K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2017

ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thu trên bờ sông. Đó là các hình ảnh :
- Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
- Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước”.
Với câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước ( chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ). : thiên nhiên như cũng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.
Với câu say, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc sau những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu ( chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ) : thiên nhiên cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiên thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước.

9 tháng 4 2019

c, Dùng những từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của con người (trầm ngâm, nhìn, vùng vằng, chạy về) để chỉ hoạt động, tính chất của vật (những chòm cổ thụ, nước)

-> Thế giới cây cối, đồ vật giàu sức sống, sinh động như chính thế giới của con người.

Đọc các đoạn văn dưới đây và cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn được tạo ra = cách nào và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong miêu tả sự vật1/ Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.2/ Dọc sông, những chòm cổ thụ dngs mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. [...]...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn dưới đây và cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn được tạo ra = cách nào và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong miêu tả sự vật

1/ Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.

2/ Dọc sông, những chòm cổ thụ dngs mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. [...] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.

3/ Cả rừng xà nu hàng vạn cây ko có cây nào bi thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như 1 trận bão. Ở chỗ vết thương nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
28 tháng 2 2018

1. Phép nhân hóa được sử dụng:

- dùng từ ngữ, danh xưng vốn để gọi người để gọi vật: "mẹ", "con", "anh", "em".

- dùng từ ngữ vốn tả trạng thái, hoạt động của người cho vật: đậu, tíu tít, bận rộn

=> Tác dụng: miêu tả sinh động cảnh tấp nập ở bến hàng.

2. Tác giả dùng những từ vốn tả hành động, trạng thái của người để tả vật: "đứng mãnh liệt trầm ngâm lặng nhìn", "vùng vằng", "quay đầu chạy"

=> Tác dụng: khiến sự vật được miêu tả thêm sinh động, hấp dẫn

3. Tác giả dùng từ tả trạng thái của người để tả vật: "bị thương", "bầm lại", nhựa như những "cục máu lớn"

=> Tác dụng: Khiến những cây xà nu hiện lên sinh động và mang những phẩm chất của con người.

29 tháng 6 2021

Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.

BPTT : Nhân Hóa

Tác dụng : Giúp cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn hơn. Giúp người đọc hiểu được sự dữ dội của dòng sông chảy xiết.

Biện pháp tu từ nhân hóa : Thuyền --> vùng vằng

Tác dụng : Cho thấy sự khẩn trương của con thuyền, hoạt động lướt thuyền trên sông trở lên sinh động, mạnh mẽ. Và từ đó cho thấy được con sông ấy chảy xiết, nước ào ạt ngày đêm.

22 tháng 3 2018

Chọn a

13 tháng 3 2021

aaaaaaaaaa

17 tháng 2 2020

Câu văn sử dụng phép nhân hóa là: Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.

-> Tác dụng: Diễn tả những chòm cây cổ thụ thâm nghiêm, có tâm hồn tình cảm như con người.

27 tháng 2 2020

 Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.

-Tác dụng: làm nổi bật hình tượng của những cây cổ thụ già to lớn đang rủ là xuống mặt nước, khiến cho chúng trở nên sinh động, như con người.

đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:''Dượng Hương Thư đánh trần sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe mộhưt tiếng ''soạc''! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu sào, lấy tế trụ lại, giúp cho chú Hai và thàng Cù Lao phóng sào uốn nước. Chiếc sào của Dương Hương Thư dưới sức cống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền...
Đọc tiếp

đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

''Dượng Hương Thư đánh trần sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe mộhưt tiếng ''soạc''! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu sào, lấy tế trụ lại, giúp cho chú Hai và thàng Cù Lao phóng sào uốn nước. Chiếc sào của Dương Hương Thư dưới sức cống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.''

Câu 1: Cho biết ptbd chính của đoạn văn trên.

Câu 2: Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn văn.Qua đó, em thấy Dượng Hương Thư đang thực iện công việc gì?

Câu 3: tìm biện pháp tu từ trong câu văn sau: ''Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng chực trụt uống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước. ''

Câu 4: Viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh Dương Dương Thư.

 

1
15 tháng 5 2021

"Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước."

Câu 1 : Miêu tả

Câu 2 : 

Dượng Hương Thư:

  * Hành động đã nói lên ngoại hình săn chắc của dượng Hương Thư:

- "đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”"

- "ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại"

⇒ Dượng Hương Thư đang cố gắng vượt thác.

câu 3 :

-Biện pháp tu từ nhân hoá trong đoạn văn :

+ Nước bị cản văng bọt tứ tung , thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống , quay đầu chạy về lại Hòa Phước.

Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào.a)          Núi cao chi lắm núi ơiNúi che mặt trời chẳng thấy người thương!   (Ca dao)b) Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả...
Đọc tiếp

Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào.

a)          Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!

   (Ca dao)

b) Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

(Tô Hoài)

c) Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. [...] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hoà Phước.

(Võ Quảng)

d) Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh dưới nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn.

ko phải tác dụng trong SGK nha

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
4 tháng 3 2019

a. Phép nhân hóa được tạo ra bằng cách gọi (xưng hô) sự vật vô tri như với người, được sử dụng qua từ "ơi"

=> Gián tiếp thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình: khoảng cách địa lý đã chia cắt và tạo nên nỗi nhớ "người thương".

b. Phép nhân hóa được tạo ra bằng cách dùng từ ngữ vốn để gọi người để gọi vật, được thể hiệ qua từ "họ", "anh"

=> Tác dụng: làm hiện lên thế giới loài vật sinh động, sống động hơn: loài vật sống, đi lại, kiếm ăn, hình dáng cũng như thế giới loài người.

c. Phép nhân hóa được tạo nên bằng cách dùng từ ngữ vốn chỉ đặc tính của người để chỉ vật, thể hiện qua từ "đứng trầm ngâm".

=> tác dụng: làm hiện lên hình dáng của những bóng cây cổ thụ sừng sững, vững chãi => miêu tả sự vật sinh động hấp dẫn hơn

d. Phép nhân hóa được tạo ra bằng cách dùng từ ngữ vốn để tả người để tả vật, thể hiện qua từ "bị thương", "cục máu lớn"

=>Tác dụng: làm hiện lên hình ảnh cây xà nu và sức sống của cây xà nu cũng như con người. Thực tế, tác giả đã tạo ra sự song hành giữa hình tượng cây xà nu và đồng bào dân tộc Tây Nguyên với ý chí kiên cường cứng cỏi đánh giặc cứu nước.

19 tháng 5 2021

Hãy chỉ ra và nêu phép nhân hóa trong đoạn văn sau :

"Càng về ngược , vườn tược càng um tùm . Dọc sông , những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nứơc . Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt . Đã đến Phường Rạnh . Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước . "

                                                                                      ( Vượt Thác - Võ Quảng )

C2 .EM hãy tả quang cảnh 1 phiên chợ theo tưởng tượng của em .

tham khảo:

 

Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui , náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất.

Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn gàng, xanh mươn mướt. Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế - những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyên cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt.

Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sô-cô-la hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương.

Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỡ sắc màu làm tôi hoa cả mắt. Kẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong những tiếng chào mời tíu tít.

Tiếp đến, tôi với mẹ ra hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi người năm mới tốt lành.


 
Chợ Tết năm nay còn bán cả cá cảnh. Những chú cá vàng, cá đen múa lượn, khoe vẻ kiều diễm của mình trong làn nước trong lành. Gần cuối chợ là nơi bán gia súc. Những chú lợn con bị nhốt trong rọ, nghếch mõm ngó người mua. Đàn gà nhép lông mượt như tơ, liếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói chân thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi kêu “Cạc… cạc...” ầm ĩ. Chị mái mơ “Cục ta… cục tác” hồi lâu khi bị lạc đàn. Rồi anh chàng lợn tinh vi cũng hùa theo “Ụt…ịt”. Tất cả làm khu chợ càng trở nên huyên náo. Ôi, nhanh thật! Vậy là đã đến cửa hàng cuối cùng của chợ. Đó là hàng bán câu đối và tranh Tết. Trên những dải lụa đỏ thắm, mềm mại là những vần thơ bay bướm mà thấu tình người. Những bức tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng được người dân nơi tôi rất thích thú. Người ta mua chúng về để nhà cửa thêm đẹp và sang trọng, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng. Quả là một thú vui tao nhã. Giờ đây, chợ đã đông nghìn nghịt và hai mẹ con tôi cũng đã xem xong hết các mặt hàng. Tôi và mẹ nhanh chân rảo bước về nhà với chiếc làn nặng trĩu đồ đạc. Chợ Tết năm nay vui quá.

Niềm vui ở chợ Tết theo bước chân mẹ con tôi đến tận nhà. Tôi mong rằng chợ Tết năm sau mình sẽ được ngắm nhìn nhiều điều mới lạ hơn nữa.


 

19 tháng 5 2021

Bạn ơi ... thiếu tác dụng ở câu 1