Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chúc mừng các bạn !
1. Minh Thu
- 2. Nguyễn Xuân Yến Nhi và 3. Học 24h
4. Nguyễn Thanh Huyền và 5. Phạm Bình Minh
6. Thảo Nguyễn Karry và 7. Trịnh Ngọc Hân
nha
Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
1. Mở bài: Giới thiệu nhà văn Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.
2. Thân bài: Phân tích nhân vật A Phủ cần có những ý chính sau.
Nửa đầu của truyện Vợ chồng A Phủ kể về quãng đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, trong nhà thống lí Pá Tra. Ở phần này, A Phủ là nhân vật phụ, nhưng có tác dụng làm nổi bật hình tượng nhân vật chính là Mị và khắc họa rõ hơn chủ đề tác phẩm. A Phủ là nhân vật được miêu tả sóng đôi với Mị, góp thêm một thân phận người lao động nghèo vào bức tranh hiện thực của tác phẩm.
- A Phủ mồ côi cả cha lẫn mẹ vì nhà bị chết dịch. Có người bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái. Tuy mới mười bốn, nhưng A Phủ gan bướng, trốn thoát lên núi, rồi lưu lạc đến Hồng Ngài.
- Lớn lên giữa núi rừng, A Phủ thành một chàng trai khỏe mạnh "chạy nhanh như ngựa", lao động giỏi, lại"săn bò tót rất thạo". Vì thế, A Phủ trở thành niềm mơ ước của bao cô gái. Họ bảo nhau: "Đứa nào được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà".
- Tuy vậy, A Phủ suốt đời làm thuê làm mướn, nghèo đến nỗi không thể nào lấy được vợ và cũng không có nổi cả cái vòng bạc để đi chơi ngày Tết như bao chàng trai Hmông khác.
- Chính hoàn cảnh khắc nghiệt này đã góp phần tạo nên ở A Phủ tính cách gan góc, táo bạo và một sức sống mạnh mẽ. Hình ảnh A Phủ khiến người đọc nhớ tới những nhân vật chàng Mồ Côi, chàng Khó tràn đầy sức lực, lao động giỏi và giàu nghĩa khí trong văn học dân gian.
- A Phủ dám đối mặt với bọn con quan một cách thật hùng dũng và đầy tự tin. Anh sẵn sàng trừng trị kẻ đã phá cuộc vui của bạn bè mình.
- Cũng vì thế, A Phủ bị trói mang đến nhà Phá Tra để xử kiện. Cuộc xử kiện quái lạ này thực chất chỉ là một cuộc tra tấn dã man để cuối cùng A Phủ vô cớ phải trở thành người nô lệ gạt nợ cho nhà thống lí. Bằng ngòi bút miêu tả phong tục bậc thầy, Tô Hoài đã làm hiện rõ trước mắt người đọc một cuộc xử kiện sống động và giàu sức tố cáo, từ đó vạch trần cách áp bức dã man, trắn trợn kiểu trung cổ của bọn thống trị miền núi. Qua "làn khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn ra các lỗ cửa sổ", cứ hút trong một đợt thuốc phiện Pá Tra lại ra lệnh, trai àng lại từng đợt, từng đợt thay nhau lạy tên thống lí lia lịa rồi xông vào đánh A Phủ. Còn người thanh niên khốn khổ này chỉ biết im lặng chịu đòn "suốt chiều, suốt đêm". Như vậy, tuy là một chàng trai tự do của núi rừng, A Phủ vẫn không thoát khỏi nanh vuốt của bọn chúa đất. Từ đây, anh bỗng vĩnh viễn trở thành con trâu, con ngựa, như một nô lệ cho nhà Pá Tra. Hơn nữa, cho đến cả đời con, đời cháu, bao giờ trả hết nợ mới thôi. Và nếu không gặp Mị, chắc chắn A Phủ đã phải chết một cách thê thảm tại nhà thống lí.
- Tinh thần phản kháng là cơ sở để sau này, khi gặp A Châu – người cán bộ của Đảng, A Phủ nhanh chóng giác ngộ cách mạng, tham gia du kích, tích cực đấu tranh để giải phóng mình và giải phóng quê hương.
3. Kết bài
Câu chuyện về A Phủ - người nô lệ gạt nợ đã bổ sung cho câu chuyện của Mị - người con dâu gạt nợ, để hoàn thiện bản án về tội ác của bọn chúa đất đối với những người lao động lương thiện ở miền núi trước Cách mạng, đồng thời cũng cho thấy sức sống mãnh liệt của họ.
Các câu truyện :
a) Tự bóc vỏ :
Hồi bé , mình con gái mà nghịch như quỷ sứ, nhưng một mặt lại rất tình cảm và ủy mị. Con gà mái mơ của mẹ lúc ấy đang ấp ổ trứng gần hai chục quả, mình hồi hộp vô cùng. Từng chú gà con ướt át dùng cái mỏ non làm rạn vỏ trứng, rồi đục thủng dần, gắng sức dùng đôi chân yếu ớt đạp vỡ vỏ, cuối cùng thì vỏ trứng vỡ toác ra , và chú gà lẩy bẩy đứng lên chào cuộc đời. Nhưng mà còn một quả trứng gà cuối cùng, chú gà út, rõ ràng nó đã làm nứt vỏ trứng và đục thủng vỏ, nhưng không làm sao đạp vỡ toác vỏ trứng ra được. Những chú gà anh chị của nó lông đã khô, chui ra khỏi bụng mẹ, nhô lên khỏi ổ rơm, còn gà mẹ thì vừa cục cục, vừa thỉnh thoảng dúi mỏ xoay trở quả trứng cuối cùng đầy vẻ sốt ruột. Mình bỗng lo lắng, có lẽ con gà út đó yếu quá, nên không thể tự đạp vỡ vỏ trứng mà chui ra được. Mình thấy cái mỏ bé xíu của nó thò ra ở lỗ vỏ trứng, khe khẽ cựa, rồi lại im tít. Nhỡ nó chết ngạt thì sao! Thế là mình bèn khe khẽ nâng quả trứng lên, mặc cho gà mẹ cục tác cáu bẳn, mình bóc vỏ trứng giúp chú gà con thoát ra dễ dàng. Mình bóc cả lớp màng bao quanh chú gà, nhưng bóc đến gần phía chân gà, thì một việc không ngờ xảy ra làm mình hoảng sợ, cái màng cứ dính chặt vào bụng chú gà con, không làm sao gỡ ra nổi, và chú gà con thì ngoẹo đầu xuống. Mình vội vàng nâng chú gà út đặt lại dưới bụng mẹ gà lấy hơi ấm. Nhưng cảm giác bất an cứ hành hạ mình, cuối cùng, khi mình ngồi cạnh ổ gà chờ đợi tới tê chân, thì gà mẹ không kiên nhẫn nữa, đứng lên gọi lũ gà con và nhảy ra khỏi ổ: Mình thấy chú gà út đã chết trong ổ rơm! Nôi ân hận ấy giày vò mình mãi sau này. Lòng tốt đặt không đúng chỗ. Lòng tốt đặt không đúng chỗ, sự giúp đỡ nhiệt tình ngây dại của mình đã hại chết chú gà con. Phải để chú gà tự mổ vỡ cái vỏ, chui ra. Một câu chuyện khác cũng vô cùng hấp dẫn mình, đó là câu chuyện kể về một bà mẹ, tên là Nga, mà trong con mắt của bao người thông thường, là một bà mẹ cực dã man. Người mẹ dã man ấy lập nghiệp bằng một cơ sở may, chị phải tính toán tiết kiệm từng đường khâu, từng sợi chỉ mũi kim, nên trong việc kinh doanh, sự chi li tính toán từng đồng xu là kim chỉ nam của chị. Sau này, chị mở rộng nhà máy may ở cả ba tỉnh lớn Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, trở thành nữ Anh Hùng lao Động. Thời nhà đất sốt lên, chị mở thêm ngạch bất động sản, đầu tư xây ba tòa chung cư cao cấp, mỗi tòa 26 tầng, ai nhìn qua cũng bảo, giàu nứt đố đổ vách thế này thì con cháu nhà chị mấy đời ăn không hết. Nhưng những người biết chị Nga kỹ hơn thì bảo, tiền nhiều như vậy, nhưng nữ anh hùng lao động này đối với con cái rất chi là….dã man! Dã man thế nào? Chị Nga không vì có điều kiện kinh tế quá tốt mà chiều con hết mức như những ông bố, bà mẹ đại gia. Con trai vào đại học, chị tuyên bố, mẹ sẽ chu cấp cho con hết năm đầu tiên, đến năm thứ hai trở đi, con phải tự làm thêm lấy tiền lo học phí và các chi dùng cá nhân của con. Trong trường hợp con đã cố gắng mà chưa kiếm được tiền ngay, mẹ vẫn chi trả các khoản đó hộ con, nhưng mẹ ghi sổ nợ, sau này kiêm được tiền con phải hoàn trả mẹ! Rất ít các ông bố, bà mẹ Việt Nam là được như chị Nga. Hiếm có người lại ra được chính sách ngặt nghèo về tài chính như vậy với con ruột mình, trong khi mình kiếm được cả kho tiền. Kết quả là hai con của vị nữ Anh hùng kia đã sớm tự lập,tự lo cho mình sự nghiệp riêng mà không dựa chút nào vào thế lực của mẹ. Cái được lớn nhất họ kế thừa ở mẹ là nghị lực để thực hiện đến cùng mơ ước của mình, là cá tính mạnh mẽ , dám tự quyết, tự chịu trách nhiệm đời mình, khai thác tối đa năng lực của chính mình, không dựa dẫm người thân làm thui chột những năng lực tiềm ẩn của mình. Như vậy, để con tự bóc vỏ chính mình, con sẽ hứng thú tìm ra năng lực của con, đủ sức mạnh để chinh phục mọi khó khăn trên mỗi bước đường con đi, vươn đến thành công cao nhất của đời con. b) Cái kén bướm :Một cậu bé tìm thấy cái kén bướm. Một hôm cậu thấy cái kén hé lỗ nhỏ. Cậu ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi cậu bé thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa?! Vì thế, cậu quyết định giúp chú bướm nhỏ. Cậu lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm.
Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn cậu bé cứ ngồi quan sát cái kén với hy vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh xòe rộng hơn đủ để nâng đỡ thân hình
Nhưng chẳng có gì thay đổi! Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà cậu bé không thể hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể của bướm, giúp chú có thể bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, dễ dàng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mỗi người đều có. Và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
c) Ổ khóa vè chìa khóa - Cái nào quan trọng hơn ? Một đêm nọ, ổ khóa đánh thức chìa khóa dậy rồi trách móc: “Ngày nào tôi cũng vất vả giữ nhà cho chủ nhân, thế mà chủ nhân lại thích anh, lúc nào cũng mang theo anh bên mình, thật ghen tỵ với anh quá!” Còn chìa khóa cũng không phục: “Ngày nào anh cũng ở nhà, chơi bời thoải mái, thật là nhàn hạ chứ không như tôi cứ lặn lội gió mưa vô cùng cực khổ, tôi càng ghen tỵ với anh hơn đấy!” Có một lần, chìa khóa cũng muốn được hưởng thụ cảm giác nhàn hạ của ổ khóa nên tự mình giấu mình đi. Sau khi chủ nhân về không tìm thấy chìa khóa nên tức giận đập ổ khóa rồi vứt nó vào thùng rác. Sau khi vào phòng, chủ nhân lại tìm thấy chìa, ông ta lại tức giận nói rằng: “Ổ khóa vứt rồi giờ giữ lại nhà ngươi còn có ích gì nữa”. Nói xong, chủ nhân liền vứt chìa vào thùng rác. Trong thùng rác, ổ khóa và chìa khóa gặp lại nhau, cả hai cùng than thở: “Hôm nay cả hai chúng ta đều rơi vào hoàn cảnh như thế này là vì chúng ta đều không nhận ra giá trị cũng như công sức của đối phương mà lại đứng núi này trông núi nọ, lúc nào cũng tính toán chi li, đố kỵ lẫn nhau, nghi ngờ lẫn nhau”.DÀN Ý CHI TIẾT VỀ CÂU CHUYỆN "CÁI KÉN BƯỚM" :
I. Mở bài:
+ Tóm tắt câu chuyện.
+ Rút ra bài học muốn gửi gắm:
- Khó khăn thử thách là điều cần có trong cuộc sống, nó giúp ta trưởng thành hơn để có thể tiến đến thành công. Không nên dựa dẫm vào người khác quá nhiều mà phải biết tự vượt qua khó khăn của mình.
- Phải biết giúp đỡ người khác nhưng cần giúp đỡ đúng lúc, đúng chỗ nếu không sẽ gây ra hậu quả.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
Thông qua sự việc cậu bé và cái kén bướm, ta rút ra được một quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội:
- Khó khăn thử thách là cơ hội, giá đỡ để con người tồn tại trưởng thành và để đạt được thành công.
- Sự giúp đỡ là đáng quý, nhưng giúp đỡ không đúng nơi đúng lúc sẽ làm phản tác dụng và gây hại cho người được giúp.
2. Khẳng định vấn đề:
Luận điểm 1:
- Khó khăn thử thách là cơ hội để ta có kinh nghiệm, có kỹ năng để có thể vượt qua được những chông gai sau này.
- Trước khó khăn thử thách, phải bình tĩnh và cố gắng vượt qua, không nên vội bỏ cuộc, chỉ có như thế mới mong đạt được những điều mình mong muốn.
- Cho dù trước mắt có nhiều khó khăn, có trắc trở và gần như không thể vượt qua, ta cũng phải chấp nhận và vượt qua.
- Nếu không vượt qua được những khó khăn trước mắt, ta sẽ không thể trưởng thành và sẽ không bao giờ thành công mà sẽ như chú bướm nhỏ.
Luận điểm 2:
- Trong cuộc sống, sự giúp đỡ luôn đáng quý và cần thiết.
- Nhưng giúp đỡ không đúng lúc sẽ làm cho người được nhận sự giúp đỡ:
+ mất đi cơ hội để rèn luyện, trưởng thành.
+ thiếu đi kỹ năng sống
+ không tự mình làm chủ được cuộc sống, khó đạt được thành công sau này.
+ Hậu quả: khiến người được giúp:
- sống dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác
- yếu đuối, không có nghị lực để vươn lên.
3. Ý nghĩa:
- Sự nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn sẽ giúp ta nhiều điều, sẽ cho ta thêm sức mạnh, kinh nghiệm và cơ hội đạt đến thành công.
- Chúng ta không được bỏ cuộc, phải luôn vươn lên vì ước mơ của mình.
- Nếu có được sự trợ giúp thì ta phải trân trọng và càng thêm nỗ lực chứ không được ỷ lại hay dựa dẫm.
- Cần cân nhắc thật kỹ trước khi giúp người khác để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc và day dứt về sau – như cậu bé sẽ mãi ân hận vì đã làm cho bướm nhỏ không bay được.
4. Biểu hiện:
- Trong cuộc sống có rất nhiều người tự nỗ lực vượt qua khó khăn để cuối cùng dẫn đến thành công như: Bác Hồ (bằng ý chí của mình đã đi đến cái đích mà Người mong muốn – độc lập tự do cho dân tộc),những học sinh nghèo vượt khó, vừa phụ giúp gia đình vừa đi học mà cuối cùng đậu vào các đại học danh tiếng với số điểm rất cao.
- Họ đều được giúp sức từ xã hội, gia đình nhưng không vì thế mà họ dựa dẫm, trái lại họ còn cố gắng thêm rất nhiều và cuối cùng đạt được thành công.
- Về phần người giúp đỡ, có những người giúp đỡ thật lòng chứ không vì danh lợi nên họ biết cách giúp đỡ trọn vẹn và lâu dài, cho “cần câu” chứ không cho “cá”, như những chương trình truyền hình thực tế “vượt lên chính mình, ngôi nhà mơ ước, câu chuyện ước mơ” luôn trân trọng những con người luôn cố gắng và không bao giờ từ bỏ ước mơ.
- Trái lại, cũng có một số người như cậu bé trong câu chuyện, vì không toàn tâm chú ý mà hấp tấp vội vàng, nên giúp đỡ một cách không suy nghĩ, hời hợt khiến cho người được giúp ỷ lại. Đó là những bậc cha mẹ quá nuông chiều con, khiến cho con trẻ không có ý thức tự lập mà luôn dựa dẫm, thậm chí vô cảm trước mọi việc.
5. Phê phán và giải quyết:
- Phê phán những ai thiếu niềm tin, không có ý chí nghị lực.
- Cần nêu gương những con người có ý chí, nghị lực luôn cố gắng vượt qua khó khăn để tiến đến thành công.
- Giúp đỡ những ai chưa có ý chí nghị lực một cách hợp lý để họ hiểu được cần phải có sự tự nỗ lực của bản thân mình thì mới thành công.
- Phê phán những người có lòng tốt nhưng hời hợt, gây ra những hậu quả đáng tiếc và cần tuyên truyền rộng rãi việc tương trợ lẫn nhau một cách đúng đắn trong cộng đồng.
6. Bài học nhận thức và hành động:
- Mỗi người trong chúng ta phải lấy chú bướm làm bài học cho mình, không bao giờ được từ bỏ niềm tin và ý chí, nếu không sẽ chẳng bao giờ đạt được điều mình mong muốn, sẽ như chú bướm mãi không bao giờ cất cánh lên được.
- Không nên hời hợt như cậu bé trong chuyện, sự giúp đỡ là quý nhưng không nên giúp đỡ thái quá mà phải suy nghĩ chín chắn trước khi hành động.
III. Kết bài:
- Mỗi người trong chúng ta đều có sức mạnh của riêng mình để vượt qua khó khăn, khó khăn như đã trở thành điều tất yếu của cuộc sống mà không ai có thể tránh khỏi.
- Không được từ bỏ ước mơ vì những khó khăn áp lực trước mắt, vượt qua tất cả ta sẽ thành công.
- Không nên có thói quen nương nhờ, dựa dẫm, ta sẽ trở nên yếu đuối mà không thể làm chủ được cuộc đời cho riêng mình.
- Giúp đỡ người khác là điều tốt nhưng không nên giúp đỡ hời hợt sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật Mỵ, đặc biệt nhấn mạnh nghệ thuật miêu tả tâm lý của Tô Hoài => Đi vào phân tích tâm lý của Mỵ trong đêm cởi trói cho A Phủ.
2. Giới thiệu về A Phủ và sự việc A Phủ bị trói.
- A Phủ là một người nông dân nghèo, vì tội đánh con quan nên bị bắt về làm nô lệ nhà thống lý.
- A Phủ chăn bò và để hổ ăn thịt mất một con bò nên bị thống lý bắt trói đứng vào cột mấy ngày liền.
3. Giới thiệu nỗi cô đơn, tủi nhục của Mỵ:
- Cô đơn: Làm bạn với ngọn lửa.
- Tủi nhục: Nhiều lần bị A Sử đánh khi ngồi sưởi ấm.
- A Phủ bị trói gần nơi bếp lửa của Mỵ.
4. Tâm trạng ban đầu của Mỵ trước việc A Phủ bị trói
- Mỵ vẫn thản nhiên . Dẫu A Phủ là cái xác chất đứng đấy cũng thế thôi -> Có lẽ vì cảnh trói người ở nhà thống lý diễn ra thường xuyên. Mỵ không buồn bận tâm.
5. Tâm trạng khi nhìn thấy một dòng nước mắt bò xuống má A Phủ:
- Mỵ nhớ lại quá khứ, việc mình cũng bị trói => Đồng cảnh => đồng cảm sâu sắc.
- Mỵ nghĩ nhiều đến cái chết:
+ Có một người đàn bà từng bị trói đến chết.
+ Người kia nay mai phải chết.
+ Ta là thân đàn bà ... đợi ngày rũ xương ở đây thôi.
+ Biết đâu A Phủ trốn thoát, Mỵ bị trói thay đến chết
=> Cái chết trở thành nỗi ám ảnh và vì thế Mỵ rơi vào trạng thái sợ hãi.
6. Đằng nào Mỵ cũng chết và lập tức sau đó Mỵ lựa chọn cái chết có nghĩa, chết vì tình thương ( chứ không phải chết vì con ma nhà thống lý, càng không phải chết oan, chết bị trói thay). Điều này khiến Mỵ quyết định cởi trói cho A Phủ.
7. Hành động cởi trói:
- Mỵ lấy dao cắt lúa cắt nút dây mây.
=> Tình thương chiến thắng nỗi sợ hãi.
=> Hành động này mang ý nghĩa là sự giải thoát cho đồng loại
8. Hành động chạy theo A Phủ:
=> Mang ý nghĩa là sự tự giải thoát, thể hiện khát vọng sống mạnh mẽ của Mỵ.
9. Đánh giá chung:
- Thông qua diễn biến tâm lý và hành động của Mỵ trong đêm cởi trói cho A Phủ tác giả phát hiện ra sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của Mỵ.Điều này góp phần thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của tác phẩm.
+ Lên án chính sách cai trị đọc ác, dã man của bọ địa chủ vùng rừng núi Tây Bắc.
+ Cảm thông và chia sẽ trước đời sống tủi nhục của người nô lệ.
+ Đề cao những phẩm chất và khát vọng của người nông dân - nô lệ và vạch ra con đường đấu tranh tự giải phóng đến với cách mạng của họ.
Đề nghị bạn không nên đăng những thông tin không liên quan đến việc học tập lên diễn đàn!
hàng 6 thứ 18
hàng 14 thứ 29