôi . Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ . Gió sông Hồng rì rào sóng vỗ . Mùa thu đi qua từng phố nhỏ . Ôi Hồ Gươm như một bài thơ . Hà Nội ơi có tự bao giờ ? Nét vàng son chói chang rực rỡ . Hà Nội ơi náo nức từng bài ca . Vẫn âm vang trong tâm hồn ta . Người Hà Nội hôm nay ra đi . Mang theo mình bao nhiêu nỗi nhớ . Những ánh đèn qua ô cửa sổ . Bầu trời đêm cháy bỏng tình yêu . Một chàng trai là chiến ĩ biên phòng . Một cô gái lên đường đi xa . Vẫn thủy chung với cả tấm

lòng . Hà Nội ơi ! Một trái tim ( ư) hồng .

___________________________________________________________________________

bài hát trên là 1 bài hát có trong cuốn sách Âm nhạc Hà Nộị ( mở trang 38 )

chủ đề Ca khúc về Hà Nội dành cho học sinh nghe

nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn

chúng ta có thể tìm hiểu thêm về những bài hát về Hà Nội hoặc chủ đề khác

mình mong các bạn sẽ có thật nhiều bài hát về Hà Nội hơn

và bạn nào thấy hay thì hãy like cho mình nhé

các bạn hãy dựa vào cách trình bày của mình mình làm 1 bài hát của riêng mình nhé

chúc mọi người thành công tốt đẹp

1
8 tháng 10 2024

idk

Em xin tiếp một số câu chuyện của nhà em, mốc thời gian trôi tiếp đến gần hiện tại hơn, và những gì em chia sẻ ở phần này sẽ có những điểm liên quan đến bà Thầy tà pháp, đến một số sự việc có thể là ngẫu nhiên một cách rợn người đã xảy ra ….có liên quan không chỉ gia đình em, mà còn trong sợi dây kết nối với đại gia đình lớn trong chi họ của nhà em….Em cũng xin báo cáo...
Đọc tiếp

Em xin tiếp một số câu chuyện của nhà em, mốc thời gian trôi tiếp đến gần hiện tại hơn, và những gì em chia sẻ ở phần này sẽ có những điểm liên quan đến bà Thầy tà pháp, đến một số sự việc có thể là ngẫu nhiên một cách rợn người đã xảy ra ….có liên quan không chỉ gia đình em, mà còn trong sợi dây kết nối với đại gia đình lớn trong chi họ của nhà em….

Em cũng xin báo cáo các Kụ, Mợ, cũng giống như phần trước, đây là những câu chuyện có thật, xảy ra thực với gia đình em, khi chuyển tải lên, vì một số lý do em sẽ điều chỉnh chút thông tin,nhưng sự thật trong các câu chuyện không dưới 80%

Câu chuyện đầu tiên: Xây nhà và gặp Bà Thầy pháp

Sau buổi nói chuyện giữa 2 VC thì em cũng để câu chuyện trôi qua,cái gì đã là số phận thì phải chấp nhận. Mọi việc cũng dần dần trôi, nhưng tính khí vợ em thì càng ngày càng rõ hơn nét bất thường, vui vẻ ngọt ngào đấy, ngoắt 1 cái hằn học và dữ dằn, cứ như 2 người trong 1 …

Hai năm sau, thì em bước đầu có những thành công trong công việc, được lộc của Bố em để lại, em bắt đầu có chút kinh tế và quyết định xây mới lại ngôi nhà trên nền đất của ngôi nhà đã và đang ở mấy chục năm qua

Nhưng 6 tháng trước khi em có được thành công và kinh tế để quyết định xây nhà đó, có 1 sự việc nhỏ bất thường thoáng qua …ở ngôi nhà cũ đó, một sự việc mà với một số sự việc có thể là ngẫu nhiên một cách rợn người đã xảy ra các năm sau đó ….nếu xâu chuỗi lại, sẽ có thể có liên quan ….

Bố em ra đi được 3 năm thì chị gái em mất. ( Nói kỹ hơn một chút, em là con út của 1 gia đình rất đông anh chị em, nhiều chị, nhiều anh,và các anh chị đều lớn tuổi, Bố em sinh em muộn, và khi Bố em ra đi cũng đã Đại thọ; chị gái em khi mất cũng đã lớn tuổi rồi,chị bị ốm và yếu lâu năm)
Bố em đi không có 1 chút gì xấu, các thầy bấm xem và em tự bấm (sau này, khi mỗi lần chiêm nghiệm lại) đều thấy như vậy, thêm nữa,theo như Cụ pháp sư đồng bằng bắc bộ,thì khi đã Đại thọ quy tiên, thì thoát khỏi vòng tục lụy, không còn vương vấn và nhẹ lòng bay về Tiên cảnh,nên hoàn toàn nhẹ nhàng ….
Chị gái em thì ra đi không được như Bố em, mà nặng hơn …

Hôm đó là đêm sau ngày 49 của Chị

Các Kụ chắc vẫn nhớ khung cảnh bài trí của căn nhà em ở,em đã vẽ minh họa ở các post trước
Lúc đó chừng khoảng 21h30, em đang ngồi ở giường, V và Mẹ em cùng bác GV đang ở nhà dưới, con lớn cũng ở nhà dưới, lúc đó còn em và đứa nhỏ (khi ấy chừng 18-20 tháng, lẫm chẫm biết đi)ở trên tầng 2. Con nhóc đứng chơi ngay gần cái cửa ra ban công,cửa lúc đó mở cánh gỗ và đóng cửa sắt như mọi khi …, nó cầm cái que nhựa trên tay,nhìn em ngồi ở giường, em thì đang tặc tặc lưỡi trêu nó cười ngặt nghẹo ….

Tự nhiên,nó quay mặt ra nhìn sang cửa sắt…..

Ở ngoài đó ban công không bật đèn…

Trong tích tắc,nó buông rơi que nhựa trên tay, khóc thét lên ….và đ.ái dầm ngay tại chỗ nó đứng …..

Từ lúc nó oe oe chào đời,cho đến bây giờ, đó là lần duy nhất nó khóc và đ.ái ra như thế ….

Em nhảy bổ ra bế nó lên, nó run cầm cập giữa trời tháng 6 ….

Em bế vội nó xuống nhà, một lúc lâu sau nó mới nín ……

Đây, minh họa đây

📷

Hôm đó em đang ngồi ở giường, cạnh bàn
Con nhỏ thì đang đứng ở khoảng giữa cái bàn máy tính nhỏ với cái cửa sắt
Nó đang rất chú ý chơi và cười đùa với em, thì bỗng nhiên 1 điều gì đó làm nó quay ngoắt mặt ra cửa sắt, và sợ đến đá.i dầm, run lẩy bẩy như em đã mô tả

Vợ em, như các Kụ Mợ đã biết, cũng là 1 tay cảm âm không tồi, khi em kể lại, ngay lúc đó hai VC giao cháu lên giường Bà (ở tầng 1, đối diện Ban Thờ của Ông; em cũng xin nói thêm một chút, Bố em ra đi, thì không sang áo, nên lúc đó chưa xây mộ,thì gia đình em vẫn để ông ở Ban thờ riêng tầng 1, đúng vị trí giường của Bố hồi còn sống; hơn nữa, việc Bố em thỉnh thoảng đi về cũng làm cho gia đình có cảm giác gần gũi như ông vẫn đang đâu đây)
Vợ chồng em ngay lập tức lên hương Ban thờ Ông, khấn đại ý là xin ông phù trợ bảo vệ, bảo ban cháu nó còn nhỏ; sau đó bọn em lên tầng 2,tiếp tục lên hương Ban Gia tiên, cũng khấn xin Gia Tiên bảo vệ

Sau đó em mở cửa ban công, đúng như em dự kiến, dù đã bật hết cả đèn ban công lẫn đèn sân, đèn cổng, cảnh vật hoàn toàn bình thường

Tuy nhiên, em vẫn cảm thấy một điều gì đó rất mơ hồ …bất an….
Khoảng gần tiếng sau thì con nhỏ ngủ ngon lành, em để cho nó ngủ vói bà ở tầng dưới (bác GV ngủ giường xếp bên cạnh giường bà), không hiểu sao, mọi người trong nhà em luôn có cảm giác rất bình an, che chở khi ở gần Ban thờ Bố em

Con lớn và em hôm nay không ngủ dưới đệm ở dưới đất nữa mà lên giường nằm cùng 3 người với nhau.

Trước khi đi ngủ, tự nhiên Vợ em buột miệng nhắc: Hôm qua là 49 ngày Chị G, liệu có gì không anh nhỉ?
Em nghe cũng gai gai, như chạm vào cái bất an mơ hồ của em,nhưng đêm hôm rồi,em gạt đi: Không phải đâu, đang ở nhà mình, có ông bà gia tiên, có Bố …

Hôm đó là thứ Sáu

Sáng hôm sau là Thứ Bảy, cả nhà ngủ nướng một chút

Tầm 7h sáng, tiếng chuông điện thoại cố định dưới nhà reo
Em lúc đó đã tỉnh, đang nằm thêm, thấy chuông sớm, bèn dỏng tai lên nghe …

Bà nội nghe máy …. hình như có việc gì đó
Mấy phút sau, bà gọi, gấp gáp

Em lật đật chạy xuống

Bà thất thần, báo tin: Anh R mất rồi, sáng nay, đi tắm biển, đuối nước ……

Anh R là con trưởng của Bác anh ruột Bố em, khi ấy cũng rất lớn tuổi rồi, nhà anh ở ngay bờ biển …..

Nghe ồn ào, vợ em cũng đã xuống theo em, lúc này hai vợ chồng nhìn nhau, không nói ra…nhưng dường như có cùng 1 luồng rờn rợn chạy trong người …..

0
chào mọi người, thời gian này bận công tác nên chưa có thời gian viết tiếp truyện của bản thân. Vậy nên hôm nay xin phép chia sẻ đến các bạn một bài viết mà mình đã được đọc và khiến mình phải lưu tâm rất nhiều.《 Chân tướng vụ án cậu bé váy đỏ tại Trùng Khánh: Thuật trói hồn của Mao Sơn, lấy hồn nuôi quỷ, dùng hồn kéo dài tuổi thọ, ch.ết vì nghẹt thở 》LƯU Ý: BÀI VIẾT...
Đọc tiếp

chào mọi người, thời gian này bận công tác nên chưa có thời gian viết tiếp truyện của bản thân. Vậy nên hôm nay xin phép chia sẻ đến các bạn một bài viết mà mình đã được đọc và khiến mình phải lưu tâm rất nhiều.

《 Chân tướng vụ án cậu bé váy đỏ tại Trùng Khánh: Thuật trói hồn của Mao Sơn, lấy hồn nuôi quỷ, dùng hồn kéo dài tuổi thọ, ch.ết vì nghẹt thở 》

LƯU Ý: BÀI VIẾT MANG YẾU TỐ BẠO LỰC VÀ CÓ TÍNH ÁM ẢNH CAO, YÊU CẦU CHUẨN BỊ KĨ TINH THẦN TRƯỚC KHI ĐỌC

Tháng 11 năm 2009, tại thôn Song Tinh, trấn Đông Tuyền, khu Ba Nam, Trùng Khánh xảy ra vụ án bé trai t.ử vo.ng hết sức kì quặc. Tử thi được phát hiện c.hế.t trong tình trạng quỷ dị, quá trình khởi tố vụ án, triệt phá và truy bắt hung thủ vô cùng mơ hồ, nhận được rất nhiều suy đoán từ phía dư luận, đến nay những lời đồn xoay quanh vụ án này vẫn tiếp tục được lan truyền.

📷

12 giờ ngày 5 tháng 11 năm 2009, ông Khuông (cha nạn nhân) từ khu Giang Bắc, Trùng Khánh về nhà ở Cao Thạch Khảm, thôn Song Tinh, trấn Đông Tuyền, đưa tiền sinh hoạt cho con trai 13 tuổi, Khuông Chí Quân, học sinh lớp 7, trung học Đông Tuyền. Vừa đến nhà, ông Khuông phát hiện cửa lớn đóng chặt, trái với đó, cửa sau chỉ khép hờ. Từ cửa sau tiến vào nhà, ông Khuông phát hiện Khuông Chí Quân đã ch.ết. Nạn nhân khi c.hết mặc váy đỏ, trước ngực cài hoa trắng, bên trong mặc một bộ đồ bơi, tay chân bị dây thừng buộc chặt, hai tay treo trên xà nhà, chân không chạm đất, trên chân còn treo một quả cân, dưới đất có một vết xước và lõm, bên cạnh là chiếc ghế bị đá ngã trên đất. Trên trán nạn nhân có một lỗ nhỏ không rõ nguyên nhân, đùi, hai tay, bắp đùi và mắt cá chân có vết siết rất sâu, giày của nạn nhân hai chiếc đặt hướng ngược nhau, song song với giường.

Hàng xóm nạn nhân cho biết, tuy bình thường nạn nhân ham chơi, thành tích học tập không tốt nhưng rất thành thật, thân thiện với mọi người, cũng không có thói quen giả gái.

Ông Khuông sau đó được biết, từ sau tan học ngày 30 tháng 10, Khuông Chí Quân không hề đến trường. Phía nhà trường nói, vì không liên hệ được với phụ huynh nên khi chủ nhiệm phát hiện cậu bé không đến trường cũng không có cách liên hệ. Lúc đó vừa hay đang có dịch cảm cúm, cả trường có tất cả 30 học sinh không đi học nên phía nhà trường cũng không để ý.

Ngày 5 tháng 11, khu hình sự Ba Nam, đội pháp y phối hợp với cảnh sát thành phố Trùng Khánh tiến hành khám nghiệm hiện trường. Tại hiện trường, cảnh sát không tìm thấy bất kì dấu chân lạ hay công cụ gây án, cũng không tìm thấy dấu vết ẩu đả trên người nạn nhân, theo phán đoán ban đầu của pháp y, thời gian nạn nhân t.ử v.on.g trong khoảng 48 tiếng trước, tức là ngày 3 hoặc 4 tháng 11. Buổi chiều cùng ngày, cảnh sát và pháp y tiến hành giải phẫu t.ử thi, mang nội tạng nạn nhân về trung tâm Trùng Khánh tiến hành kiểm nghiệm.

Ngày 5 tháng 12, cục cảnh sát Ba Nam gửi cho cha nạn nhân hai lá thư. Một là “Bộ cảnh sát thành phố Trùng Khánh cục Ba Nam thông báo án không thành lập”, bên trong viết rõ: Bước đầu thẩm tra cho thấy, không có tội phạm (*), quyết định không thành lập án. Lá thư còn lại là cho thấy nạn nhân t.ử vo.ng ngoài ý muốn, trong đó viết rõ: Sau khi xem xét, trải qua khám nghiệm tử thi, loại bỏ khả năng cậu Khuông bị sá.t hại hay tự s.át, thuộc về trường hợp t.ử v.o.ng ngoài ý muốn. Khi bị cha nạn nhân tra hỏi, đòi giải thích nghĩa của t.ử v.ong ngoài ý muốn, phía cảnh sát trả lời chơi trò chơi cũng có thể t.ự vo.ng. Cha nạn nhân không phục, xin bộ cảnh sát thành phố cảnh sát thành phố Trùng Khánh xem xét lại, cũng kiện giáo viên chủ nhiệm không làm tròn bổn phận của mình.

(*) nói ngắn gọn là không có khả năng có người gây án

Ngày 10 tháng 12, cha nạn nhân tiếp tục yêu cầu cảnh sát khu Ba Nam xem lại nhưng bị từ chối, yêu cầu này sau đó được gửi đến chính phủ khu Ba Nam, chính phủ khu sau như nhận được tin phái nhân viên công tác đến thì cũng tan tầm.

Cuối cùng, pháp y giám định nói tư thế nạn nhân khi chết có thể gây khó thở, từ đó dẫn đến t.ử vo.ng, căn cứ theo đó kết luận 5 mục sau: nạn nhân được cha phát hiện mặc váy của chị khi ch.ết, tại hiện trường có vết sáp nến, nạn nhân nhất định có khuynh hướng tự ngược, vâng vâng…

� Điểm đáng ngờ thứ nhất: bạn học và người nhà nạn nhân miêu tả hiện trường vô cùng kỳ lạ, nạn nhân trước khi mất không có sở thích biến thái, hơn nữa dựa theo miêu tả khi phát hiện hiện trường, t.hi t.hể được trói cực kì chuyên nghiệp, vết châm trên trán và quả cân treo ở chân phải có mục đích gì đó, bên giường phát hiện đôi giày nạn nhân hay mang được đặt hai chiếc ngược nhau, chi tiết này không được truyền thông nhắc đến, khiến dư luận cảm thấy khó hiểu.

Đối chiếu với bản báo cáo khám nghiệm t.ử thi, tinh trùng trên người là của nạn nhân, có thể phán đoán trước khi t.ử vo.n.g nạn nhân có hành vi thủ dâm do khó thở(*).

(*) Có một số người khi bị bóp cổ hoặc nghẹt thở sẽ sinh ra khoái cảm, phía cảnh sát đã kết luận vì vậy trên người nạn nhân mới có ti.nh trù.ng.

� Điểm đáng ngờ thứ hai: nạn nhân báo mộng trước giữa trưa ngày 5 tháng 11, thời gian được phát hiện là đã t.ử v.ong.

Vào rạng sáng ngày 4 tháng 11, mẹ nạn nhân mơ thấy một người che mặt rất cao lẻn vào nhà con trai bà nên mới gấp gáp về xem tình hình con trai. Theo lời khai một bà lão cũng có mặt ở hiện trường, mấy ngày nay trong thôn có một người đàn ông bộ dáng bồn chồn, đứng ngồi không yên. Thời điểm mẹ nạn nhân mơ thấy người đàn ông kì lạ kia (cực kì giống Diệp Tiên Quốc), cũng là lúc nạn nhân c.hết, trùng hợp đến khó tin, với những người từng trải, chuyện báo mộng trong xã hội này cũng không chuyện gì kì lạ.

Có rất nhiều phỏng đoán xoay quanh nguyên nhân cái chết của cậu bé váy đỏ, tổng hợp manh mối, loại bỏ những phỏng đoán vô lí thì có các nguyên nhân sau:

▼ Châm chia phách, váy đỏ trói hồn, trụy hồn thác là thủ pháp điển hình của thuật trói hồn Mao Sơn. Hiện trường gây án có đủ ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ, đồ bơi là thủy, váy đỏ là hỏa, cân là kim, xà ngang là mộc, đất là thổ, lỗ kim ở đầu là do châm chia phách sau khi đoạt hồn để lại. Nạn nhân sinh ngày 20 tháng 10 năm 1996, trùng với ngày dương 9 tháng 9 âm lịch, theo dịch pháp và thuật số, số lẻ là số dương, nạn nhân mất ngày 3 tháng 11 năm 2009, vừa đúng 13 tuổi lẻ 13 ngày. Vì bát tự nạn nhân thuần âm, kẻ ra tay với bé trai thuần âm 13 tuổi lẻ 13 ngày có thể vì muốn lấy cực phẩm tinh phách chí âm chí dương, là chí bảo mà người tu đạo chỉ có thể gặp chứ không thể cầu. Vì để đạt đến mục đích tu luyện, phải tốn rất nhiều năm, thậm chí còn lâu hơn đi tìm tinh phách. Kẻ đó cho cậu bé mặc váy đỏ tán hồn để tránh hồn phách phiêu tán, trên chân đeo trụy hồn thác, cân sắt, sắt không phân âm dương, kéo xuống khiến hồn phách không thể đi xa, chỉ có thể luẩn quẩn quanh hiện trường. Sau đó dùng châm chia phách châm trên trán tách hồn nạn nhân, dùng hoa dẫn hồn trước ngực để dẫn hồn phách chí dương hoặc chí âm tinh phách tách ra.

Thủ hồn là thuật luyện chế cao cấp của đạo gia, người thực hiện thuật pháp này đạo pháp nhất định phải cực kì cao thâm. Thủ hồn diễn ra khoảng 24 tiếng, mà thời gian nạn nhân t.ử von.g vừa hay lại là 3 ngày (*). Trước ngực cài hoa gọi là hoa dẫn hồn, tên khác là bỉ ngạn trắng, là một vật dẫn hồn, người bình thường không tu đạo không biết cái này. Nếu kẻ gây án thật sự như vậy, chắc chắn sẽ sớm tiến vào ma đạo.

(*) Đoạn này các bạn đừng hỏi mình, chính mình cũng không hiểu

▼ Đoạt hồn nuôi tiểu quỷ: Theo Miêu Cương vu cổ, khi bắt đầu nuôi tiểu quỷ phải khiến nạn nhân chịu nhiều đau đớn trước khi c.hết, quỷ hồn sau khi c.hết thảm sẽ tích tụ oán khí rất lớn, sẽ vô cùng dữ tợn.

Theo vị sư nuôi quỷ hàng đầu ở Thái Lan dùng kim đâm, lửa nướng là phương pháp để tăng cường oán khí của quỷ, trên trán nạn nhân có lỗ kim là lỗ dẫn hồn, người thi thuật làm vậy vì để đảm bảo nạn nhân sẽ không ch.ết quá nhanh, từ từ ép linh hồn thoát ra. Có gan luyện quỷ từ người sống, pháp lực nhất định không thấp, nếu pháp lực không đủ sẽ rất dễ bị lệ quỷ phản phệ. Kẻ có thể dùng phương pháp luyện quỷ từ người sống thế này, giết một người bình thường dễ như trở bàn tay, không cần phải hoảng. Vụ án này chỉ sợ cảnh sát không thể phá, cho dù có bắt được hung thủ cũng là kẻ thế mạng, chưa chắc là hung thủ. Hiện tại chỉ có thể chờ xem bảy bảy bốn mươi chín ngày sau việc luyện quỷ này có thành hay không.

▼ Thuật mượn hồn nối mệnh: Trong lịch sử, thuật kéo dài tuổi thọ không phải cấm thuật của đạo môn, giống như thuật thất tinh đăng tục mệnh (*), Khổng Minh và Lưu Cơ đều từng sử dụng, nhưng xác suất thành công rất thấp, ngoài ra còn phải tìm một người có mệnh tương xứng có thể thực hiện. Tuy đều là thuật pháp kéo dài tuổi thọ nhưng thuật mượn hồn nối mệnh không giống vậy, nó luôn bị đạo gia xếp vào cấm thuật, những cao nhân chân chính đều kiêng kị không động vào. Nạn nhân có lẽ đã trúng mê tâm cổ, đầu óc không tỉnh táo, mới tự nguyện bị thi thuật, vì lúc thực hiện thuật mượn hồn nối mệnh không được hoảng sợ hay kháng cự, nếu không khó có thể thực hiện. Nên nói theo cách nào đó, nạn nhân xem như tự nguyện, không kháng cự, cũng là lí do vì sao không tìm thấy dấu vết ẩu đả ở hiện trường. Mặt khác, tại hiện trường, giày nạn nhân đặt song song dưới giường, một chiếc quay phải, một chiếc quay trái, là một loại hành động của thuật nối mệnh, mang hàm ý ngươi đi đường âm, ta đi đường dương, âm dương vĩnh viễn cách xa nhau, sống chết không gặp. Có nghĩa bảo người bị hại không cần tìm hung thủ trả thù, cũng không có khả năng trả thù.

(*) Đại khái là mượn ánh sáng của sao Bắc Đẩu để kéo dài tuổi thọ.

Nghe nói thuật này bị liệt vào cấm thuật vì để hoàn thành không phải chỉ hồn phách một người là đủ, cần phải có hồn phách của 13 đồng nam đồng nữ dưới 15 tuổi mới có thể luyện chế thành công.

▼ Cơ thể trong tư thế khó thở dẫn đến t.ử vo.ng: Người giữ quan điểm này là những pháp y địa phương đã công bố kết quả khám nghiệm và “Tạp chí Pháp Y” kì 5 quyển 26 tháng 10 năm 2010 báo cáo pháp y về tình trạng t.ử von.g của cậu bé váy đỏ ở Trùng Khánh. Trong báo cáo chỉ rõ: trên giường nạn nhân tìm thấy nửa ngọn nến đã tàn, một lượng lớn đĩa phim hoạt hình Saint Seiya (圣斗士), máy tính học tập và một dây xích sắt. Nạn nhân mặc đồ bơi bó sát của phụ nữ, ở ngực và bụng có nhiều vết tròn do sáp nến để lại, ngoài ra phần ngực cũng được độn một lớp vải nhung tạo cảm giác như có ngực thật.

Báo cáo chỉ rõ, nạn nhân sống một mình trong quãng thời gian dài, tính cách hướng nội, sở thích ăn mặc khác thường, ngoài ra sáp nến và dây thừng rất giống cách chơi SM, kiểm tra nội y phát hiện tinh trùng của chính nạn nhân, mặt khác không tìm thấy bất kì dấu vết bị thương do vật khác gây ra hay trúng độc, từ đó suy ra nạn nhân do tư thế không đúng gây khó thở dẫn đến t.ử vo.ng.

Nhưng vẫn có người nghi ngờ: báo cáo có rất nhiều lỗ hỏng, nạn nhân sống một mình trong quãng thời gian dài, tính cách hướng nội, sở thích ăn mặc khác thường (không có chứng cứ xác thực) cũng không thể khiến tư thế không đúng gây khó thở dẫn đến tử vong. Lại nói, dựa theo vết sáp nến trên cơ thể nạn nhân để xác định người này có khuynh hướng tự ngược là không hợp lí, nếu vậy tay hoặc những nơi khác trên cơ thể nạn nhân cũng phải có dấu vết đã chạm vào nến trước khi chết, điều này báo cáo vẫn chưa chỉ ra. Thứ ba, trên đất có vết trầy, cách đặt giày của nạn nhân, và một đứa trẻ 13 tuổi làm cách nào tự mình cột tay, treo cổ tự tử, đâm kim, nhỏ sáp, cảnh sát và báo cáo pháp y cũng không giải thích với dư luận. Thứ tư, lỗ kim trên trán cậu bé có lẽ giống với vết kim tiêm, báo cáo khám nghiệm lại chỉ ra giống với kim rút máu, điều này rất khác với miêu tả tử thi của cha nạn nhân.

◆ Sau vụ án

● Tại Thiên Nhai, Chiết Giang, năm đứa trẻ mất tích bí ẩn, năm thi thể được phát hiện ở thôn Thủy Đường: Ngày 25 tháng 2, huyện Thiên Nhai, Chiết Giang thông báo thôn Vương xảy ra vụ án năm đứa trẻ t.ử von.g: trên người cả năm đều không tìm thấy dấu vết bị sát hại, tác động của ngoại vật, dấu vết vũ khí hay bị xâm hại. Đồng thời trong cơ thể nạn nhân cũng không tìm thấy thuốc ngủ. Vì vậy xác định cái chết của cả năm là do đuối nước, không phải bị sát hại.

● Tìm thấy thi thể nữ tại cái ao năm đứa trẻ ch.ết đuối ở Thiên Nhai, Chiết Giang: ngày 2 tháng 3, huyện Thiên Nhai, Chiết Giang vừa kết thúc vụ án năm đứa trẻ ch.ết đuối, ngày 1 tháng 3, người dân gần cái ao năm đứa trẻ t.ử von.g lại phát hiện thi thể một phụ nữ trung niên.

● Bé gái 6 tuổi treo cổ ở buồng điện thoại, cảnh sát tuyên bố t.ử vo.ng ngoài ý muốn: Ngày 2 tháng 3, tại Thiên Nhai, Chiết Giang phát hiện một bé gái 6 tuổi dùng dây điện thoại treo cổ ở buồng điện thoại công cộng, bé gái ngay lập tức được đưa đến bệnh viện nhưng không qua khỏi, ngày 17 tháng 3, bộ truyền thông Thiên Nhai tuyên bố, sau khi điều tra, cảnh sát nhận thấy đây là một vụ t.ử von.g ngoài ý muốn, kết án, yêu cầu công ty viễn thông địa phương bồi thường cho người nhà nạn nhân 8.8 vạn nhân dân tệ.

● Cái chết kỳ lạ tại nhà của học sinh trung học ở Ngạc Châu, cả người bị trói chặt treo trên trần nhà: 5 giờ 40 chiều ngày 16 tháng 3, Hồ Cửu Vinh, người Ngạc Châu, sau khi tan tầm về nhà, phát hiện con mình, cả người bị dây thừng cột chặt, treo trên trần nhà, phóng viên trích lời cảnh sát, trước mắt, nguyên nhân t.ử v.ong đang được tiến hành điều tra, không tiện tiết lộ.

0
Chào mọi người, hai bài trước tui đã đọc tất cả các comment để lại của các bạn, tui thật lòng cảm ơn rất nhiều, và các bạn đã cho tui thêm động lực để kể tiếp những câu truyện mà tui trải qua / được kể lại. Trước khi vào truyện tui xin phép có đôi lời:1. Sau này lớn lên, tui không còn nghe hay thấy người âm nói chuyện nhiều như lúc nhỏ. Tui không biết diễn tả như thế nào,...
Đọc tiếp

Chào mọi người, hai bài trước tui đã đọc tất cả các comment để lại của các bạn, tui thật lòng cảm ơn rất nhiều, và các bạn đã cho tui thêm động lực để kể tiếp những câu truyện mà tui trải qua / được kể lại. Trước khi vào truyện tui xin phép có đôi lời:
1. Sau này lớn lên, tui không còn nghe hay thấy người âm nói chuyện nhiều như lúc nhỏ. Tui không biết diễn tả như thế nào, nhưng tả chính xác nhất là việc đó không phụ thuộc vào tui. Nghĩa là, nếu người ta cho mình nghe mình mới nghe, cho thấy mới thấy hoặc gọi là “hợp mạng” mới được cho nghe cho thấy cũng đúng. Vậy nên dù tui muốn và rất muốn giúp đỡ mọi người trong việc tìm lại cốt hay gặp ng thân, cũng đành lực bất tòng tâm. Tui thử một số lần rồi, cố gắng mấy cũng không nghe được. Sau có nhà sư đã nói với tui: ” Khả năng đó là “duyên”, không phải mình muốn giúp là được”. Tui lại không biết gì về âm dương số mệnh nên đành xin lỗi yêu cầu giúp đỡ của một số bạn. Rất xin lỗi và cầu mong các bạn sẽ sớm được hoàn thành tâm nguyện.
2. Lời hay nói : Nếu tui viết không hay chỗ nào, rất mong được nghe ý kiến để những bài sau tui có thể diễn tả tốt hơn cho mọi người dễ hình dung về các câu chuyện của mình. Đây là chuyện có thật xảy ra trong đời tui hoặc nghe người nhà, người quen kể lại, không phải tự sáng tác. Tui post lên đây để tâm sự và chia sẻ với mọi người những cái kì lạ, bí ẩn quanh cuộc sống mình mà không giải thích được. Nếu bạn tìm truyện ma đáng sợ, kinh dị thì xin lỗi vì mình không đáp ứng được ạ. Cảm ơn tất cả mọi người.

TRUYỆN 5: CHƠI TRỐN TÌM (chơi năm mười)

Sơ lược khu nhà tui, hơn 20 năm về trước, khu quận 9 khi đó vẫn còn đường đất đỏ, hoang sơ. Lũ trẻ hay tắm suối ở chỗ bây giờ là khu công nghệ cao, và rủ nhau đi coi cầu cơ hay vớt xác ở cầu Năm Lý. Nếu ai ở quận 9 khi đó đều biết khu đường Man Thiện, Lã Xuân Oai (tên bây giờ) trước kia chủ yếu hai bên toàn là nghĩa địa, mồ mả, cây cối nhiều – nhà dân ít.

📷

Nơi xảy ra chuyện là nhà anh họ, lớn hơn tui 1 tuổi – tên gọi là anh Mỹ. Nhà anh bây giờ là khu đường Man Thiện, chỗ khu nghĩa địa nằm đằng sau mấy con hẻm ở đối diện chung cư C6. Về cái nghĩa địa này, nó đã ở đó rất lâu rất lâu trước khi tui chuyển về nữa. Những ngôi mộ ở đó mới có cũ có. Mà những mộ cũ toàn mộ lâu đời rồi, có những mộ còn ngang tuổi với mộ đá ong “khu nghĩa địa cổ” bên Thủ Đức nữa. Và còn có những bụi tre lớn mọc dọc theo đường vào nghĩa địa (hồi nhỏ ba hay xuống đào mụt măng về cho mẹ nấu canh, tre mọc giữa đường không phải của ai nên ai lấy thì lấy). Ngày nhỏ ông bà hay dặn lũ trẻ trong xóm, chỗ đó toàn ông lớn bà lớn nằm nên họ khó tính, đi học về ngang qua thì không được chạy rầm rầm giỡn hớt cười đùa lớn tiếng, cứ đi qua nhanh thật nhanh thôi.

Năm đó, tui đã vào cấp 2. Như bao đứa trẻ khác, lũ trẻ xóm tui thường hay tụ họp đi chơi mỗi cuối tuần được nghỉ học. Tụi tui hay đi bộ xuống nhà anh Mỹ chơi vì nhà anh có vườn rộng, cây cối tỏa bóng mát mẻ và có ghế đá ngồi chơi nữa chứ. Tui vẫn nhớ hôm đó là thứ 7, theo thường lệ cả đám trai có gái có 5 đứa lại dắt nhau xuống nhà anh chơi từ sáng đến chiều về. Có thêm anh Mỹ và 1 thằng nhóc trong xóm là cả bầy được 7 đứa. Sau khi ăn trưa no nê chán chê ngồi tám nhảm đến tầm hơn 1 giờ thì cả bọn chán quá, mới rủ nhau đi lấy ít bánh kẹo, nhang và lon sữa ra chơi “ma lon” (hậu quả sau đó là mắt cá chân đứa nào cũng bầm đen thui). Dù nhà anh rất gần nghĩa địa nhưng cả đám vẫn sợ, chỉ dám chơi trước cổng nhà chứ ko dám ra nghĩa địa. Chơi chán chê từ “ma lon” rồi qua “ma gió” (hay còn gọi là trò khiêng ma, vì mỗi lần khiêng lên được là gió nổi lên ào ào) nhưng cả đám vẫn còn xung lắm. Thế là bày nhau chơi năm mười (trốn tìm), và đó là quyết định mà mãi sau anh Mỹ vẫn hay nói : CHƠI NGU NHẤT ĐỜI TAO.

Sỡ dĩ tại sao anh nói vậy, vì anh là người đầu têu trong việc ra chơi gần chỗ nghĩa địa. Mọi hôm chúng mình vẫn chơi năm mười ở khu vườn nhà anh, nhưng hôm nay nổi hứng anh bảo cả bọn ra đường lớn ngay gần nghĩa địa chơi, cổng nhà anh sẽ là đích đến. Tui nhớ đứa nào đấy trong bọn kêu lên coi chừng ma giấu đó, anh Mỹ rất hùng hồn : “Bọn mình chơi chục lần rồi đấy thôi, có đứa nào bị gì đâu. Giờ này 3 giờ mấy gần chiều rồi, khi nào chơi 12h trưa mới sợ”. Lời anh như thúc đẩy tinh thần cả đám, thế là vẫn chơi. Đứa làm “Cái” bắt đầu đếm “1, 2, 3, 4, 5… 50! Tao đến đây”.
Khi cả bọn nghe “Cái” bắt đầu đếm là túa ra chạy ào ào như ong vỡ tổ. Đứa thì chui vô kho củi nhà hàng xóm, đứa leo lên cây, đứa nấp sau mấy cái lu nước, đứa lại nấp sau xe máy người lớn dựng ở ngoài sân…hồi hộp chờ đợi! Tiếng hô hào chạy đến đích, tiếng la hét khi bị “cái” bắt, tiếng cười của đám nhỏ vang khắp khu xóm.

Chơi đến lượt thứ 3, khi mà cả đám đều đã về đến đích, cả bọn đợi hoài đợi hoài không thấy thằng A. đâu hết. Túa nhau ra đi tìm khắp xóm vẫn không thấy nó đâu cả. Cả đám kéo nhau về sân nhà anh Mỹ ngồi chờ đợi, những mong thằng A. thấy lâu không ai tìm được sẽ chạy về đích. Có đứa bảo hay là nó chạy về nhà rồi, anh Mỹ bèn lấy điện thoại bàn gọi về nhà nó nhưng không ai bắt máy. Lại chờ đợi, lúc này cả bọn bắt đầu lo lắng nhen nhóm sợ hãi:
“Hay là nó bị ma giấu ?”
“Bậy, đừng nói xui. Chắc nó đang chơi mắc tè hay ị nên kiếm chỗ đi thì sao”
“Sao nó không chạy về nhà anh Mỹ đi ?”
“Cổng nhà là đích, nó sợ về bị bắt sao.”
“Nhưng em vẫn nghi quá, có khi nó bị giấu đó.”
“Tụi bây đừng có tự hù nữa, chờ chút nó cũng về à.”
… Lại chờ đợi đến gần 18h, trời chiều dần sụp tối vẫn không thấy thằng A đâu. Lúc này nhà thằng A có gọi lại hỏi sao giờ chưa thấy về, thì cả đám mới sợ hãi cực độ. Anh Mỹ trả lời điện thoại là lát tụi nó về liền. Miệng nói vậy chứ anh bắt đầu run, anh kêu “Đợi cha ta làm về đi rồi mình kể cho người lớn”. Cả đám lấm lét, cúi gằm mặt chẳng đứa nào buồn lên tiếng nữa. Phần vì lo lắng không biết thằng A giờ ở đâu, phần vì sợ rủi có chuyện gì người lớn lôi cả đám ra đánh đòn. Mà điều đáng sợ nhất, cái điều đang len lỏi trong đầu óc đám nhỏ mà không đứa nào dám thốt ra, điều ghê hơn cả việc bị ăn đòn, đó là : THẰNG A BỊ MA GIẤU !

Sau ít phút là cha anh Mỹ về. Dắt xe vào sân, thấy cả bọn ngồi 1 bầy ở ghế đá bác nhăn mặt khó hiểu:
“Ủa, nay bây chơi trễ dữ, giờ chưa về tắm rửa ăn cơm. Con Mén nhỏ muốn má mày qua lôi đầu về như bữa ko ?”
“Cha ơi, thằng A nó bị lạc mất tiêu rồi – anh Mỹ nói.”
Nghe tới đây, nhìn thêm gương mặt đứa thì hoảng hốt đứa thì ủ rũ của xấp nhỏ, bác đi nhanh lại chỗ ghế đá giọng bất an: “Đâu, bây kể cha nghe coi”
Anh Mỹ lớn nhất nên lên tiếng kể lại, những đứa khác thỉnh thoảng thêm vô thông tin mà tụi nó biết. Có đứa bảo: “Lúc con trốn sau xe máy, con thấy nó chạy về hướng nghĩa địa”. Nghe xong hết, bác trấn an cả đám “Chắc nó bỏ đi đâu chơi thôi, để bác gọi người nhà qua đón tụi bây về rồi người lớn đi tìm nó”. Sau đó, bác vào nhà nói với bác gái rồi lấy điện thoại gọi người nhà từng đứa qua. Có cả người nhà thằng A. Khi những đứa kia về hết, chỉ còn lại người nhà thằng A, ba mẹ tui thì người lớn bắt đầu bàn bạc với nhau. Sở dĩ tui được ở lại vì tui là em họ thằng Mỹ mà, người trong nhà. Lúc này anh Mỹ mới kể lại 1 lần nữa cho mọi người nghe. Nhà thằng A gọi về nhà lần nữa thì người ở nhà vẫn nói không thấy nó về. Chạy hết xóm hỏi cũng không có ai thấy nó ghé chơi nhà nào hết. Nghĩa địa cũng không có. Má thằng A lúc này đã bắt đầu rưng rưng nước mắt và ba nó thì ngày càng đăm chiêu căng thẳng.
“Hay mình báo công an đi anh, nhờ họ tìm.”
“Nó mới lạc có mấy tiếng, sợ công an chưa xử đâu.”
“Có khi nào nó đi bơi bên suối không anh ?”
“Nó chơi với đám này, không có tụi này mình nó sao dám đi ra ngoài đó bơi.”
“Tui tính vầy, anh T (ba tui) qua tìm ông Hai với mấy thằng con ổng nhờ ra suối kiếm giùm, sẵn tạt ngang báo CA phường giùm tui nhờ họ thử tìm xa hơn. Tui với ba mẹ thằng A chạy vô xóm với ra nghĩa địa tìm lần nữa. Còn mẹ con Mén về xóm bà mượn giùm con chó mực của ông Tư qua nha, sẵn mua giùm ít trái cây, tiền giấy.”
Nói xong mạnh ai nấy chạy đi làm việc của mình theo lời cha anh Mỹ dặn. Tui với mẹ về nhà tui lấy giỏ đi chợ rồi qua mượn con chó mực của ông Tư, bỏ vào giỏ và ôm qua nhà anh Mỹ. Tả sơ về con chó này : nó là chó cỏ, đen thui thùi lui từ đầu tới chân, mắt nó cũng đen nốt. Mọi người nói nó khôn nhất xóm, ít khi sủa bậy như những con khác trong xóm. Nếu ban đêm nó sủa, thì con nít không được ra đường.

Qua nhà anh Mỹ, đợi mọi người tới đông đủ. Bên nhóm cha anh Mỹ không có thông tin gì. Bên nhóm ba tui ra suối tìm, cũng không thấy đồ đạc hay dấu vết gì của thằng A ngoài đó. Nhóm người lúc này đã có thêm vợ chồng ông Hai và hai anh con chừng hai mấy tuổi. Lúc này cha anh Mỹ hỏi ông Hai :
“Chú Hai nhớ hồi con mười mấy tuổi có vụ thằng N xóm mình bị giấu không?”
“Ờ, nãy nghe kể tao cũng nghi là bị giống vậy. Đám con nít ranh, kêu không được ra đó chơi mà lỳ như trâu như bò” – ông Hai đáp mà không quên lườm cho tui với anh Mỹ một phát.
“Chú Hai ở đây lớn nhất, có ông bà con với ba mẹ chú, ông bà chú nằm đó, nhờ chú ra thắp giúp con nén nhang xin giúp tìm thấy thằng nhỏ. Nếu nó lỡ quấy phá chọc giận tới ai ngoài đó thì xin tha lỗi cho nó còn nhỏ dại. Còn con, dắt con chó mực đi tìm chỗ bụi tre. Nãy con tìm giáp vòng không thấy nhưng con nghi là chỗ bụi tre.”
“Ừ, đi bây. Đưa nhang đèn, trái cây đây, tao ra tao xin cho. Ba mẹ thằng A ra khấn chung với tao, nhớ nói : chúng con xin các cụ, các ông bà, các anh chị em chiến sĩ khuất mặt khuất mày về đây nhận giúp lòng thành của chúng con mà cho vợ chồng con xin cho thằng nhỏ về. Nó còn nhỏ dại, có mạo phạm gì xin tha thứ cho nó”

Lúc này trời đã tối, bầu trời quang đãng, từng cơn gió thổi qua rặng tre nghe xào xạc. Những ngọn tre đong đưa trong gió, hắt bóng xuống mặt đường. Bóng của rặng tre như muốn bao trùm luôn nhóm người đang soi đèn đi về hướng nghĩa địa. Khi đó chưa có đèn đường, chỉ có ánh đèn từ các nhà gần đó hắt bóng qua. Tui và anh Mỹ đi nép sát vào mẹ mình không dám buông tay. 2 ông bố thì soi đèn và dắt con chó mực bắt đầu rảo tìm từ rặng tre đầu tiên tính từ ngoài đường lớn vào. Ông Hai bày đồ ra trước khu nghĩa địa, quỳ cùng ba mẹ thằng A và bắt đầu khấn vái. Khi ông Hai cắm nhang vào bát, bó nhang bỗng cháy phựt lên làm tui và anh Mỹ muốn rớt tim ra ngoài. Đốt nhang đèn và tiền xong ông Hai và ba thằng A đã đứng dậy, chỉ có mẹ thằng A vẫn quỳ đó liên tục khấn và xin lỗi giùm nó. Bác thành tâm lắm – nhìn rất tội nghiệp, đúng là con dại cái mang, khổ thân bác gái.

Khi đến chỗ bụi tre gần sát trong cùng của nghĩa địa, bổng con chó mực sủa lên dữ dội. Nó chạy tới ngửi ngửi và sủa liên hồi. Mọi người chạy quýnh quáng lại đó, rọi đèn vào trong. Lúc này cha anh Mỹ la lên “Thấy nó rồi, thấy thằng A rồi”. Tui quên mất sợ cũng chạy lên chỗ bụi tre đó, và hình ảnh thằng A lúc đó không thể nào tui quên được. Thằng A đang ngồi bó gối trong bụi tre, đầu tóc nó thì đầy lá tre, mặt thì lấm lem đất cát. Nó mếu máo ú ớ ú ớ không nghe được nói gì, nước mắt nước mũi tèm lem. Không biết làm sao nó vô đó được, chứ lúc mang nó ra cực ghê nơi. Hai anh con ông Hai phải cưa ít cây tre bên ngoài mới lôi được nó ra. Đem nó ra, miệng mồm nó toàn là đất và lá tre không. Ba nó phải móc hết ra và móc họng cho nó ói thêm ra một bãi như bùn nhão.
Về nhà anh Mỹ rồi nó mới kể lại mà mặt vẫn chưa hết bàng hoàng :
“Con đang đi tìm chỗ trốn, có một cô đứng trong đó kêu vô đây trốn nè, con thấy bụi tre có chỗ ở giữa lớn lắm nên con chui vô ngồi kế bên cô đó. Cô đó còn cho con bánh kẹo để ăn nữa. Sau con không đứng dậy đi ra được, mà cô đó cũng biến đâu mất. Con cứ ngồi đó quài không đi được, con nghe tiếng mọi người kêu con mà mắt con tối tui, con cũng không la lên được, con chỉ biết khóc thôi”.

Sau bữa đó, ba mẹ thằng A đem nó về nhà, nó còn bị sốt mấy ngày phải nghỉ học. Tui và anh Mỹ thì bị lôi về ăn đòn nhừ tử cái tội chơi ngu và bị quỳ gối cả buổi. Đám nhỏ trong xóm sợ quá chừng không dám sang nhà anh Mỹ chơi gần mấy tháng. Nhưng rồi đâu lại vào đó, chỉ có điều cả đám không dám chơi năm mười vào buổi trưa nữa, thay vào đó là tạt hình, tạt lon. Khu nghĩa địa đó vẫn còn cho đến giờ, mấy bụi tre thì bị chặt hết để mở đường. Tuy lớn rồi nhưng mỗi lần sang nhà anh Mỹ chơi, đi ngang nghĩa địa tui vẫn chạy xe qua thật nhanh, không dám nhìn lại. Hết.

Bầu Bí.

P/s: Nếu bạn nào muốn xem chơi ma lon hay ma gió như nào để lại lời nhắn cho mình nhé, bữa sau mình viết một bài bày cho cách chơi. Còn lên hay không thì hên xui =)) Lúc bé tụi mình chơi thì lúc được lúc không ah, nhưng mà vẫn rất thích và chơi hoài không chán.

0
Lẽ ra mình nên viết và gửi đến các bạn đọc trên fb câu chuyện này vào lúc nửa đêm mới hợp tình, hợp cảnh. Nhưng câu chuyện này mà kể lúc đó thì sợ rằng; ai lỡ đọc rồi sẽ chịu sự ám ảnh không ngủ được thì cũng không hay cho lắm. Bởi ám ảnh ở đây không phải chỉ từ những tình tiết “dã man và ma quái” nghe mà rùng mình, dựng tóc gáy, nỗi ám ảnh ấy còn ở lối sống phần...
Đọc tiếp

Lẽ ra mình nên viết và gửi đến các bạn đọc trên fb câu chuyện này vào lúc nửa đêm mới hợp tình, hợp cảnh. Nhưng câu chuyện này mà kể lúc đó thì sợ rằng; ai lỡ đọc rồi sẽ chịu sự ám ảnh không ngủ được thì cũng không hay cho lắm. Bởi ám ảnh ở đây không phải chỉ từ những tình tiết “dã man và ma quái” nghe mà rùng mình, dựng tóc gáy, nỗi ám ảnh ấy còn ở lối sống phần nào rất tự nhiên hoang dã của một số bà con nơi vùng cao, hẻo lánh cũng như cách ứng xử tàn nhẫn trước sinh mệnh của người thân… Lạnh lùng_Vô cảm_Thậm chí dã man… Nhưng nếu hiểu họ thì thấy, tất cả họ đều rất đáng thương.

Lại nói, mình không phải là một người viết văn hay sáng tác truyện. Những câu chuyện mà mình kể đều là những câu chuyện có thật mình gặp dịp chứng kiến, nghe kể rồi ghi chép lại. Hôm nay mạn phép gửi lên đây, ai đọc được thấy sợ thì sợ, thấy thương thì thương, thấy buồn thì buồn, thấy có chút gì bất bình cho số phận con người thì bất bình… nhưng trên hết mong mọi người đọc cảm nhận bằng trái tim yêu thương và hiểu biết trọn vẹn về con người và vùng đất nảy sinh câu chuyện đau lòng. Một vùng đất mà mặt trời của mẹ thiên nhiên chiếu rọi được vào còn khó bởi lớp sương mù luôn giăng giăng dày đặc chứ chưa nói gì đến “mặt trời tri thức khoa học, tâm linh tiến bộ” của một thế giới văn minh, hiện đại.

📷

Câu chuyện bắt đầu bằng sự rụt rè e ngại của anh bạn người H’Mông khi tiến lại gần ngồi nhà gỗ lợp mái tôn xanh tại Điểm trường của Bản Làng Sáng nằm sâu trong rừng núi thuộc xã Háng Đồng huyện Bắc Yên_Sơn La trong chuyến đi của mình vừa rồi. Câu nói đầu tiên anh thốt lên bằng một hơi thở méo mó có chút gì đó kìm nén cảm xúc: “Tại ngôi nhà đằng kia, bên bãi đất cỏ rậm ấy, có một câu chuyện rất đau lòng”…
…..
Trở lại bối cảnh của Làng Sáng từ cái thời bản chưa hình thành và còn chưa có cái tên Làng Sáng như bây giờ. Hồi đó, chỉ có một vài gia đình người H’Mông trên hành trình du canh du cư theo tập tục canh tác của dân tộc mình lỡ bước qua đây dựng nhà, làm nương rồi cư ngụ. Trong số đó có một gia đình mà người kể chuyện cũng không thể biết tên gia đình ấy là gì. Ngay cả những người được đề cập đến trong câu chuyện này cũng chỉ là Người ông già cả, Hai anh em người cháu, và Cặp bố mẹ nhẫn tâm… mà thôi.

Khi mới chuyển vào vùng đất mới, cả gia đình ấy rất chăm chỉ làm lụng, dẫu không no đủ nhưng cũng không bao giờ chịu cảnh đói lòng. Bởi vùng đất mới, đất luôn rất tươi tốt, và hạt giống luôn được người H’Mông dắt theo bên hông mình. Cuộc sống của họ có lẽ sẽ tiếp diễn tốt đẹp nếu như không có một ngày nọ Người ông già cả lâm bệnh nặng. Người ông ấy cứ yếu dần và gần như chỉ có thể nằm một chỗ. Bệnh gì? Cứu chữa ra sao? Dẫu có đứng giữa rừng mà gào thét Giàng ơi, Giàng hỡi… thì cũng chỉ vọng lại tiếng người vừa hét mà thôi. Cuộc sống vất vả, gia đình không chỉ có hai đứa trẻ nhỏ mà còn có ông già ốm yếu. Cặp vợ chồng ấy thấy người ông là một gánh nặng trong gia đình nên muốn bỏ người ông lại một mình để đi tìm một vùng đất khác để làm nương sinh sống. Nghĩ sao làm vậy, cặp vợ chồng ấy quyết chí ra đi, nhưng điều bất ngờ là hai người con của họ lại nhất quyết ở lại. Hai người con ấy đứa lớn tầm 8 tuổi và đứa nhỏ khoảng 5 tuổi. Chúng không nỡ nhìn ông chúng một mình sống thoi thóp giữa rừng già. Người ông ấy khi còn khỏe, trong những ngày bố mẹ chúng mải miết đi nương đã luôn bên cạnh chúng, chăm bẵm chúng, đục đẽo đồ chơi cho chúng, thổi cho chúng nghe những điệu khèn khỏe khoắn, vui vẻ… Chúng nhất quyết không bỏ ông ở lại một mình nhưng cha mẹ chúng lại… lạnh lùng đoạn tuyệt ra đi. Họ không những bỏ lại cha mà còn bỏ lại còn hai đứa con nhỏ dại. Vậy là, trong căn nhà ấy, bấy giờ chỉ còn lại hai đứa trẻ côi cút và một ông già ốm yếu.

Tuổi già đứng trước thời gian đã là rất mong manh và đáng sợ, huống gì tuổi già còn bệnh tật mà bệnh tật nơi vùng núi hoang vu thì con đường về với đất sẽ thật ngắn ngủi. Hai đứa trẻ chỉ biết ở cạnh ông mà khóc ròng, đói thì vét chút thóc, chút ngô còn sót lại trong nhà để nấu, hết thóc, hết ngô thì đi hái rau rừng để ăn. Rồi thì ông chúng cũng lặng lẽ chìm sâu vào giấc ngủ vĩnh viễn. Ngày ông chúng chúng mất, vì còn quá nhỏ nên dù đoạn đường từ nhà ra chỗ mà hai đứa nhỏ chọn để chôn ông có chừng 2-3 trăm mét thôi, nhưng chúng đã phải lôi kéo ông của chúng từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc không còn thấy mặt trời đâu nữa mới tới nơi. Xác của ông chúng được che lại bởi mấy tấm gỗ pơ mu và lớp đất mỏng do bàn tay yếu ớt của hai đứa trẻ cào cấu để vùi lấp. Và cũng vì quá bé nên chúng không biết được rằng, với người dân tộc H’Mông của chúng khi chết đi cần mang theo lửa. Người nhà phải đốt và để một đống lửa bên cạnh mộ thì ma mới yên ổn ra đi, nếu không sẽ trở lại dương thế đòi bằng được.

Chôn ông xong hai anh em dắt tay nhau trở về nhà, bỏ lại sau lưng ngôi mộ nhỏ lạnh lẽo, xác sơ nơi góc rừng.

Giữa rừng sâu thăm thẳm, giữa cái lạnh se sắt của vùng cao, giữa những lớp sương mù dày đặc, giữa những tiếng kêu gào rùng rợn của chim rừng thú núi, đến cả tiếng côn trùng cũng rõ ràng đến tận cái đập cánh bay… Và giữa cái đêm đầu tiên mà hai đứa trẻ bắt đầu tập quen với sự vắng mặt của ông chúng trong nhà, bên bếp lửa, hai đứa trẻ dựa vào nhau mà ngủ thiếp đi…

“Thật đáng thương quá”! Mình đã thốt lên như vậy khi nghe anh bạn người H’Mông kể đến đoạn này: “Còn chưa hết”. Anh bạn đường tiếp tục kể.

Đêm hôm đó vào lúc khuya, hai đứa trẻ bỗng giật mình vì có tiếng gõ cửa dồn dập. Ngoài trời sương xuống đang rất lạnh, đùn đẩy nhau mở cửa mãi không được, hai anh em cùng dựa vào nhau tiến về phía cửa chính. Tiếng đập cửa vẫn dồn dập, nhưng khi mở cửa ra thì cả hai anh em lại không thấy gì cả, chỉ có một luồng gió lạnh lùa vào làm hai anh em run rẩy nép gần vào nhau hơn. Không thấy có ai, hai an hem lại dắt nhau trở lại bên bếp lửa, lúc này bếp đã tàn tro, vì lạnh nên hai anh em nhóm lại cho lửa cháy rồi tiếp tục ngủ tiếp. Khi giấc ngủ vẫn còn chập chờn thì một tràng gõ cửa nữa lại vang lên, lần này tiếng gõ cửa lại dồn dập và mạnh hơn trước. Người anh tỉnh dậy, ra mở cửa, nhìn quanh lại cũng không thấy có ai đến cả. Lúc này người anh đã bắt đầu sợ hãi nên mau chóng đóng cửa lại rồi chạy sang ôm người em đang nằm cạnh bếp lửa. Vừa nằm xuống, một trận gõ cửa nữa lại vang lên dồn dập, lúc này cả hai anh em đều thức giấc và ôm sát vào nhau, sợ hãi. Tiếng gõ cửa vẫn dồn dập, gió ngoài trời vẫn từng cơn gầm rú thật mạnh, tiếng cành cây gãy răng rắc đập vào mái nhà làm cho hai anh em thon thót giật mình. Bỗng người anh vùng dậy cầm cành củi đang cháy đỏ lửa, đi nhanh về phía cửa bằng bản năng tự vệ. Cậu mở toang cánh cửa rồi vụt lửa liên hồi vào không trung tĩnh mịch, sau đó vứt luôn thanh củi ra xa. Trong chốc lát cậu chạy vào kéo người em của mình ra khỏi nhà, lao vào đêm tối.

“Nghe nói, hai anh em ấy bây giờ đang sống ở vùng Suối Tọ – Phù Yên. Đêm ấy ông của chúng về đòi lửa mà chúng không biết cứ tưởng là có con thú dữ gì, nên cũng lấy lửa để đuổi thú rồi chạy nhanh không bị thú ăn thịt. Chúng còn nhỏ quá mà”.

Anh bạn của mình kết thúc chuyện chỉ bằng một câu đơn giản như vậy. Nhưng, những cảm xúc mà anh truyền đến cho mình thực sự không đơn giản một chút nào. Mình có chút thương, có chút giận, có chút sợ và mình cũng suýt nữa rơi vào sự phán xét. Nhưng không! mình chợt nhớ lại câu chuyện cách đây độ chừng hơn 2 tháng, ở phía ngoài Tà Xùa, cách Làng Sáng khoảng 90km cả đường mòn vào rừng, và đường lớn, có một người mẹ trẻ đã tự tử và trước khi treo cổ bên bìa rừng người mẹ ấy đã dùng con dao đi nương của mình cắt cổ hai đứa con nhỏ cho đến chết.

Khi nghe và chứng kiến cảnh này, hầu như ai cũng kêu: ‘Người mẹ ác độc, giết con” “Người mẹ dã man không có nhân tính’. Bao nhiêu tội lỗi và lời phán xét đều dồn lên linh hồn của người mẹ mới lìa đời. Mình không đồng tình với hành động giết con của người mẹ đó, nhưng khi tìm hiểu và hỏi lại thì mới biết. Người mẹ đó vì quá khổ sở, chồng đi theo người con gái khác, suốt ngày không chịu làm ăn gì. Vì cùng quẫn đã nghĩ đến cái chết, nhưng trước khi chết người mẹ đó lo rằng hai người con sẽ không có ai cho ăn và cũng sẽ chết đói. Vì vậy người mẹ dẫn con đi về cõi chết cùng mình.

Nếu ai đã lên vùng núi cao, lên nơi đồng bào dân tộc ít người sinh sống, sẽ rất dễ gặp hình ảnh những đứa trẻ còn rất nhỏ, trần truồng, nhem nhuốc bò lê trên nền đất, bụi cây. Dù trời giá rét, thân người đỏ hỏn vì lạnh thì cha mẹ của chúng cũng chỉ coi đó là chuyện bình thường. Bởi đơn giản họ cũng sinh và lớn lên như vậy. “Trời sinh voi, ắt thì sinh cỏ” họ sống dựa vào tự nhiên và tư duy, suy nghĩ cũng rất tự nhiên, thậm chí đôi khi có chút man dại.

Với mình, trong cuộc sống không bao giờ phân định chuyện đúng – sai. Nên với bài viết này, mình chỉ kể lại như vậy, ai thấy thương thì thương, ai thấy buồn thì buồn, ai thấy sợ thì sợ, ai thấy bất bình thì bất bình…

Cuộc sống vẫn tiếp diễn mỗi ngày, mỗi vùng đất, thậm chí mỗi con người là một dòng chảy riêng biệt dẫu gặp nhau cũng chỉ là duyên ngộ nhất thời. Vì vậy, luôn hiểu để thương nhau là cách chế tạo hạnh phúc cho mình và cho người.

0
chào các bạn! không biết các bạn thế nào chứ còn riêng mình thì tuyệt nhiên mình có một niềm tin tuyệt đối vào thế giới tâm linh, thế giới của ma quỷ. Và tất nhiên bản thân phải đã trải qua và chứng kiến một cái gì đó thì mình mới có thể nói như vậy.Đã từng nghe rất nhiều câu chuyện, và câu chuyện mà mình sắp kể đây cũng chỉ một duyên cơ mà vô tình biết được, mình xin phép...
Đọc tiếp

chào các bạn! không biết các bạn thế nào chứ còn riêng mình thì tuyệt nhiên mình có một niềm tin tuyệt đối vào thế giới tâm linh, thế giới của ma quỷ. Và tất nhiên bản thân phải đã trải qua và chứng kiến một cái gì đó thì mình mới có thể nói như vậy.

Đã từng nghe rất nhiều câu chuyện, và câu chuyện mà mình sắp kể đây cũng chỉ một duyên cơ mà vô tình biết được, mình xin phép được hóa thân vào nhân vật chứng kiến để kể câu chuyện cho hấp dẫn hơn.

Cách đây cũng lâu lắm rồi, tôi còn nhớ hồi đấy là năm 1986, dân Miền Bắc đi kinh tế mới ở Miền Nam nhiều lắm. Đã có những người đi từ đợt trước và nghe đâu làm ăn cũng khấm khá, thế là họ lũ lượt rủ nhau đi, và tôi cũng đi, biết làm sao được, biết đâu đi rồi còn thoát được cái kiếp nghèo khó.

Hồi ấy đi lại còn khó khăn, đi tàu xe cũng phải mất 2 ngày đường mới đến được nơi cần đến. Tôi có bà chị cùng quê vào trước tôi 1 năm, bà ấy dặn mày cứ đến bến xe Buôn Ma Thuột rồi tao đón. Hồi ấy làm quái gì có điện thoại, tôi biên thư dặn chị ấy là ngày 18 tôi đi và chị ấy cứ căn ngày mà đón,lạy trời chuyến đi suôn sẻ như dự toán.
vừa xuống đến nơi là chị em tôi gặp được nhau luôn, chị ấy bảo tao đợi mày suốt từ sáng đến giờ, lên xe nhanh còn về kẻo tối chứ nhà còn xa lắm. Nơi chị ở cách trung tâm Buôn Ma thuột khoảng chừng hơn 20km. chị chở tôi trên chiếc xe đạp phượng hoàng ngày xưa, hai chị em phải đi tắt đường rừng, có những chỗ phải vác xe lên vai mà đi, về đến nhà thì trời đã có sao.

tối hôm đấy, phần vì đi xe còn mêt, phần vì đã khuya nên chị em tôi chẳng trò chuyện gì nhiều mà đi ngủ luôn. sáng hôm sau tôi bắt đầu khám phá nơi an cư lạc nghệp mới mẻ của mình. thấy tôi lớ ngớ chị bảo:
– một lát nữa tao dẫn mày đi gặp ông giám đốc nông trường.

( giải thích thêm ở chỗ này là chị gọi tôi vào để làm công nhân cạo mủ cao su cho Nông Trường Cao Su CuorĐăng mà hiện tại chị cũng đang là công nhân cạo mủ ở đấy).

tôi vào là được nhận việc ngay, nhưng tôi được nhận vào làm nhà bếp để nấu ăn cho công nhân. Nông trường có chỗ ở tập thể cho công nhân, nói là thế nhưng cũng chỉ được hai cái lán đơn sơ một cho nam và một cho nữ.
nhắc đến đây, từ hôm tôi vào đến nay giờ mới có cơ hội rảnh rỗi 2 chị em ngồi nói chuyện. mới có thời gian nhìn nhau một cách chăm chú, thấy chị xanh xao, tôi có hỏi thì chị bảo:

– tao có bầu rồi, gần 4 tháng. ( hồi ấy chắc ăn uống khổ cực, nên bầu gần 4 tháng mà chị cũng chỉ hơi có bụng một chút, tinh ý mới nhận ra )

– chị đùa à, với ai?

– tao chẳng có hơi sức đâu mà đùa, thì với ông Tuấn chứ ai. ( anh Tuấn cũng là công nhân của Nông Trường, quê ở Quảng Nam)

– rồi chị tính sao?

– sao trăng gì,ông Tuấn có một mảnh đất được cấp, chúng tao cũng đã trữ được một chút chắc làm tạm cái nhà nhỏ để ở

nói là làm, tháng sau phần thì nhờ anh em góp công, phần hai anh chị tích góp được chút ít. anh chị dựng được cái nhà ván nho nhỏ rồi chuyển ra đó ở hẳn. tôi thì vào đây chẳng anh em họ hàng, chỉ có chị nên cũng coi chị như chị gái, vẫn qua lại nhà chị thường xuyên như cơm bữa.

vài tháng sau chị sinh, một bé trai khỏe mạnh, tôi vẫn ra phụ giúp việc vặt cho chị hằng ngày. chuyện sẽ chẳng có gì để nói nếu như không có cái ngày định mệnh ấy.hôm đó hai chị em ngồi đợi anh Tuấn về ăn cơm, đã quá giờ mà anh vẫn chưa về. Chị Hiền sốt ruột cứ bế con đi ra đi vào. lóng ngóng được một lúc thì cũng thấy anh về, tay xách nách mang đâu một đống cây con gì đấy, hỏi ra mới biết anh về trễ vì nay bên Khuyến Nông có nhập một số giống bơ sáp về ươm, anh có thằng bạn thân làm bên đó nên được tuồn ra cho một ít.

về phần nhà anh hai vợ chồng làm công nhân nên được Nông Trường cấp cho 1 mảnh đất nhỏ nhỏ đủ để làm nhà, phía bên cạnh nhà anh là khoảng đất hoang do xã quản lý. mảnh đất đấy nghe đâu trước là khu nghĩa địa của người đồng bào Ê Đê , chỗ chúng tôi ở chủ yếu là người Ê Đê sinh sống. Trong bữa cơm anh bàn với chị ngày mai sẽ dời cọc rào lấn sang đất bên kia để trồng thêm 2 hàng bơ tiện làm hàng rào cho thẳng đất nhà mình luôn.

Anh bảo tranh thủ lúc này người ta dễ, mình lấn được bao nhiêu mình lấn, đất của chung, sau này cây lớn rồi không lẽ người ta bắt chặt đi, với lại đất làng, đất xã hơi đâu mà ai để ý. chị tôi nghe anh tính vậy thì gàn, chị bảo nghe người dân ở đây bảo đây trước kia là khu nghĩa địa, nhưng lâu quá, chiến tranh, nó san bằng hết rồi, nên chẳng còn phân biệt được mộ.bây giờ người ta vẫn để đấy, có ai dám canh tác đâu mà anh còn dấn vào làm gì. Thôi mấy cây anh xin được để rẻ lại cho người ta,kiếm ít đồng mua sữa cho con. Anh bực mình chê chị đúng đàn bà cả đời đái không qua ngọn cỏ, ma cỏ gì ở đây, đời tao tao chỉ sợ mỗi con ma đầu đen còn lại tao chẳng sợ gì sất.

anh vốn tính bảo thủ, nói là làm chẳng ai gàn được, sáng hôm sau anh dậy sớm và bắt đầu công việc. sức thanh niên trẻ khỏe, chỉ đến giữa trưa là anh đã đào gần xong , đến hố cuối cùng thoạt nhiên anh thấy tay mình như có ai ghì chặt lại, chẳng thể nào nhấc cuốc lên nổi, hai tai thì ù tịt. anh đứng yên một lát rồi lại dơ cuốc lên bổ mạnh xuống đất, nhưng lạ thay rõ ràng anh nhắm xuống đất mà nhát cuốc lại lia thẳng vào chân a, máu bắn ra tung tóe, anh chạy vào nhà bảo vợ băng lại vết thương cho mình. Chị Hiền phần đã không đồng tình với ý định của anh từ đầu,nay thấy anh bị vậy thì lại càng tru tréo. Và cũng kể từ lúc đó thằng cu con nhà anh chị bắt đầu khóc mãi không thôi, dỗ kiểu gì cũng không được. thằng bé vừa khóc vừa oằn mình lên đau đớn như kiểu có ai đang cấu véo vào da thịt nó vậy, khóc đến tím tái mặt mày.

thấy con mình đang yên lại khóc dữ dội như vậy, anh chị đâm lo, chị chạy sang gọi tôi kêu đưa thằng cu qua trạm xã để khám. Nhân viên y tế Xã khám và bảo nó chẳng có dấu hiệu sốt hay gì cả, nên anh chị lại đưa cháu về. về đến nhà, thằng bé lại càng khóc to hơn, được một lúc chắc lả đi vì mệt nên cu cậu thiếp đi được một lúc, cả tôi và anh chị đều cảm thấy khó hiểu vì việc này. thằng cu ngủ, chị cứ ngồi ôm con như vậy, thấy thằng bé đột nhiên nhễ nhại mồ hôi, tôi bảo chị đặt nó xuống rồi lấy khăn ấm lau người cho nó, chắc cu cậu sốt. Đang lau người cho con thì đột nhiên chị hét lên thất thanh, tôi với anh vội chạy lại xem có chuyện gì thì thấy chị vạch áo thằng bé ra, tay chỉ vào ngực thì thấy trên ngực thằng bé có một vết bầm, như một cục máu bằng cỡ nắm tay.

chị khóc nấc vì không biết chuyện gì xảy ra với con, anh hỏi chị có làm té con không nhưng chị chắc chắn là không, chị chăm nó cả ngày có khi nào rời mắt khỏi nó đâu. Vậy thì vết bầm đó ở đâu ra, chị bắt đầu suy diễn, chị cũng là một người khá mê tín, tin vào sự hiện hình của ma quỷ. Chị nghĩ chắc con mình bị ai đó quở, chị bảo tôi tìm đến nhà ai nuôi heo, lấy trộm một ít phân heo về cho chị. Tôi thắc mắc không biết chị cần đến thứ đó để làm gì thì chị bảo lấy phân heo về rồi khoanh tròn lên vết bầm đó để cho ma quỷ không làm hại được con chị. Không biết là có hiệu quả thật như lờ chị nói hay không nhưng trong lúc nước sôi lửa bỏng thế này, có cách nào thì làm cách đó thôi, tôi toan chạy đi thì bị anh Tuấn gọi giật lại. Anh bảo :

– chỉ có lũ đàn bà gàn dở, đầu óc ngu si như các cô mới tin vào ma quỷ, mới lấy phân heo để chữa bệnh, thu xếp quần áo đi tôi chở lên bệnh viện khám là ra bệnh hết.

Thông thường những lúc như thế này thì lời nói của anh tuyệt nhiên có giá trị như một mệnh lệnh đối với chị em tôi và chúng tôi thu xếp đưa thằng bé lên thẳng bệnh viện Tỉnh Đăklak. Đến nơi thằng bé càng khóc dữ dội, người thì vẫn cong quắp như tôm, mặt mũi thì tái mét cắt không ra giọt máu. Các bác sĩ đưa bé đi khám và xét nhiệm nhưng vẫn không phát hiện ra bệnh tình của nó. Thằng bé vẫn cứ khóc, nhưng tiếng khóc của nó nghe thật kì lạ, không giống như tiếng khóc của em bé bình thường mà nghe như tiếng gào thét của một người lớn,thậm chí có lúc còn phát ra những âm thanh rên rỉ nghe lạnh buốt cả sống lưng.

Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn khi các bác sĩ vẫn chưa chuẩn đoán được bệnh của thằng bé, bác sĩ gọi anh chị lại và bảo bây giờ sẽ tiến hành “ chọc dò tủy sống” cho bé để xét nhiệm xem có phải bé bị viêm màng não hay không. Mặc dù biết đây là một phương án khá nguy hiểm đối với con mình, nhưng thấy con cứ khóc mãi không thôi như vậy nên anh chị chẳng còn cách nào khác là đồng ý.

Họ bắt đầu trói chặt tay chân thằng bé lại, thằng bé khóc, tiếng khóc thỉnh thoảng nghe như tiếng gào thét, đôi lúc không biết có phải ù tai không mà tôi lại nghe ra như tiếng cười, một tiếng cười ma dại, thỏa mãn. thằng bé nằm trên băng ca, trên ngực nó vẫn còn cục bầm, tôi thấy, anh chị thấy nhưng tại sao các bác sĩ và nhân viên lại không một ai thấy. Chúng tôi có chỉ cho họ, nhưng họ lại nhìn chúng tôi bằng ánh mắt hoài nghi kiểu như chúng tôi là những kẻ ngớ ngẩn vậy. Rồi đột nhiên thằng bé hét lên, và bỗng nhiên cục máu bầm ở ngực thằng bé bắt đầu di chuyển, cục máu chạy dần từ lồng ngực thằng bé lên phía cổ dần dần từng tí một.Cảm nhận được sự đau đớn tột cùng của con, chị ôm con vào lòng rồi gào khóc, miệng lẩm bẩm van xin nhưng cục máu bầm ấy vẫn dần dần chạy lên phía cổ,mặt thằng bé bắt đầu biến sắc, từ tím rồi chuyển sang trắng bệch.

Chị vẫn ôm con trên tay và trở nên hoảng loạn khi thấy khuôn mặt của con mình, không phải là khuôn mặt của một đứa trẻ mà nhăn nhúm, cau có của một bà già, chị hoảng sợ đến mức xém đánh rơi con xuống đất. Thấy tiếng kêu thất thanh của chị, bác sĩ chạy đến nhưng không kịp nữa, thằng bé đã tắt thở. Chị như người vô hồn, trên suốt quãng đường về nhà, chị ôm chặt thằng bé không buông, miệng thì cứ lẩm bẩm một vài câu gì đó mà có lắng tai mãi tôi cũng không thể nào nghe được. Vừa về đến nhà thì một cạnh tượng hãi hùng lại hiện ra trước mắt, tất thảy đàn chó mới đẻ cùng con chó mẹ nằm lăn ra chết la liệt trước sân, mới chết miệng còn chảy máu tươi mà cả nhà đã bốc lên một mùi hôi thối đến khó tả. Chị vừa bế con vào nhà đặt lên giường thì đã nghe thấy tiếng cười khanh khách ngoài nhà, chị chạy vội ra thì thấy anh, đầu tóc rũ rượi, miệng chảy ra một thứ nước nhớt màu đen, thối kinh khủng, anh cười khanh khách, cặp mắt thì trắng dã chẳng còn thấy tròng đen. Chị chạy tới lay anh thì bị anh hất bay sang một góc, anh chỉ tay vào mặt chị hét lên tru tréo : tao giết cả nhà chúng mày, cả nhà chúng mày phải chết.

chị quỳ xụp xuống mà van xin, mà khóc lóc. Anh bắt đầu đập phá mọi thứ trong nhà, tôi lúc này cũng đã hồn bay phách lạc nhưng vẫn cố giữ bình tĩnh, chạy nhanh ra khỏi cửa, như có ông bà dẫn đường đầu óc thì mụ mị, chân tay bủn rủn nhưng tôi lại chạy thẳng một mạch đến nhà thầy Minh Đức, là một ông thầy người Huế, thầy đi khắp nơi và không ở cố định ở đâu, cách đây vài tháng thầy đến chỗ chúng tôi và ở trong nhà của một người phật tử. Biết thầy hay đi giúp cho người dân ở đây trong các buổi cúng kiếng, linh tính như chỉ có thầy mới giúp được anh chị nên tôi tìm đến thầy. Vừa đến nơi, chưa kịp kể lể thầy đã nói tôi, phải đi nhanh lên không thì không kịp như là đã biết trước sự việc.

Vừa đến đầu cổng thầy đã bắt đầu tuộng kinh, về phần anh Tuấn vẫn đang đập phá mọi thứ trong nhà thì đột nhiên cũng dừng lại. Thầy lấy một thứ nước gì đó vẩy vào người anh, mắt anh long lên sòng sọc, miệng gào thét nhưng tay chân thì bất động, miệng vẫn chảy ra một thứ nhớt màu đen xì bốc mùi hôi thối. thầy nói chuyện với anh bằng một thứ ngôn ngữ nào đó mà cả tôi và chị đều không nghe được, chỉ thỉnh thoảng thấy anh hét lên, gào rú, tay cào xuống nền nhà nghe sột sột đến man rợ. Được một lúc sau lại thấy anh cười, nhưng tiếng cười cũng nghe rất đáng sợ, nghe như tiếng trẻ con khóc, như tiếng chó tru nói chung là một thứ âm thanh hỗn tạp, chói tai.Thầy lại tiến tới gần anh, miệng đọc kinh nhanh hơn, tiết trời tháng 12 rét run người mà mồ hôi thầy cứ chảy thành dòng trên mặt, vừa đọc kinh thầy vừa vẩy vào người anh một thứ nước gì đó mà tôi cũng không rõ. lúc này tự nhiên hai mắt anh đỏ lòm lên như có muôn ngàn tia máu muốn bắn ra khỏi mắt, anh hét lên rồi quơ lấy con dao gần đấy, chặt vào ngón chân cái của mình, ngón chân hôm trước trong lúc làm vườn anh cuốc phải vào chân, ngón chân cái đứt lìa ra khỏi bàn, vừa lìa ra thì đã bắt đầu thối rữa và anh cũng nằm bất động ngay trên sàn nhà. Lúc này tôi với chị thực sự hoảng loạn và chưa kịp hoàng hồn với những gì đang xảy ra thì thầy tới và bảo : xong rồi, đấy là cái nợ phải trả, đem anh ấy vào nghỉ đi rồi chuẩn bị hậu sự cho đứa bé nữa.

Còn về phần thầy, thầy bảo tôi lấy trong túi của thầy một cái hũ nhỏ thầy đã chuẩn bị sẵn rồi theo thầy ra vườn. Lạ thay tất cả những cái hố anh đào hôm trước nay ra hầu như đã được lấp lại như cũ, thầy tiến thẳng tới góc vườn, lấy cuốc xới nhẹ lên thì thấy có rất nhiều xương người, thầy nhặt bỏ vào trong hũ rồi nói:

Ở đây trước kia là khu nghĩa địa, nhưng đã bị san bằng nên người ta không còn tìm thấy mộ nữa, anh cô biết vậy nhưng còn cố chấp, phạm đến mồ mả của người ta, người ta phạt.Đây là mộ của một người đàn bà Ê Đê, bà ấy muốn bắt cả nhà anh cô phải chết nhưng mệnh thằng bé này có hiếu, nó muốn bảo vệ ba mẹ nó nên về báo mộng cho thầy tới giúp, còn về cái chân, vì anh này làm mất mất một ngón chân của bà ấy nên người ta bắt phải đền. Bây giờ thầy giời bà ta đến chỗ ở mới và anh chị cô phải thờ cúng cho bà ta thì bà ta mới chịu buông tha mà không phá nữa.

Có lẽ đây là một kết thúc buồn và anh chị phải trả một cái giá quá đắt là mất đi đứa con của mình. trong câu chuyện mà tôi kể tất nhiên có một số phần tôi thêm thắt vào để câu chuyện thêm hấp dẫn nhưng cốt truyện là một câu chuyện có thật các bạn ạ. lúc tôi viết lại câu truyện này, máy tính của tôi có những trục trặc vô cùng khó hiểu, cứ nghĩ là sẽ không viết được đến đây đâu, nhưng cuối cùng thì tôi cũng đã kể xong, các bạn đọc để giải trí thôi nhé !!!!

0
Sài Gòn-Chợ Lớn 1930…Khí hậu ngoại ô thành phố Chợ Lớn gần trưa nóng bức, tôi đang ngồi bên ao rau muống hóng cơn gió hiu hiu, nghỉ ngơi sau khi vớt đám bèo lục bình rải rác trên mặt ao. Định bụng vào gọi thằng A Lủ dậy ăn chút cơm cho lại sức. Nó nghiện thuốc phiện cũng mới khoảng nửa năm thì bị cha nó bắt gặp. Lão gia này tính cách nghiêm nghị, nào bỏ qua cho nó được? Tội...
Đọc tiếp

Sài Gòn-Chợ Lớn 1930…

Khí hậu ngoại ô thành phố Chợ Lớn gần trưa nóng bức, tôi đang ngồi bên ao rau muống hóng cơn gió hiu hiu, nghỉ ngơi sau khi vớt đám bèo lục bình rải rác trên mặt ao. Định bụng vào gọi thằng A Lủ dậy ăn chút cơm cho lại sức. Nó nghiện thuốc phiện cũng mới khoảng nửa năm thì bị cha nó bắt gặp. Lão gia này tính cách nghiêm nghị, nào bỏ qua cho nó được? Tội thằng A Lủ bị chấp hành gia pháp, một trận đòn đoản côn đến bầm hết người, cấm không cho ra khỏi căn nhà khi chưa được cho phép.

Đến cả tôi cũng bị vạ lây, vì biết nó hút thuốc phiện mà che dấu ông ấy. Cha nó cũng không có đánh tôi gậy nào, chỉ nói như ra lệnh rằng mày phải giúp nó cai nghiện, trông trừng nó thật kỹ trong thời gian này mà thôi.

Tôi gọi ông ấy là thầy, vì không quen kiểu xưng hô sự phụ theo kiểu người Hoa như nhà nó. Và tôi coi ông ấy như cha mình vậy, vì ông nuôi dạy tôi đã gần tròn mười năm nay. Từ ngày bà nội tôi mất lúc 12 tuổi. Không cha me, sống với bà nội từ bé, tôi cũng chưa từng biết hay muốn tìm hiểu về thân thế của mình. Vì lúc đó còn quá nhỏ, đến khi muốn tìm hiểu thì cũng chẳng còn người thân nào để mà hỏi cho ra…Sau khi bà mất, vì tôi và nhà nó là hàng xóm thân thiết, cộng thêm ân tình bà tôi cũng giúp đỡ thầy nhiều từ ngày về đây lập nghiệp, ông nuôi và xem tôi cũng như thằng Lủ con ông. Còn tôi và nó cũng xêm xêm tuổi, chơi với nhau từ bé, thân hơn anh em. Mà ngoài nó ra tôi còn có anh em nào đâu chứ.

Ngày thường tôi và A Lủ theo ông vào thành phố, nơi ông có 1 tiệm bốc thuốc gia truyền, xem bệnh, tuy tiệm nhỏ mà lại rất đông khách. Cho nên cuộc sống của cả nhà cũng khá dễ chịu trong thời buổi bấy giờ. Tuy vậy ông vẫn thích sống ở ngoại ô, trong căn nhà lá lụp sụp cho mát mẻ, hàng ngày đạp xe vào phố. Tối về, thầy dạy hai thằng chúng tôi đọc, viết, cả tiếng Quốc ngữ và tiếng Hoa. Rồi ông cũng dạy chúng tôi học Vịnh Xuân Quyền, thầy quan niệm rằng nam nhi phải văn võ song toàn. Nhưng thằng Lủ thì lười học chữ, võ vẽ thì nó học rồi đánh lộn ngoài thành phố suốt ngày. Tôi thì không dám, vì nể và sợ thầy, nên cũng chăm chỉ hơn. Vì vậy nên thầy thường dạy tôi nhiều thứ lặt vặt, bốc thuốc xem bệnh…, ông còn hay kể cho tôi nghe nhiều tích xưa, từ truyện Hán Sở, Tam Quốc…, hay những câu chuyện lặt nhặt trong suốt cuộc đời ông ấy khi di dân từ Triều Châu đến vùng Chợ Lớn này.

Đang miên man trong suy tư thì bỗng nhiên có tiếng động cơ ô tô chạy đến. Ngoài thành phố thì không hiếm, đa phần thời này dân tài chủ có tiền, người Pháp, binh lính Pháp cũng thường diễu những chiếc Mercedes lớn trên phố Sài Gòn-Chợ Lớn. Nhưng ô tô chạy đến nhà chắc hẳn có việc gì quan trọng. Nghĩ đoạn tôi vội chạy vào nhà, lôi cổ thằng Lủ dậy, nó uể oải đứng lên khỏi phản ra sau rửa mặt. Lúc này chiếc xe cũng dừng ngay sát cửa nhà, ba người cùng khiêng một người trung niên xuống xe trong tình trạng mê man không biết gì nữa. Thầy cũng ngừng xắt thảo dược, đứng lên chắp tay phía sau ra xem có chuyện gì. Tôi đứng cạnh chờ xem có gì sai bảo.

Trong ba người thì có một người là người Pháp làm tài xế, tôi đoán. Vì người đàn ông trung niên là người Việt, và cô gái trẻ trạc tuổi tôi đi cùng nhóm hình như là lai Tây. Vì cô có nước da trắng, đôi mắt thì to tròn, có màu xanh như bầu trời ngày hạ.

– Xin hỏi đây có phải nhà của lương y Gia Long?

Cô gái hỏi. Tôi đang còn mải ngắm nhìn, thì thầy đã lên tiếng:

– Phải, Thiên, còn không mau giúp đưa người bệnh vào nhà?

Đoạn quay qua hỏi ngắn gọn:

– Bị rắn cắn a?

Cô gái trẻ vôi trả lời bằng tiếng Việt lơ lớ:

– Dạ vâng.

Người đàn ông bất tỉnh đã được cột garo ngay bắp đùi, lúc này tôi phụ gã tài xế đưa ông ấy vào chiếc phản mà thằng Lủ vừa nằm ngủ. Căn nhà vách lá nhỏ lúc này dường như trở nên chật hẹp. Thầy tôi lấy kéo cắn ngắn chiếc quần âu, lộ ra vết cắn của rắn độc. Đoạn bắt mạch và trầm ngâm 1 lúc rồi nói:

– Cũng may là chuyển đến kịp thời.

Đoạn quay qua nhìn tôi, vì ở cùng thấy, cũng đã gặp nhiều trường hợp cấp cứu rắn độc cắn nên tôi hiểu ý. Chạy vào kệ thuốc lấy một viên đá nhỏ dẹp như bánh xà phòng, đem ra phía sau múc 1 chén nhỏ nước mưa trữ trong lu nước rồi ngồi mài viên đá vào đó. Thằng Lủ vẫn chưa tỉnh hẳn, nó lười biếng nhìn tôi. Bà mẹ nó chứ, thằng này chắc vừa nhúng mặt vào lu nước, vì trong chén nước còn nổi váng dầu mồ hôi của nó lềnh bềnh. Tôi cũng không là gì nó, đang vội cứu người như cứu hỏa nên cũng chả nói gì mà tập trung mài cho đến khi nước trong chén ngả màu đen thì đem vào nhà.

Thầy bảo tôi đỡ người đàn ông dậy, cho uống thứ nước đen đen đó. Vì ông ta đang hôn mê, nên phải nhờ cô gái đỡ dậy, tôi mới banh miếng và đổ nước vào. Rồi thầy tôi cầm viên đá từ tay tôi đặt nhẹ lên vết rắn cắn và lấy vải cột nhẹ lại. Xong đâu đó mới quay qua hỏi chuyện:

– Làm sao lại bị rắn hổ chúa cắn a?

Cô gái trả lời nhỏ nhẹ:

Dạ ba con đang lội ruộng lấy một số mẫu vật ven ngoại ô thì bị cắn. Đưa vào thành phố thì có người chỉ đến tiệm thuốc của bác. Mà hôm nay bác không mở cửa nên phải chuyển vội về đây. Tình hình ba con có nguy hiểm không thưa bác?

– Cũng không nguy hiểm gì a, vì may mắn là đưa tới kịp thời, chỉ nửa giờ nữa thôi thì cũng hết cách. Ông ấy cần nghỉ ngơi khoảng ba ngày. Tạm thời cứ để nằm đây a. Không tiện di chuyển mà.

Rồi ông đứng lên, tiếp tục vào sắt thảo dược mà không nói gì thêm. Tích cách thầy tôi lúc nào cũng kiệm lời như thế. Cô gái lúng túng không biết nên làm gì, bèn quay qua nói với gã tài xế bằng tiếng Pháp xì xồ. Tôi không hiểu gì, mà cũng không để ý vì đang mải ngắm người đẹp. Chỉ thấy lúc sau gã tài xế lại nổ máy ô tô và chạy đi. Cô gái quay qua nói với tôi:

– Anh cho em ở lại để chăm sóc ba em.

Có phải nhà tôi đâu sao tôi quyết định đc cơ chứ, quay qua nhìn thầy thì ông cũng chẳng nói gì. Đúng lúc thằng Lủ mò lên, hai mắt nó sáng rực, chẳng ai nhận ra nó là thằng cai thuốc phiện cả, vội vã đáp lời:

– Ôi cô bé thích ở bao nhiêu ngày mà chả đc, ở luôn đây đi nha, hô hô.

Cái giọng cười hô hố của nó làm cô gái ngượng đỏ mặt. Thầy mới quay qua gắt:

– Hai thằng mày đi dọn bữa ăn đi, giữa trưa rồi. Cô cũng xuống ăn với tụi nó mà lấy sức chăm người bệnh đó mà.

Tôi dạ vâng rồi cùng thằng Lủ dọn cơm. Xong xuôi thì lên mời thầy và cô gái xuống. Thầy đang suy nghĩ gì đó nên chưa muốn ăn. Ông nói cô gái xuống ăn trước với hai thằng tôi. Không biết vì đói hay dường như sợ uy của thầy, cô gái răm rắp nghe theo ngay lập tức. Vì thói quen không nói chuyện trong bữa cơm, nên cả ba ngồi cúi mặt ăn cho xong. Không biết thằng Lủ nghĩ gì, nó quay qua nháy mắt với tôi, cười đểu.

Xong bữa, cô gái tiếp tục ngồi trông chừng bệnh nhân. Hai thằng tôi cũng ra ngoài ngồi cho mát, gần đây mới đc ở nhà mấy ngày. Cũng phải cảm ơn thằng Lủ, tất cả là nhờ nó thôi. Mà cũng tội, từ ngày ở nhà cai, nó gầy đi trông thấy. Trước hơn tám mười cân thì giờ cũng phát sút mất gần chục. Ấy là so với người thường thôi, chứ nó vẫn còn to lắm. Vậy nên tôi gọi nó thân thiện là thằng Mập.

– Ê Mập, mày thấy lão bị rắn cắn có gì lạ không?

– Lạ cái gì, ông già bảo bị hổ chúa cắn mà? Chưa chết là may còn lạ con mẹ gì.

Thằng này ít chịu để ý, tôi mới bảo nó:

– Vết rắn cắn không bình thường mày ơi, dấu nanh có tận bốn cái…mà không phải hai cái như bình thường.

– Vậy à, chắc con rắn này nó tợp hai phát, hô hô. – Nó đáp tỉnh khô.

Tôi vẫn đang còn thắc mắc, thì thầy đã đứng sau từ bao giờ. Ông thong thả nói:

– Thiên à, là con tinh ý. Đây không phải rắn hổ chúa đâu, là rắn giữ mả. Độc tính nó không phát tác nhanh, nhưng rất khó trị. Làm cho cơ thể người bị cắn rữa nát dần dần. Mà loài này thường tấn công những người mang hoặc nhiễm hàn khí âm lãnh mà thôi a. Thật khó hiểu mà…

Đoạn ông lại chìm vào suy tư, dường như đang nhớ về điều gì đó. Cả ba chúng tôi cùng lặng im, một lúc lâu sau ông thở dài và bắt đầu kể với giọng điệu mà ông thường kể chuyện tôi nghe, nhưng câu chuyện lần này tôi cảm thấy nó có gì u oán lắm:

– Năm đó di dân, trên đường qua Quảng Tây. Thầy cũng đã gặp loại rắn kỳ quái này rồi…

0