K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2019

+ Cách kết thúc: ''Bài viết tập : tôi đi học''

+ Cách kết thúc rất tự nhiên và bất ngờ. Dòng chữ tôi đi học vừa khép lại bài

văn, vừa mở ra một bầu trời mới, một thế giới mới; một không gian, thời gian mới;

một tâm trạng, tình cảm mới trong cuộc đời của đứa bé tôi. Đó là thế giới của mái

trường, thầy cô, bè bạn, của kho tri thức,...

+ Dòng chữ này còn thể hiện chủ đề truyện ngắn.

7 tháng 10 2019

undefined

12 tháng 10 2019

* Hình ảnh so sánh trong đoạn hồi tưởng

“…những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”: Hình ảnh “cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng gợi ra cho người đọc một cảm giác trong sáng, nhẹ nhàng mà đầy đẹp đẽ.

* Hình ảnh so sánh trong đoạn kỉ niệm trên đường đến trường

- “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” : Hình ảnh “làn mây lướt ngang trên ngọn núi” gợi sự bay bổng, nhẹ nhàng, thoáng chốc, có chút mộng mơ, ngây thơ. Việc so sánh một khái niệm vô hình (ý nghĩ) với một vật thể hữu hình (làn mây) đã thể hiện sự ngây ngô, trí tưởng tượng phong phú của một tâm hồn trẻ thơ.

* Hình ảnh so sánh trong đoạn nhân vật tôi tập trung ở sân trường:

- “ …trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”: So sánh trường học với nơi linh thiêng, trang trọng như ngôi đình cổ kính đã cho thấy niềm tự hào, trân trọng, thái độ nghiêm túc pha chút hài hước, ngây ngô của cậu học trò nhỏ với ngôi trường thân thương.

- “ Họ như con chim đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ..”: Hình ảnh so sánh rất tinh tế. Nó vừa diễn tả đúng tâm trạng nhân vật, vừa gợi cho người đọc liên tưởng về một thời tuổi nhỏ đứng giữa mái trường thân yêu. Mái trường đẹp như cái tổ ấm, mỗi học trò ngây thơ, hồn nhiên như một cánh chim đầy khát vọng và biết bao bồi hồi lo lắng nhìn bầu trời rộng, nghĩ tới những chân trời học vấn mênh mang…..

12 tháng 10 2019

3 hình ảnh so sánh:

- " Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngừng trên ngọn núi".

- ''Họ như con chim đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ..”:

- “…những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”

=> - Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh với những hình ảnh so sánh vừa gần gũi thân thuộc lại vừa vô cùng trong sáng lãng mạn, nhẹ nhàng diễn tả hết sức ấn tượng sự thay đổi tâm trạng của học trò, sựu ngây ngô, đáng yêu và những suy nghĩ của cậu về thế giới xung quanh.

-

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Tóm tắt văn bản:

Mùa đông đến bất ngờ mà không báo trước. Mẹ và chị Lan đã thức dậy từ sớm, mặc áo ấm cả. Đến khi Sơn tỉnh giấc, cậu được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Xong, chị em Sơn ra ngoài chơi. Những đứa trẻ nghèo sống ở xóm chợ như Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc sán lại gần, giương mắt ngắm và trầm trồ trước quần áo mới của Sơn. Bỗng nhiên, Lan nhìn thấy cô bé Hiên đứng cách đó không xa, chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Biết được sự tình, chị em Sơn động lòng thương. Sơn đã nói với chị Lan đem chiếc áo của em Duyên đến cho Hiên mặc. Đến khi về nhà, Lan và Sơn nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện. Cả hai lo lắng, sợ sệt nên đã chạy sang nhà Hiên đòi lại áo nhưng không có ai ở nhà. Đến khi Sơn và Lan về nhà đã thấy mẹ con Hiên đem áo đến trả. Mẹ Sơn biết rõ mọi chuyện, liền cho mẹ Hiên vay năm hào về may áo cho con. Khi họ ra về, mẹ Sơn nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng mà bảo: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”.

- Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) có điểm giống nhau là:

+ Văn bản đều lể lại  sự việc giản dị, đời thường

+ Văn bản có những dòng cảm xúc, những diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật. 

1.1. Khi phân tích tác phẩm văn học, trước hết, cần xác định thể loại của tác phẩm đó (truyện, thơ, kí, kịch) để vận dụng những tri thức về thể loại trong việc phân tích tác phẩm. Trong Bài 6, các em đã học cách phân tích một tác phẩm truyện; trong Bài 7 đã học cách phân tích một tác phẩm thơ; Bài 9 tập trung hướng dẫn các em cách phân tích một tác phẩm hài...
Đọc tiếp

1.1. Khi phân tích tác phẩm văn học, trước hết, cần xác định thể loại của tác phẩm đó (truyện, thơ, kí, kịch) để vận dụng những tri thức về thể loại trong việc phân tích tác phẩm. Trong Bài 6, các em đã học cách phân tích một tác phẩm truyện; trong Bài 7 đã học cách phân tích một tác phẩm thơ; Bài 9 tập trung hướng dẫn các em cách phân tích một tác phẩm hài kịch.

Đối tượng phân tích có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc một phần của tác phẩm; cần chú ý phân tích cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật; chỉ ra được tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng,...) trong việc biểu đạt nội dung (đề tài, chủ đề; ý nghĩa; tình cảm, thái độ của tác giả,...).

1.2. Để viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm hài kịch hoặc truyện cười, các em cần chú ý:

- Xác định rõ yêu cầu nghị luận (nếu là bài làm theo đề đã cho thì yêu cầu này được thể hiện ở đề bài).

- Đọc lại tác phẩm hài kịch là đối tượng phân tích.

- Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ tập trung làm sáng rõ.

- Thực hiện các bước theo quy trình viết bài văn nghị luận.

- Chú ý lựa chọn, sử dụng bằng chứng trong tác phẩm để lí giải, phân tích, đưa ra nhận xét, góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm.

- Bài viết cần tránh việc chỉ kể lại đơn thuần nội dung hay nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật một cách chung chung, thiếu thuyết phục.

0
13 tháng 9 2023

+ Phép so sánh: Như nước Đại Việt ta từ trước/ vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

+ Phép đối, câu biền ngẫu: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.

=> Tác dụng: tăng tính thuyết phục cho lí lẽ, dẫn chứng, giúp thêm phần khí thế cho Đại Việt khi đặt ngang tầm với các triều đại ở Trung Quốc.

Các câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng cùng với biện pháp so sánh (Triệu, Đinh, Lí, Trần - Hán, Đường, Tống, Nguyên)

=>Nâng vị thế của các triều đại nước ta ngang hàng với các triều đại Trung Hoa.

13 tháng 9 2023

- Cách thuyết phục của tác giả qua bài hịch:

+ Trong phần mở đầu của bài, tác giả nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong Bắc sử với mục đích nhằm ca ngợi các trung thần nghĩa sĩ đã lưu danh sử sách, để lại tiếng thơm muôn đời, đồng thời giáo dục lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ.

+ Tác giả bày tỏ tình cảm với các tướng sĩ và phê phán nghiêm khắc những suy nghĩ, việc làm sai trái của họ với mong muốn tác động trực tiếp đến tinh thần, ý chí quyết tâm chống lại quân giặc, cần có trách nhiệm bảo vệ đất nước trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc.

+ Lời khuyên của tác giả ông đưa ra phương hướng cụ thể, đúng đắn, những việc nên và cần làm cho tướng sĩ của mình: khuyên bảo họ cần “đặt mồi lửa” – biết lo xa, cần đề cao tinh thần cảnh giác và huấn luyện quân sĩ, tăng cường tập luyện võ nghệ, học tập binh thư yếu lược.

13 tháng 9 2023

- Cách thuyết phục của tác giả qua bài hịch:

+ Trong phần mở đầu của bài, tác giả nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong Bắc sử với mục đích nhằm ca ngợi các trung thần nghĩa sĩ đã lưu danh sử sách, để lại tiếng thơm muôn đời, đồng thời giáo dục lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ.

+ Tác giả bày tỏ tình cảm với các tướng sĩ và phê phán nghiêm khắc những suy nghĩ, việc làm sai trái của họ với mong muốn tác động trực tiếp đến tinh thần, ý chí quyết tâm chống lại quân giặc, cần có trách nhiệm bảo vệ đất nước trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc.

+ Lời khuyên của tác giả ông đưa ra phương hướng cụ thể, đúng đắn, những việc nên và cần làm cho tướng sĩ của mình: khuyên bảo họ cần “đặt mồi lửa” – biết lo xa, cần đề cao tinh thần cảnh giác và huấn luyện quân sĩ, tăng cường tập luyện võ nghệ, học tập binh thư yếu lược.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Cách trình bày kịch bản khác xa so với cách trình bày truyện ngắn, kí hoặc thơ. Bởi trong văn bản hài kịch chủ yếu là lời đối thoại giữa các nhân vật với nhau, đan xen vào đó là một số câu văn miêu tả hành động mà các nhân vật sẽ làm. Ngôn ngữ trong văn bản hài kịch cũng thường là ngôn ngữ hài hước, gây cười. 

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Tác giả nêu bằng chứng bằng cách trích các câu thơ, chi tiết và hình ảnh đặc sắc từ ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Đồng thời cũng sử dụng thơ văn của các tác giả khác viết về mùa thu để có sự đối chiếu, so sánh.

Cách phân tích bằng chứng dựa trên hiểu biết về mùa thu và cách lý giải logic giúp cho người đọc hiểu sâu hơn về ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Vừa thấy được điểm chung của chùm thơ thu, vừa ấn tượng với nét đặc sắc của từng tác phẩm.

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Tác giả đã sử dụng những cách nêu bằng chứng là: từ cây tre Việt Nam, hình ảnh ao cá, cảnh ai chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, và những ngôn từ gần gũi mộc mạc về làng quê Việt Nam

Tác giả phân tích giúp người đọc dễ hiểu và cảm nhận trọn về bức tranh thiên nhiên mùa thu của quê hương đất nước Việt Nam đồng thời gắn liền với thế sự và hình ảnh thân quen của nước nhà như cây tre, áo cá,....

16 tháng 3 2020

- Tiếng chim tu hú:

+ Nếu như tiếng chim tu hú ở những câu thơ đầu là tiếng gọi náo nức của bức tranh mùa hè thì tiếng chim tu hú ở cuối tác phẩm như một niềm ám ảnh, gợi niềm nhức nhối, bực bội đến đau khổ.

+ Nhưng hai âm thanh ấy, tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ đều vang lên từ thế giới của tự do, của cuộc sống.