K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TỔNG KẾT CUỘC THI IDOL MUSIC Sau hơn 10 ngày diễn ra cuộc thi và 3 ngày miễn phí, BTC đã nhận được 28 video trong đó có 17 video dự thi, 11 video tặng từ các bạn thành viên. So với mùa 1 thì mùa 2 có phần sôi động và rực rỡ hơn. Có lẽ các bạn cũng đã quen với hình thức thi này rồi nhỉ? Tuy nhiên, sau mùa 2 BTC cũng nhận ra được nhiều lỗ hổng về thể lệ, khiến cho vẫn có vài video gian lận nhưng vẫn không qua...
Đọc tiếp

TỔNG KẾT CUỘC THI IDOL MUSIC

Sau hơn 10 ngày diễn ra cuộc thi và 3 ngày miễn phí, BTC đã nhận được 28 video trong đó có 17 video dự thi, 11 video tặng từ các bạn thành viên. So với mùa 1 thì mùa 2 có phần sôi động và rực rỡ hơn. Có lẽ các bạn cũng đã quen với hình thức thi này rồi nhỉ? Tuy nhiên, sau mùa 2 BTC cũng nhận ra được nhiều lỗ hổng về thể lệ, khiến cho vẫn có vài video gian lận nhưng vẫn không qua mắt được BTC thần thánh :)))

Sau đây là giải thưởng và cách tính điểm:

- 1 Giải Thần tượng âm nhạc : (điểm BTCx2 + lượt like)/2 ( chia 2 cho nó tròn số :))))

- 1 Giải IDOL được yêu thích nhất : (lượt xem+lượt likex3)/4

- 5 giải IDOL mới nổi: là 5 bạn có số điểm sau Thần tượng âm nhạc

Tính toán cũng chỉ là làm màu thôi, nhìn view, like, điểm BGK là biết ai nhất rồi :))

Vậy các bạn đã đoán ra cái tên nào sẽ dành được các danh hiệu trên chưa??? Hmm, chắc hẳn các bạn sẽ không đoán ra nổi :)) À đoán được nhưng mà nửa đúng nửa sai :))

Được rồi, không nói nhiều, không nói dài dòng nữa, mình công bố ngay đây

- 1 Giải Thần tượng âm nhạc: Nguyễn Thiên Trang

Phần thưởng:

+ Danh hiệu Thần tượng âm nhạc – HOC24 season 2 cùng với 1 kỉ niệm chương là avatar do BTC tự thiết kế (bạn có thể cài hoặc không)

+ Phần thưởng tinh thần: Được cộng đồng xem như Thần tượng :)) Phần thưởng này đáng giá nhất nè :))

+Phần thưởng vật chất: 2GP combo 20SP

- 1 Giải IDOL được yêu thích nhất: Đặng Quốc Nam

Phần thưởng:

+ Danh hiệu IDOL được yêu thích nhất – HOC24 season 2 cùng với 1 kỉ niệm chương là avatar do BTC tự thiết kế (bạn có thể cài hoặc không)

+ Phần thưởng tinh thần: được nhiều người yêu thích, được nhiều bạn nữ xin in4 làm quen :))

+Phần thưởng vật chất : 15SP

- 5 giải IDOL mới nổi:

+ Nguyễn Văn Đạt

+ Trương Quân Bảo

+ Phạm Thị Yến Nhi

+ Đinh Hồng Thắm

+ Mai Hà Trang

Phần thưởng:

+Phần thưởng tinh thần: Là động lực giúp các bạn bước tiếp trên sự nghiệp ca hát của mình :))))))) Đây cũng xem như bước đệm để các bạn tự tin hơn thể hiện bản thân.

+Phần thưởng vật chất: 5SP

BTC sẽ liên hệ với các bạn để trao giải. Đây là bảng tính điểm của BTC IDOL MUSIC SEASON 2 - Google Trang tính

BTC – Ngố và Dương một lần nữa gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn đã ủng hộ chúng mình và cuộc thi trong suốt khoảng thời gian qua. Đây là động lực để mình tiếp tục đóng góp cho cộng đồng. IDOL MUSIC season 3 sẽ trở lại cho đến khi mình nghĩ ra cách để đổi mới hình thức thi hoặc là 1 cuộc thi nào mới mẻ nữa sẽ ra mắt :))

Chúc mọi người dồi dào sức khỏe để chống lại virus Corona <3

25
1 tháng 4 2020

Đã đọc xong đầu tiên..Công nhận Ngố viết hay nè

# sao Ngố lại chọn ngày cá tháng tư để đăng nhỉ???

Đính chính lại: Tuy là cá tháng tư nhưng kết quả là thật ạ :))

1 tháng 4 2020

Avatar đây nhé 2 thần tượng

24 tháng 10 2018

Apolo là thần ánh sáng mà bạn

24 tháng 10 2018

thế cứ là ánh sáng là sáng tạo âm nhạc đâu bạn

Người ta nói ngày lòng buồn nhất là ngày trời đổ cơn mưa Mà sao mây đen đêm nay vẫn chưa về Lắng nghe đêm gió buốt nhẹ trôi thả hồn giữa bao suy tư muộn phiền Một ngày vui đến sau vạn ngày sầu Em vẫn sống như bao nhiêu người Vẫn cứ chờ vẫn cứ đợi và vẫn cứ thương Vẫn nhớ người cũ dù câu chuyện mình chẳng vẹn mười Vẫn cứ vướng hàng trăm nỗi buồn đến từ người từng thương Ta đã...
Đọc tiếp

Người ta nói ngày lòng buồn nhất là ngày trời đổ cơn mưa
Mà sao mây đen đêm nay vẫn chưa về
Lắng nghe đêm gió buốt nhẹ trôi thả hồn giữa bao suy tư muộn phiền
Một ngày vui đến sau vạn ngày sầu

Em vẫn sống như bao nhiêu người
Vẫn cứ chờ vẫn cứ đợi và vẫn cứ thương
Vẫn nhớ người cũ dù câu chuyện mình chẳng vẹn mười
Vẫn cứ vướng hàng trăm nỗi buồn đến từ người từng thương

Ta đã từng ôm nhau rất chặt, chẳng nghĩ rằng giông tố kéo qua
Thế rồi khoảnh khắc nào đó thứ là duy nhất cũng chẳng theo ta
Em vẫn là em, của ngày xưa, chỉ khác là chẳng còn yêu ai nữa
Không còn tin vào những lời hứa, hoa vốn đẹp cũng trụi tàn sau đêm mưa

Anh à! Ai cũng có quá khứ để lấy điểm nuôi mầm tình yêu hiện tại
Và em cũng vậy nhưng có điều lý trí ngủ lâu
Gõ cửa rồi vẫn chưa tỉnh dậy
Em không nhớ rõ lần cuối cùng gặp anh khi nào

Nhưng em nhớ rõ ngày bắt đầu của những thương đau
Hôm qua anh lại xuất hiện vóc dáng xưa chẳng gì thay đổi
Anh thoáng qua như mây trôi, thực tế giờ đường xưa thay lối
Thực tế giờ đường xưa thay lối

Lặng nhìn ai đang đi bên một người
Lặng lẽ buông sao không đành tâm
Cứ yêu thôi nhẹ nhàng bên ngàn nỗi đau
Lặng nước mắt sau ngàn nụ cười!

Vì đâu phải cố chấp đến như vậy?
Lặng lẽ yêu nay lặng lẽ buông!
Em cứ ngỡ mình thật hạnh phúc
Kể từ khi con tim em bị anh thuyết phục

Cứ nghĩ mình sẽ bền lâu cùng nhau tính chuyện mai sau
Đâu ai biết được đằng sau mình chẳng thể một lần vì nhau
Dằn vặt nhau những điều không đáng, kết quả cuối cùng đến ly tan
Anh đâu biết tình em sâu nặng, bởi khi buồn chỉ biết lặng thinh

Nhưng em hài lòng với quyết định, thử một lần phó duyên trời tính
Em không níu lại những mong manh
Tập sống như hoa bất tử khi không anh
Chúng ta trở về như lúc mình chưa đến, đóng vai người lạ từng ***.

Chuyện tình mình không trọn vẹn
Hạnh phúc thoáng qua chỉ còn lại toàn cay đắng
Anh đừng bận tâm em, buồn hay vui thì cũng qua ngày
Nhưng nếu một lúc nào đó có mệt mỏi anh cứ về đây
Mình không thể nào yêu lại lần hai
Nhưng nếu có cơ hội em vẫn tặng anh tay trái

Có những nỗi buồn chắc có lẽ cứ chắc chiu vậy thôi muốn buông cũng không được
Lặng nhìn ai đang đi bên một người
Lặng lẽ buông sao không đành tâm
Cứ yêu thôi nhẹ nhàng bên ngàn nỗi đau

Lặng nước mắt sau ngàn nụ cười!
Vì đâu phải cố chấp đến như vậy?
Lặng lẽ yêu nay lặng lẽ buông!
Mưa dập những cánh hoa quỳnh.

Thấm dệt trên mí ai?
Gió dìu những khúc ca buồn!
Dòng cảm xúc thấu đến ai hiểu được ai?
Lặng nhìn ai ai? Ai? cố gượng cười cho nhẹ nỗi lòng.

Thế sao không đành tâm nhẹ nhàng bên ngàn nỗi đau
Lặng nước mắt
Dòng cảm xúc thấu đến ai hiểu được ai?

4
3 tháng 11 2019

Lặng lẽ buông

3 tháng 11 2019

Lặng lẽ buông

IDOL MUSIC SEASON 2 Chào mừng các bạn đã trở lại với channel của mình và mình là Ngố đây. Hôm nay mình mở lại cuộc thi IDOL MUSIC season 2 nhé, các bạn có hứng thú không nào? I. Thể lệ Thể lệ cuộc thi lần này cũng gần giống với mùa 1 - Chủ đề của cuộc thi : NHẠC VIỆT NAM, chỉ có 1 vòng duy nhất. Các bạn sẽ lựa chọn bài hát để thể hiện bằng cách hát – cover, đàn, thổi kèn, … chơi các loại nhạc cụ. Sau...
Đọc tiếp

IDOL MUSIC SEASON 2

Chào mừng các bạn đã trở lại với channel của mình và mình là Ngố đây. Hôm nay mình mở lại cuộc thi IDOL MUSIC season 2 nhé, các bạn có hứng thú không nào?

I. Thể lệ

Thể lệ cuộc thi lần này cũng gần giống với mùa 1

- Chủ đề của cuộc thi : NHẠC VIỆT NAM, chỉ có 1 vòng duy nhất. Các bạn sẽ lựa chọn bài hát để thể hiện bằng cách hát – cover, đàn, thổi kèn, … chơi các loại nhạc cụ. Sau đó quay video phần thể hiện lại.

Lưu ý : để tránh các trường hợp gian lận, video phải có hình ảnh người thể hiện, trường hợp màn ảnh đen, hay không có mặt sẽ bị trừ 1 nửa số điểm. Nếu để màn ảnh đen thì trong video người dự thi phải tự giới thiệu bản thân. Trường hợp hát nhạc ngoại lời Việt cũng được nhé.

- Hình thức nộp bài như sau : các bạn quay video phần thể hiện sau đó gửi về

địa chỉ email của BTC : hoc24contest.ngo@gmail.com

qua Facebook Ngố: https://www.facebook.com/ngo.ngongo.1656

qua Facebook Dương : https://www.facebook.com/profile.php?id=100017738857244

Lưu ý : Khi gửi video các bạn cần ghi kèm những thông tin sau : Họ và tên, link nick Hoc24, bài hát thể hiện tên gì, của tác giả nào?

Video của các bạn sẽ được BTC tải xuống và up lên Youtube cho mọi người bình chọn.

II. Đối tượng tham gia cuộc thi:

- Tất cả thành viên Hoc24, ngoại trừ BTC và BGK

III. Cách tính điểm :

- Số điểm sẽ được tính theo công thức sau :

Số điểm = lượt xem + lượt thích + điểm của BGKx2

Thành viên BGK gồm : Ngố và Dương Lê, mỗi người sẽ có thang điểm từ 1 đến 5 để chấm cho các video dự thi (nghĩa là điểm cao nhất bạn có thể nhận từ BGK là 10đ, mỗi người cho 5đ)

IV. Thời gian :

Cuộc thi chỉ có 1 vòng duy nhất, bắt đầu từ ngày 16/03/2020 => ngày 27/03/2020

Hết ngày 27 BTC sẽ không nhận bài dự thi nữa nhé

Lưu ý: Rút kinh nghiệm đợt thi trước, BTC đã ra chủ đề rộng hơn cho tất cả các bạn, vì vậy đề nghị các bạn tham gia đúng chủ đề. Bài dự thi hát nhạc ngoại sẽ bị loại và không tính điểm. Nhưng BTC cũng sẽ đăng lên để mọi người thưởng thức (bài đó xem như là góp vui ý

85
16 tháng 3 2020

Moi người hãy tin vào chính bản thân mình..Biết đâu sau cuộc thi nhỏ bé này các bạn sẽ có can đảm, tự tin hơn thì sao...

Nào những bạn có niềm đam mê ca hát..Mình tin bạn làm dc..Cô lên ~~~

17 tháng 3 2020

Lần trước thi rồi nên lần này em trao lại cơ hội cho các bạn khác ạ :)

Chúc các bạn thi tốt và thành công nè :")

17 tháng 3 2021

Âm nhạc phương Tây và Phương Đông có nhiều điểm tương đồng,song cũng có rất nhiều điểm riêng biệt đặc trưng của riêng mình: khác nhau cơ bản về .

1.Sử dụng âm thanh

Âm nhạc Phương Đông và âm nhạc Phương Tây cùng dùng con số để thể hiện các âm có độ cao. Tuy nhiên, cách lý giải thì có sự khác nhau:

 

Người phương Tây – tiêu biểu là Hy Lạp cổ đại - thường dùng tần số làm số đo chủ yếu của âm thanh, chẳng hạn cách định âm của Pythagore (582 - 493), theo nguyên tắc định âm “vòng quãng 5” để xác định các bậc âm: Đô - Son – Rê – La – Mi – Xi – Fa#; họ lấy cách định âm bằng sợi dây, và sự khác biệt của âm thanh được qui định một cách khoa học theo âm chuẩn 1 cung = 9 comma. Theo đó, âm La1 ứng với 440 Hz và âm càng cao thì con số ứng với nó càng lớn; từ âm La1 cố định làm chuẩn, mà sau này tất cả các nhạc cụ trong dàn nhạc đều phải được định hình theo nó và âm nhạc Phương Tây còn coi âm Đồ là âm cơ bản đầu tiên. Khoảng thế kỷ III trước Công nguyên, đến thế kỷ II sau Công nguyên có trường phái “hòa thanh học” phản đối phương pháp dùng “số học” để nghiên cứu nhạc luật của Pythagore, họ đề ra phương pháp dựa vào tai nghe làm cơ sở và đã phát hiện “âm sai” 5/4, 6/5, âm nhỏ 10/9 và comma 81/80. Theo một số nhà nghiên cứu âm nhạc còn cho rằng Aristoxene (thế kỷ IV trước Công nguyên) đã phát hiện nguyên lý thang 12 luật điều hòa.

Nhưng đối với người phương Đông thì có sự khác biệt. Âm nhạc Phương Đông cũng theo nguyên tắc định âm quãng 5, nhưng cách giải thích hoàn toàn khác. Âm nhạc Trung  Quốc cổ đại khái quát quy luật thành "Ngũ độ tương sinh” – tức là lấy kích thước của ống trúc (dài 9 tấc, đường tròn 9 phân theo luật Âm Dương và theo quan niệm của Trung Quốc số 9 có vị trí đặc biệt, là số dương lớn nhất, số đang tiếp tục phát triển) để định ra âm chuẩn, và âm đầu tiên phát ra gọi là âm Hoàng Chung được coi như luật gốc. Từ luật gốc này, theo một phương pháp nhất định, người ta phát triển thành 12 luật, trong đó có 6 luật Âm: Lâm Chung (son), Nam Lã (la), Ứng Chung (xi), Đại Lã (đô thăng), Giáp Chung (rê thăng), Trung Lã (mi thăng)) và 6 luật Dương: Hoàng Chung (đô), Thái Thốc (rê), Cổ Tẩy (mi), Sanh Tân (fa thăng), Di Tắc (son thăng), Vô Xạ (la thăng). Âm cơ bản đầu tiên cũng chính là âm Hoàng Chung và có sự trái ngược lại so với âm nhạc Phương Tây ở chỗ âm có tần số càng cao thì con số tương ứng với nó càng nhỏ. Hơn nữa, sau này âm Hoàng Chung còn được thay đổi theo từng thời đại (thậm chí có liên quan đến cả lĩnh vực chính trị, quyền lực của từng thời). Ở Trung Quốc cổ đại có mấy phương pháp định âm chính: “Tam phần tổn ích”, “Thượng sinh và Hạ Sinh”, “Tám Luật sinh một Luật”. Cả ba phương pháp trên, tuy cách gọi khác nhau, nhưng đều là phương pháp thuộc hệ thống định Luật “Ngũ độ tương sinh”.

2.Sử dụng điệu thức

Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc đã đối chiếu điệu thức 5 âm và 7 âm cổ đại của Trung Quốc (phương Đông) và Hy Lạp (phương Tây) đã thấy sự sắp xếp các quãng của hai điệu thức 5 âm tương đối giống nhau, song hai điệu thức 7 âm lại khác. Bán âm đầu tiên trong điệu thức Trung Quốc nằm giữa bậc IV và V( Sanh Tân và Lâm Chung), còn trong điệu thức trưởng Hy Lạp nó lại nằm ở bậc III và IV. Tuy nhiên, hình thức sắp xếp các bậc trong điệu thức 7 âm của Trung Quốc chỉ nằm trong sách vở ở thời kỳ đầu và trong âm nhạc cung đình. Còn âm nhạc dân gian thì quãng bán âm giữa bậc III và IV đã hình thành từ sớm (như trong âm nhạc cổ đại Hy Lạp) và đến thế kỷ VI sau công nguyên đã thấy nó được sử dụng trong âm nhạc cung đình.

Tên gọi 7 âm của Trung Quốc tương ứng với 7 âm Hy Lạp:

 

                          Cung         Thương     Giốc      Biến Trủy       Trủy          Vũ         Biến Cung

Song, điệu thức trong âm nhạc Phương Đông rất phức tạp, ở mỗi khu vực đều có những cách sử dụng điệu thức khác nhau và điều đó làm cho âm nhạc Phương Đông vốn độc đáo, riêng biệt lại càng giàu thêm phần phong phú và đa dạng hơn. Vùng phương Bắc Trung Quốc thường dùng điệu thức 7 âm bằng nhau, đặc biệt là 7 âm Thương hay được dùng với sắc thái vui vẻ, lạc quan, mạnh mẽ. Vùng phương Nam chủ yếu là dùng 5 âm và sử dụng nhiều 5 âm Truỷ, tiếp theo đến 5 âm Vũ với tính chất âm nhạc trữ tình. Dĩ nhiên, những tính chất, sắc thái, đặc điểm âm nhạc trong mỗi vùng miền ở phương Đông khác nhau đều xuất phát từ yếu tố con người, địa lý, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, ngữ điệu...

Âm nhạc thời cổ điển ở Ấn Độ dùng 7 bậc âm chính để xây dựng thành 7 nốt – tiếng Ấn Độ là xva-ra (svara). Mỗi nốt có một tên riêng và tương ứng với tiếng của mỗi con vật: Nốt thứ nhất tên là Xa-dơ-gia (Sadja)  tương ứng với tiếng chim công, nốt thứ hai tên là Ri-sa-ba (Rishaba) tương ứng với tiếng kêu của con bò cái, nốt thứ ba tên là Gan-đơ-ha-ra (Gandhara) tương ứng với tiếng kêu của con dê, nốt thứ tư tên là Ma-dơ-hi-a-ma (Madhyama) tương ứng với tiếng kêu của con cò, nốt thứ năm tên là Pan-sa-ma (Panchama) tương ứng với tiếng gáy của chim cu, nốt thứ sáu tên là Đơ-hai-va-ta (Dhaivata) tương ứng với tiếng hí của ngựa, nốt thứ bảy tên là Ni-sa-da (Nishada) tương ứng với tiếng giống của voi. Trong thực hành, các nốt nhạc này được đọc theo vần đầu của chúng. Do đó mà tên bảy nốt nhạc của Ấn Độ là: Xa - Ri - Ga - Na - Pa - Đa - Ni. Tên gọi của bảy nốt trong âm nhạc Phương Tây là Ut - Rê - Mi - Fa - Son - La - Xi cũng hình thành theo cách này - lấy vần đầu của các câu kinh thánh. Lý thuyết âm nhạc cổ điển đã được định hình bởi các điệu thức cơ bản Raga - là một điệu thức 7 âm chia ra thành 22 cao độ không đều nhau trong một quãng 8 được gọi là sơ-ru-ti (shruti), mỗi sơ-ru-mi được xác định tính chất âm nhạc khác nhau. Các điệu thức 7 âm Raga được dùng nhiều ở miền Bắc với tính chất âm nhạc trữ tình, mềm mại. Còn trong hệ thống Siva có tới mười điệu thức 5 âm lại thường được dùng nhiều ở miền Nam với tính chất âm nhạc nặng về lý trí.

Khác hẳn so với điệu thức âm nhạc Phương Đông, thời Hy Lạp cổ đại sắp xếp hệ thống âm nhạc theo thứ tự từ trên đi xuống; điệu thức đó chứa dãy bốn âm cùng một dạng thức quãng theo cách gối đầu hoặc kế tiếp. Hệ thống hoàn thiện nhất là có bốn dãy âm và có âm gốc (gọi là Meda) nằm ở chính giữa chia cả hệ thống thành hai phần bằng nhau. Trên cơ sở lấy hai dãy bốn âm cùng một dạng thức quãng đem đặt kế tiếp nhau (không gối đầu nhau) sẽ được một điệu thức có các tên gọi khác nhau như: Iolien, Eolien,  Phrigien, Mixolidien, Lidien, Dorien, Locrien.

Thế kỷ III đến thế kỷ XIV, các điệu thức vẫn được gọi tên theo các điệu thức Hy Lạp cổ đại (còn được gọi là điệu thức nhà thờ vì được dùng làm cơ sở cho nhạc nhà thờ) nhưng về bản chất thì khác hẳn, bao gồm các điệu thức chính như sau:

Phrigien: C - Des - Es - F - G - As - B - C

Mixolidien: C - D - E - Fis - G - A - H - C

Lidien: C - D - E - F - G - A - B - C

Dorien: C - D - Es - F - G - A - H - C

Locrien: C - D - Es - F - Ges - As - B - C

Iolien: C - D - E - F - G - A - H - C

Eolien: A - H - C - D - E - F - G - A

Nửa đầu thế kỷ XVII, điệu thức âm nhạc Phương Tây chủ yếu thống nhất gồm hai hệ thống Trưởng và Thứ mà ngày nay chúng ta thường dùng. Hệ thống bình quân của J.S. Bach ra đời thay thế cho hệ thống tuyệt đối là một bước tiến mới trong lịch sử âm nhạc Phương Tây, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhưng, như ta đã biết, cái gì đã chia đều “bình quân” bao giờ cũng chỉ giữ tính đại thể, còn những nét độc đáo, tinh tế  lại bị mờ đi. Trong âm nhạc cũng vậy, cần có sự hài hoà, trong đó cơ sở vật lý đóng vai trò quan trọng. Song trong âm nhạc còn bao hàm cả tính thị hiếu thẩm âm của từng dân tộc, tính địa phương, mà những cao độ “ già, non” lại là những nhân tố quan trọng. Bình quân luật đã làm nhoà đi phần nào tính địa phương và những sắc thái tinh tế trong sự tiếp nhận cao độ của thẩm mỹ âm nhạc tự nhiên. Do đó, khi nhạc luật bình quân phổ biến rộng rãi, những nhà lý luận cũng như nhạc công vẫn duy trì nhạc luật không bình quân để giữ sự hài hoà trong âm nhạc đa âm và màu sắc riêng của dân tộc, nhất là ở các nước phương Đông. 

2.Trong việc sử dụng các yếu tố âm nhạc

2.1 GIAI ĐIỆU

Chất liệu giai điệu của âm nhạc Phương Đông có nguồn gốc từ một truyền thống tập trung xung quanh giọng con người, và những nhạc khí của nó khát khao những khả năng linh hoạt của giọng người trong âm điệu cùng sự tô điểm cho giai điệu bằng việc sử dụng những yếu tố như: những quãng vi cung, những lối vuốt và rung. Âm nhạc Phương Đông nặng về giai điệu, quan tâm đến giai điệu trong việc diễn tả các trạng thái cảm xúc, các ý tưởng âm nhạc... Giai điệu trong âm nhạc Phương Đông chủ yếu khai thác đơn tuyến chiều ngang, chuyển điệu bằng đặc tính âm thanh, không có những tình huống xung đột gay gắt, không có được tính triết lý nội tâm như âm nhạc phức điệu, cũng như không bị hoà âm chiều dọc và những tiến hành hợp âm chỉ đạo chi phối như trong âm nhạc Phương Tây, mà có liên quan tới những điệu thức giai điệu xây dựng trên những thang âm đặc biệt… Ngược lại, âm nhạc Phương Tây không chỉ nghe giai điệu theo chiều ngang mà còn chú ý tới hoà âm theo chiều dọc, cho nên, âm nhạc Phương Tây coi hoà âm là một trong những yếu tố chính để diễn tả hình tượng âm nhạc, thậm chí hoà âm còn thể hiện phong cách sáng tác, trường phái âm nhạc…

2.2 TIẾT TẤU

Tiết tấu, dấu nhấn trọng âm và cú pháp trong âm nhạc Phương Đông được bắt nguồn từ thơ ca và việc cộng các phách thành hình thức những chu kỳ nhịp liên quan tới sự phân câu, xoay quanh giọng người với sự nhấn mạnh âm thanh chủ yếu mang tính kích động, tạo cảm giác vấp váp, qui luật mạnh nhẹ không đều (điều này được đạt tới thông qua độ dài dàn trải của các âm). Ví dụ như: Ả Rập có nhịp 2, 4, 6, 7, 9, 10 và đặc biệt có nhịp 120 phách; Thổ Nhĩ Kỳ có nhịp 9 phách còn gọi là nhịp thêm (2 + 2 + 2 + 3), nhịp 8 phách gọi là nhịp bớt (3 + 2 + 3). Qui luật phách mạnh – phách nhẹ cũng khác hẳn ở chỗ âm ngắn lại rơi vào phách mạnh (gọi là Duma) và âm dài rơi vào phách nhẹ (gọi là Tek), trong khi âm nhạc Phương Tây, âm dài thường rơi vào phách mạnh.

Tư duy về tiết tấu trong âm nhạc Phương Tây là thường nhân nhịp (với nhịp 16 phách ở âm nhạc Phương Đông, họ có thể phân ra làm 4 câu, mỗi câu 4 nhịp, mỗi nhịp 4 phách). Việc chia các nhịp thành phách của âm nhạc Phương Tây bắt nguồn từ múa, xoay quanh cơ thể con người, đồng thời liên quan tới nhịp điệu, với dấu nhấn làm động lực là chủ yếu (gồm những sự tương phản mạnh yếu).

2.3 Cơ cấu nhạc cụ dẫn đến khác biệt trong việc sử dụng cũng như phong cách biểu diễn

Các nhạc cụ ở phương Đông hết sức phong phú về chủng loại và nhiều về số lượng, thường được chế tác từ những chất liệu gần gũi với thiên nhiên như: trống đồng, trống da, đàn đá… Tiêu biểu nhất là nước Trung Quốc ở khu vực Đông Á, ngay từ thời thượng cổ đại (8000 năm trước Công nguyên đến thế kỷ 11 trước Công nguyên) đã xuất hiện một số nhạc cụ cổ sơ như: kèn Lá, sáo Xương Chim, chuông, thanh la, não bạt… Các loại nhạc cụ phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc là: đàn Sắt, đàn Cầm, đàn Tranh, sáo, tiêu, chuông, khánh… Thời Tây Chu, Xuân Thu - Chiến quốc (thế kỷ11 đến năm 221 trước Công nguyên), người ta đã xác định được phương pháp phân loại  Bát âm - tám loại chất liệu được lấy từ thiên nhiên - để chế tạo nhạc cụ: Kim (chuông) – Mộc (mõ) – Thổ (trống đất) – Thạch (khánh đá) – Cách (trống da) – Bào (trống bằng trái bầu) – Ti (đàn dây) – Trúc (sáo). Phương pháp phân loại nhạc cụ này có liên quan đến Phật giáo, liên quan đến quan niệm về Bát quái (Càn, Khảm, Cung, Ly, Cấn, Chấn, Khôn, Đoài), và nguyên tắc Bát âm này đến nay vẫn là một trong sáu cách phân loại nhạc cụ trên thế giới. Cách phân loại nhạc cụ theo chất liệu sẽ dẫn tới sự khác nhau trong âm sắc của các nhạc cụ và dẫn đến cách biên chế các dàn nhạc cũng được dựa vào chất liệu nhạc cụ. Hơn nữa, người Trung Quốc chế tạo nhạc cụ đều có ít nhiều dựa trên cơ sở học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành, chu kỳ tự nhiên của trời - đất. Ví dụ như: đàn Tranh có kích thước dài 3 thước, 6 tấc, 5 phân (quan niệm một năm có 365 ngày), ngựa đàn không cố định (bởi liên quan đến trăng sao có lúc khuyết), thường cao 8 tấc, mặt trên cong đại diện cho mặt trời, mặt dưới phẳng đại diện cho mặt đất, có 2 chân theo quan niệm âm - dương), 16 dây (8 x 2)…

Tại Nam Á có Ấn Độ là đại diện tiêu biểu với hệ thống nhạc cụ riêng rất đặc sắc. Có các nhạc cụ tiêu biểu làm bằng Bầu, Bí, bộ gõ bằng Da được vỗ bằng tay (trên thế giới các nhạc cụ làm bằng chất liệu như vậy đều có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã có giả thuyết cho rằng đàn Violon của phương Tây cũng có nguồn gốc từ đàn Sudi của Ấn Độ). Các nhạc cụ tiêu biểu có ảnh hưởng đến khu vực như: đàn Sarasvati, đàn Vina (4 dây), đàn Sitar (7 dây, đánh 1 dây còn 6 dây kia đệm), sáo Pungi (kèn thổi cho múa rắn, có tần số rất hợp với con rắn), trống Baya (1 mặt vỗ bằng tay), trống Tabla (2 mặt vỗ bằng tay)...

Ngoài ra, âm nhạc Phương Đông còn có cách biên chế dàn nhạc đặc biệt mà âm nhạc Phương Tây không có như: dàn nhạc hoà tấu các nhạc cụ có độ vang lớn (Triều Tiên), dàn nhạc hoà tấu cồng chiêng (vùng Đông Nam Á), dàn nhạc hoà tấu Ti - Trúc…

Đương nhiên, các nhạc cụ được sử dụng trong âm nhạc Phương Tây cũng rất phong phú, đa dạng. Các nhạc cụ thời nguyên thuỷ cũng bắt đầu bằng những cây đàn gõ bằng đá, bằng ống sậy, bằng ống xương, bằng ống sừng… Sau đó, người ta biết dùng tới sợi dây căng - chùng và dài - ngắn để tạo các âm thanh cao thấp khác nhau. Thời cổ đại Hy Lạp có các nhạc cụ tiêu biểu như: đàn Lia (nguồn gốc từ phương Bắc – người Phratki), đàn Kipha và kèn Aviot (nguồn gốc từ Tây Á), sáo nhiều lỗ Xirinh… Đến thời trung cổ, âm nhạc của nhà thờ Thiên Chúa giáo thống trị, âm nhạc dân gian phát triển không mạnh. Thời kỳ này, dàn nhạc nhiều tổ hợp nhạc cụ được hình thành và chỉ trong nhà thờ mới có tổ chức dàn nhạc lớn. Âm nhạc thời phục hưng ở phương Tây bắt đầu đi những bước non trẻ, song từng bước có vị trí vững vàng. Các loại nhạc cụ tiêu biểu ở phương Tây gồm: đàn Luyt, đàn Oocgan, đàn Clavecine, đàn Mandoline, đàn Guitare, đàn Vion, đàn Violon, đàn Viola, đàn Violoncello, đàn Contrebass, sáo Flute, kèn Oboi, kèn Clarinetto, kèn Fagotto, trống Timpani, trống Tamburino, trống Tamburo,… luôn được ưa chuộng và được sử dụng thường xuyên trong biên chế dàn nhạc. Do bản tính tâm lý, tập quán, truyền thống… nên cách phân loại nhạc cụ của âm nhạc Phương Tây khác hẳn so với âm nhạc Phương Đông. Họ phân loại nhạc cụ theo nguồn phát âm, cách biên chế dàn nhạc theo bộ: Dây- Gỗ - Đồng – Gõ, nhất là vào nửa sau thế kỷ 17 - đầu thế kỷ 18 thì cách biên chế các dàn nhạc lớn nhỏ mới được hoàn thiện như ngày nay.

Trên đây là một số điểm khác biệt cơ bản Ngoài ra còn một số điểm khác biết khác nữa,bạn tìm hiểu thêm ở nguồn này nhé! Phương Đông và phương Tây khác biệt về âm nhạc như thế nào? (Kỳ 1)Phương Đông và phương Tây khác biệt về âm nhạc như thế nào? (Kỳ 2).

Long lanh giọt sương kia như trôi Là vài câu nói chưa kịp nghĩ tới. Chờ xuân kia sang Yêu thương ghé ngang buông lời. Cho anh mang nụ cười nàng Vội đem vào trong dòng thơ cho hồn bay giữa giấc mơ. Cho anh đem tiếng yêu nhỏ Nhẹ gieo vào nơi đầu môi cho lòng ai khỏi ngẩn ngơ. Mưa đem yêu thương sắc màu Mặc cho thẩm sâu trong muôn lần nhói đau Ta đem dịu êm với trái tim dạt dào Hãy để con tim của em vẫn say nồng khát...
Đọc tiếp

Long lanh giọt sương kia như trôi
Là vài câu nói chưa kịp nghĩ tới.
Chờ xuân kia sang
Yêu thương ghé ngang buông lời.

Cho anh mang nụ cười nàng
Vội đem vào trong dòng thơ cho hồn bay giữa giấc mơ.
Cho anh đem tiếng yêu nhỏ
Nhẹ gieo vào nơi đầu môi cho lòng ai khỏi ngẩn ngơ.

Mưa đem yêu thương sắc màu
Mặc cho thẩm sâu trong muôn lần nhói đau
Ta đem dịu êm với trái tim dạt dào
Hãy để con tim của em vẫn say nồng khát khao

Dịu dàng em yên ắng
Vội mang ánh trăng lẻ loi
Khẽ trôi theo khung trời
Ngã sa vào nơi đầu môi
Ngoài em ra tôi chẳng thể say đắm thêm một ai
Lá rơi buông bẽ bàng thế thay lời yêu ngây dại

Đưa câu hát phiêu du theo tiếng đàn
Nhặt gom ấm áp vương trên mây ngàn
Dìu hạnh phúc qua nơi chỉ còn có em thôi
Em là giọt sương long lanh ta đã mang

( ai bít bài hát này, điểm danh !!! ) ^_^

5
27 tháng 10 2019

Lời yêu ngây dại?

27 tháng 10 2019

Xin Lỗi 1 Tình Yêu tag ko dính=))

NHỮNG BÀI DỰ THI IDOL MUSIC CỦA THÀNH VIÊN 1. Cover bài hát tiếng Anh vô cùng vui tươi, nhí nhảnh @do khanh hoa , ủng hộ bạn ấy nhé Bài dự thi IDOL MUSIC | Dance mokey - TONES AND I | Do Khanh Hoa - YouTube 2. Anh Hùng đẹp zai, hát hay, học giỏi mỗi tội hát hơi nhỏ thôi, ủng hộ anh ấy nhé Bài dự thi IDOL MUSIC | Sao Cũng Được - Binz | #HN cover ( ghi y chang vậy nha m =) - YouTube 3. Nhạc Nhật lời Anh do bạn nữ vô cùng...
Đọc tiếp

NHỮNG BÀI DỰ THI IDOL MUSIC CỦA THÀNH VIÊN

1. Cover bài hát tiếng Anh vô cùng vui tươi, nhí nhảnh @do khanh hoa , ủng hộ bạn ấy nhé Bài dự thi IDOL MUSIC | Dance mokey - TONES AND I | Do Khanh Hoa - YouTube 2. Anh Hùng đẹp zai, hát hay, học giỏi mỗi tội hát hơi nhỏ thôi, ủng hộ anh ấy nhé Bài dự thi IDOL MUSIC | Sao Cũng Được - Binz | #HN cover ( ghi y chang vậy nha m =) - YouTube 3. Nhạc Nhật lời Anh do bạn nữ vô cùng ngọt ngào - Lê Thảo: Bài dự thi IDOL MUSIC | Because I'm in love | Lê Thảo - YouTube

4. Bài dự thi của sách giáo khoa nhé, ủng hộ sách giáo khoa để năm sau được học sinh giỏi nha :))

Bài dự thi IDOL MUSIC | Duyên mình lỡ - Hương Tràm | Sách giáo khoa (Đỗ Hải Đăng) - YouTube

5. Đây là bản nhạc Trung Quốc, lời Việt do thành viên HOC24 thể hiện. Bạn có sự trao chuốt và đầu tư chỉnh sửa cho video này rất nhiều, tạo được cảm xúc cho người nghe. BTC nhận thấy đây cũng là video có khả năng cạnh tranh cao. Mọi người ủng hộ bạn ấy nhé.

Bài dự thi IDOL MUSIC | Táng tiên - Diệp Lý ft Uyển Xả | Lê Phương Giang - YouTube

6. Bản piano cực êm do một bạn CTV tài năng thể hiện.Mọi người ủng hộ bạn ấy nhé

Bài dự thi IDOL MUSIC | HAPPY NEW YEAR - PIANO| ABBA | HISINOMA KINIMADO - YouTube 7. Đây là bài thi của một bạn nam đập zai. Mọi người ủng hộ bạn ấy nhé Bài dự thi IDOL MUSIC- SAI LẦM CỦA ANH | LÊ NGỌC KHÔI COVER - YouTube 8. Hát nhạc Trung Quốc cho chất, không hề đụng hàng chính là phần dự thi của Lâm Hàn Hạo Bài dự thi IDOL MUSIC- MANG CHỦNG | LÂM HÀN HẠO COVER - YouTube 9. Đây là bài dự thi tiếp theo của cuộc thi IDOL MUSIC .Đây là một bạn khá đẹp trai.Mọi người ủng hộ cậu ấy nhé :) Bài dự thi IDOL MUSIC- ÁNH NẮNG CỦA ANH-KHẮC HƯNG | NGƯỜI DẤU TÊN - YouTube 10. Bài hát Tiếng Anh được nhiều người ủng hộ và yêu thích nhất Bài dự thi IDOL MUSIC - Imagine me without you - Jaci Velasquez | Nguyen Thi Vang cover - YouTube 11. Người chơi guitar duy nhất : NDHB Bài dự thi IDOL MUSIC - I'm yours - Jason Mraz | NDHB (Guitar Solo) - YouTube 12. Đây là video thứ 2 đăng kí tham gia IDOL MUSIC , do CTV vô cùng tài năng của HOC24 thể hiện, mọi người cùng ủng hộ bạn ấy nhé. Bài dự thi IDOL MUSIC -CHUYỆN CŨ BỎ QUA - Bích Phương | NGUYỄN VĂN ĐẠT COVER - YouTube 13, Đây là video tham gia IDOL MUSIC đầu tiên, do một bạn nữ vô cùng xinh gái của HOC24 thể hiện, mọi người cùng ủng hộ bạn ấy nhé. Bài dự thi IDOL MUSIC -The show của Lenka - MHT (phần 1) - YouTube Bài dự thi IDOL MUSIC -The show của Lenka - MHT (phần 2) - YouTube Chỉ còn ngày mai để cho tất cả mọi người ủng hộ cho bài dự thi yêu thích của mình thôi. Hãy nhanh tay lên nào, ai sẽ giành ngôi vị quán quân phụ thuộc vào các bạn đấy

12
28 tháng 1 2020

Mong các bạn sẽ thích bản cover của mình :)

Maybe mình sẽ hát thêm một bài nào nữa =))

28 tháng 1 2020

Lại nhạc Binz mà triển hoặc của Quân A.P ý e :)) giọng e cover mấy bài đó hợp đấy